K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Trong những năm học gần đây, em đã được tham gia một số hoạt động về giáo dục an toàn giao thông do nhà trường tổ chức. Ví dụ như 

- Hoạt động ngoại khóa, diễn kịch về chủ đề an toàn giao thông

- Tham gia thuyết trình về an toàn giao thông

- Viêt bài dự thi về ý thức tham gia giao thông một cách an toàn

- Tham gia buổi ngoại khóa với chủ đề " Chúng em an toàn với giao thông",..

Hoạt động diễn kịch về chủ đề an toàn giao thông ấn tượng với em nhất vì chúng em được làm việc theo nhóm, để trao đổi ý kiến và em cho rằng đây là cách tuyên truyền về an toàn giao thông khiến học sinh cảm thấy hứng thú và không nhàm chán

2. 

- Nhà trường chủ động phối hợp, trực tiếp tuyên truyền nhắc nhở tại hiện trường đối với phụ huynh và học sinh trong việc chấp hành Luật giao thông đường bộ nói chung, quy định về đội mũ bảo hiểm nói riêng

- Nhà trường cần chỉ đạo xen kẽ giáo dục luật giao thông vào các tiết học môn giáo dục công dân

-  kiểm tra việc tham gia giao thông của học sinh khi tan trường.

- Giao cho giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm giáo dục luật giao thông cho học sinh vào các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ và cuối tuần, coi đây là một trong những tiêu chí để xếp loại thi đua của giáo viên và xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kỳ và cuối năm.

Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Theo số liệu thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, trong 9 tháng qua (năm 2015), cả nước đã xảy ra 16.000 vụ tai nạn giao thông, làm 6.518 người tử vong và gần 15.000 người bị thương

Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên.

 Nguyên nhân gây tai nạn giao thông chủ yếu do uống rượu, bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, không chấp hành - thậm chí chống người thi hành công vụ. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành pháp luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình. Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và mọi người, việc chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông phải trở thành ý thức, thói quen của mọi người dân. Vì vậy việc tìm hiểu pháp luật về giao thông là vô cùng cần thiết. Sau đây là một số nội dung cơ bản quan trọng trong pháp luật về giao thông theo quy định hiện hành:

 I. Quy tắc chung khi tham gia giao thông

 1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

 2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

II. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định:

 1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

 Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

 2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

 a) Đăng ký xe;

 b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

 c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

 d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

 III. Một số hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông.

 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 nghiêm cấm các hành vi sau đây:

 1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

 2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.

 3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.

4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.

 5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.

 6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.

 7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.

 8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

 Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

 9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.

 Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.

 10. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ. 

11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.

 12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

 13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

 14. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.

 15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.

 16. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.

 17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.

 18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.

 19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.

 20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

 21. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

 22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

7 tháng 11 2023

cac ban giup tui di ma ngay mai thi roi

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
4 tháng 10 2023

Câu hỏi

Trả lời

a. Việc tổng kiểm soát phương tiện giao thông diễn ra vào thời gian nào?

Từ 15/5 đến 14/6/2020

b. Trong thời gian đó, có bao nhiêu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông bị xử phạt? Con số đó nói lên điều gì?

Có 401 000 người bị xử phạt

→ Số người vi phạm luật giao thông là rất lớn

c. Các con số in đậm 401 027, 61 563 và 27 293 cho biết thông tin gì? Các cột cao thấp và các chấm tròn to nhỏ khác nhau biểu thị điều gì?

- Các con số in đậm cho biết số người vi phạm và bị xử phạt như thế nào.

- Các cột cao thấp, chấm tròn to nhỏ khác nhau cho biết mức độ vi phạm của từng phương tiện và từng lỗi phổ biến.

d. Vi phạm nào phổ biến nhất? Vi phạm đó nói lên điều gì về giao thông ở Việt Nam?

- Vi phạm phổ biến nhất là về giấy phép lái xe

- Vi phạm đó cho thấy luật giao thông Việt Nam vẫn chưa thực sự chặt chẽ ở khâu kiểm soát bằng lái xe.

e. Nhưng từ ngữ nào trong văn bản đồ họa trên được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực giao thông.

Vi phạm, xử phạt, phương tiện giao thông, lỗi, tạm giữ, tước giấy phép lái xe, tốc độ, tải trọng.

22 tháng 9 2016

An khun hầyhehe

 

21 tháng 9 2016

THAM KHẢO BÀI NÀY NHÉ EM

Kính thưa Đoàn chủ tịch

Thưa các quý vị đại biểu,các thầy giáo,cô giáo cùng toàn thể các đồng chí Đoàn viên thân mến!

Hôm nay,tôi rất vinh dự khi được đại diện cho chi Đoàn mình tham dự đại hội Đoàn trường THPT Chuyên Hà Nôi-Ams.Sau khi nghe Đoàn chủ tịch thông qua bản Báo cáo tổng kết hoạt động của nhiệm kì cũ và Phương hướng hoạt động của nhiệm kì mới,tôi hoàn toàn nhất trí với những vấn đề mà Đoàn chủ tịch đã nêu ra.Đồng thời,tôi xin được đóng góp một vài ý kiến của cá nhân mình về vấn đề an toàn giao thông trong học đường.

Thưa toàn thể đại hội!

An toàn giao thông từ lâu đã là một vấn đề bức thiết với toàn xã hội nói chung và trong học đường nói riêng.Hằng ngày,mỗi học sinh đi đến trường đều phải đi qua các đoạn đường đầy nguy hiểm với đầy rẫy các biển báo,đèn tín hiệu và các quy định khi tham gia giao thông.Nếu các học sinh đều chấp hành tốt những quy tắc ấy,thì chắc hẳn việc tham gia giao thông sẽ rất an toàn và không có gì đáng lo lắng.Nhưng nhìn vào thực tế hiện nay thì lại không như vậy.

Khi đi trên các đoạn đường đến trường THPT Chuyên Hà Nôi-Ams ta vào các giờ tới trường hay lúc tan học,ta dễ dàng bắt gặp được các bạn học sinh vi phạm luật lệ an toàn giao thông.Một số hành vi phổ biến nhất có thể kể tới như:

          +Đi xe dàn hàng hai,hàng ba.

          +Bám,kéo,đẩy xe khi tham gia giao thông.

          +Đi xe sai phần đường quy định,lạng lách đánh võng.

          +Đi xe đạp điện không đội mũ bào hiểm.

          +Đi xe máy khi chưa đủ tuổi quy định.

Và còn rất nhiều hành vi vi phạm khác nữa.Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng vi phạm luật lệ giao thông như vây?

Ta có thể kể đến một vài nguyên nhân cốt yếu nhất như sau:

          +Thứ nhất: Do ý thức của mỗi bạn học sinh khi tham gia giao thông là chưa tốt.Chưa ý thức được trách nhiệm của bản thân khi tham gia giao thông.

          +Thứ hai: Do các bạn học sinh còn chưa có hiểu biết sâu rộng về luật an toàn giao thông.

          +Thứ ba: Do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của thị xã ta cũng chưa thực sự tốt,dẫn tới việc học sinh cũng không thực sự chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.

Với những nguyên nhân như trên,tôi xin đề xuất một số phương án để khắc phục tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông như sau:

          +Giáo dục cho mỗi học sinh về trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông.

          +Phổ biến kiến thức cho học sinh về luật lệ giao thông thông qua các baì học,các cuộc thi,các buổi hoạt động ngoại khóa,v.v…

          +Tổ chức các buổi ra quân,mít tinh truyên tuyền về an toàn giao thông trong thị xã.

          +Thành lập các tổ ATGT để quản lý giao thông tại trường vào mỗi giờ tan học.

          +Xử lý nghiêm các học sinh cố ý vi phạm an toàn giao thông.

          Trên đây là những ý kiến của cá nhân tôi về vấn đề an toàn giao thông trong trường ta.Chắc hẳn bản tham luận sẽ còn nhiều thiếu xót,mong đại hội sẽ góp ý bổ xung để bản tham luận được hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe và xin chúc Đại hội trường THPT Chuyên Hà Nôi-Ams nhiệm kì 2016-2017 thành công tốt đẹp.

          Xin chân thành cảm ơn!

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
4 tháng 10 2023

Bản đồ họa cho em biết được khái quát của tình hình tham gia giao thông ở Việt Nam với nhiều trường hợp vi phạm chỉ trong vòng một tháng. Điều này cho thấy ý thức chấp hành luật an toàn giao thông của người dân chưa tốt, vẫn thường vi phạm và dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Bản đồ họa này đã nhắc nhở em phải biết tuân thủ, chấp hành luật an toàn giao thông. Nhận thức đúng về luật giao thông và không mắc phải một trong các lỗi nêu trên. Hãy trở thành một tấm gương tốt trong việc chấp hành luật an toàn giao thông.

9 tháng 3 2020

một số biện pháp hoạt động của nhà trường nhằm tăng cường giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho học sinh trường mình:

- lồng ghép ý nghĩa về ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ vào các buổi ngoại khóa,chào cờ, các buổi biểu diễn văn nghệ,...

- tổ chức văn nghệ,chương trình hay trò chơi trong Ngày Thế giới Tưởng niệm Nạn nhân Giao thông đường bộ. 

- tuyên truyền với học sinh về giao thông về giao thông đường bộ bộ những tác hại của việc không chấp hành luật giao thông.

- phạt nặng với những học sinh không chấp hành luật giao thông với của nhà trường

CHÚC BẠN HỌC TỐT

Một số biện pháp hoạt động của nhà trường nhằm tăng cường giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho học sinh trường là :

- Nhà trường chủ động phối hợp, trực tiếp tuyên truyền nhắc nhở tại hiện trường đối với phụ huynh và học sinh trong việc chấp hành Luật giao thông đường bộ nói chung, quy định về đội mũ bảo hiểm nói riêng

- Nhà trường cần chỉ đạo xen kẽ giáo dục luật giao thông vào các tiết học môn giáo dục công dân

- kiểm tra việc tham gia giao thông của học sinh khi tan trường.

- Giao cho giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm giáo dục luật giao thông cho học sinh vào các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ và cuối tuần, coi đây là một trong những tiêu chí để xếp loại thi đua của giáo viên và xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kỳ và cuối năm.