Câu 1. Khí áp là gì?
A. là sự chuyển động của không khí
B. là sức ép của trọng lượng không khí lên bề mặt Trái Đất
C. là sự chuyển động của hơi nước
D. sức ép của nhiệt độ không khí lên bề mặt Trái Đất.
Câu 2. Vào mùa đông càng xa biển, sâu trong lục địa, nhiệt độ không khí sẽ như thế nào?
A. càng lạnh
B. ấm áp hơn
C. càng nóng
D. không thay đổi
Câu 3. Trong tầng đối lưu, càng lên cao thì nhiệt độ không khí.......
A. càng cao
B. không thay đổi
C. càng giảm
D. càng tăng
Câu 4. Lớp vỏ không khí gồm có mấy tầng?
A. 2 tầng
B. 3 tầng
C. 4 tầng
D. 5 tầng
Câu 5. Đơn vị đo khí áp là gì?
A. cm
B. mmHg
C. 0C
D. mm.
Câu 6. Khí áp chuẩn trung bình, ở ngang mặt biển bằng trọng lượng của cột thủy ngân có tiết diện 1cm2 cao bao nhiêu?
A. 760 mm.
B. 600 mm.
C. 670 mm.
D. 700 mm.
Câu 7: Không khí luôn luôn chuyển động từ?
A. Nơi áp thấp về nơi áp cao
B. Biển vào đất liền
C. Nơi áp cao về nơi áp thấp
D. Đất liền ra biển
Câu 8: Gió Tín Phong còn được gọi là gió gì?
A. Gió núi - thung lũng
B. Gió Phơn
C. Gió Mậu Dịch
D. Gió Đông cực
Câu 9: Đai áp thấp "T" nằm ở vĩ độ bao nhiêu?
A. 00, 600B
B. 00, 300B,900N
C. 00, 600B, 600N
D. 300B, 900N
Câu 10: Ở hai bên xích đạo, gió thổi một chiều quanh năm từ vĩ độ 300 Bắc và Nam về xích đạo là gió?
A. Gió Tây ôn đới.
B. Gió Tín Phong.
C. Gió mùa đông Bắc.
D. Gió mùa đông Nam.
Câu 11: Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào:
A. 12 giờ trưa
B. 13 giờ trưa
C. 11 giờ trưa
D. 14 giờ trưa
Câu 12: Khi đo nhiệt độ không khí người ta phải đặt nhiệt kế:
A. Ngoài trời nắng, cách mặt đất 3m
B. Nơi mát, cách mặt đất 1m
C. Ngoài trời, sát mặt đất
D. Trong bóng râm, cách mặt đất 2m.
Câu 13: Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 3 lần trong ngày vào các thời điểm:
A. 9 giờ, 16 giờ, 24 giờ
B. 6 giờ, 14 giờ, 22 giờ
C. 5 giờ, 13 giờ, 21 giờ
D. 7 giờ, 15 giờ, 23 giờ
Câu 14: Tại sao có sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước?
A. Do trên mặt đất có động thực vật sinh sống.
B. Do lượng nhiệt chiếu xuống đất và nước khác nhau.
C. Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.
D. Do nước có nhiều thủy hảo sản cần nhiều không khí để hô hấp.
Câu 15: Điều nào không đúng khi nói về sự thay đổi của nhiệt độ?
A. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
B. Nhiệt độ không khí thay đổi theo màu đất.
C. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.
D. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.
Câu 16: Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 mét vì:
A. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
B. Không ảnh hưởng đến sức khỏe và hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
C. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
D. Bảo quản nhiệt kế để sử dụng lâu hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe người đo.
Câu 17: Thời tiết là hiện tượng khí tượng?
A. Xảy ra trong một thời gian dài ở một nơi.
B. Xảy ra trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.
C. Xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi.
D. Là hiện tượng không xảy ra trên Trái Đất.
Câu 18: Giả sử có một ngày ở thành phố Hà Nội, người ta đo đưực nhiệt độ lúc 5 giờ được 220C, lúc 13 giờ được 260C và lúc 21 giờ được 240C. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?
A. 220C. B. 230C. C. 240C. D. 250C.
Câu 19: Dựa vào những kiến thức đã biết, hãy tính sự chênh lệch về độ cao giữa hai điểm trên?
Vậy, sự chênh lệch về độ cao giữa hai điểm trên là:
A. 1000m B. 2000m C. 10000m D. 20000m
Câu 20: Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là?
A. Khí Cacbonic
B. Khí Nitơ
C. Hơi nước
D. Ôxi
Là do hiệu ứng criolis đó bạn
Cô địa lý nhà mình bảo thế, vì thế nên gió và vật không bao giờ chuyển động thẳng khi ở cả 2 bán cầu
Trái Đất quay quanh trục của mình, vì thế mà các vật chuyển động trên Trái Đất đều chịu hiệu ứng Coriolis.
Ở phía bắc bán cầu, các vật chuyển động có xu hướng vòng sang phải, còn ở nam bán cầu thì vòng trái (nhìn theo chiều chuyển động của vật). Đối với các vật chuyển động dọc theo đường vĩ tuyến (ở Bắc cũng như Nam Bán Cầu) thì hiệu ứng Coriolis không làm lệch hướng chuyển động mà chỉ làm cho vật nặng hơn lên (khi chuyển động về phương Tây), hoặc nhẹ bớt đi (khi chuyển động về phương Đông). Còn đối với các vật rơi tự do thì chúng đều có điểm rơi lệch về phía Đông so với điểm rọi thẳng đứng của nó (bỏ qua ảnh hưởng của gió).
Hiệu ứng Coriolis đối với các dòng gió thổi trên bề mặt Trái Đất, mô phỏng cho trường hợp lý tưởng là các dòng gió không ma sát với nhau.
Hiệu ứng này khó cảm nhận được, do chuyển động quay của Trái Đất rất chậm. Nó chỉ xuất hiện trong các quá trình kéo dài, hoặc tác động vào những vật chuyển động nhanh, hay các vật "tự do" tức là tổng các lực tác động lên nó là nhỏ cỡ độ lớn của lực Coriolis. Sau đây là ví dụ về ảnh hưởng của hiệu ứng Coriolis:
Trên Bắc Bán Cầu gió thổi có xu hướng vòng phải, còn ở Nam Bán Cầu thì vòng trái
đây là câu hỏi địa lý nha bạn ko phải toán