Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối, chính sách, vốn, thị trường... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một quốc gia (hoặc lãnh thổ) nhất định.
- Ví dụ: Nguồn lực của Việt Nam là vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (khí hậu, nguồn nước, đất đai,…), kinh tế - xã hội (dân cư, nguồn vốn, chính sách,…),…
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2 (Sự cần thiết của phát triển bền vững) và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Phải phát triển bền vững nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại và không ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ tương lai trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, cụ thể là:
- Về kinh tế:
+ Các hoạt động kinh tế tạo ra khí thải, rác thải, nước thải vào môi trường làm ô nhiễm không khí, nước, đất,...
+ Nếu phát triển kinh tế chỉ chú trọng tăng trưởng GDP, không gắn với bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên sẽ ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sản xuất.
=> Phát triển bền vững nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên; tạo điều kiện duy trì tăng trưởng kinh tế cho thế hệ tương lai.
- Về xã hội:
+ Mỗi quốc gia, khu vực hay giữa các nền kinh tế luôn tồn tại khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng trong thu nhập, bùng nổ dân số => thất nghiệp, tệ nạn xã hội, khả năng tiếp cận các điều kiện sống khó khăn.
+ Để xã hội phát triển bền vững, cần đẩy mạnh công tác giảm nghèo bằng cách tạo việc làm ổn định, thực tốt chính sách an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số, phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế.
- Về môi trường:
+ Tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy giảm, môi trường bị ô nhiễm, nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, biến đổi khí hậu,…
+ Phát triển kinh tế cần áp dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật để giảm các tác động xấu đến môi trường và tài nguyên, đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh.
Phải phát triển bền vững nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại và không ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ tương lai trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, cụ thể là:
- Về kinh tế:
+ Các hoạt động kinh tế tạo ra khí thải, rác thải, nước thải vào môi trường làm ô nhiễm không khí, nước, đất,...
+ Nếu phát triển kinh tế chỉ chú trọng tăng trưởng GDP, không gắn với bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên sẽ ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sản xuất.
=> Phát triển bền vững nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên; tạo điều kiện duy trì tăng trưởng kinh tế cho thế hệ tương lai.
- Về xã hội:
+ Mỗi quốc gia, khu vực hay giữa các nền kinh tế luôn tồn tại khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng trong thu nhập, bùng nổ dân số => thất nghiệp, tệ nạn xã hội, khả năng tiếp cận các điều kiện sống khó khăn.
+ Để xã hội phát triển bền vững, cần đẩy mạnh công tác giảm nghèo bằng cách tạo việc làm ổn định, thực tốt chính sách an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số, phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế.
- Về môi trường:
+ Tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy giảm, môi trường bị ô nhiễm, nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, biến đổi khí hậu,…
+ Phát triển kinh tế cần áp dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật để giảm các tác động xấu đến môi trường và tài nguyên, đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh.
Cơ cấu kinh tế là tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành tổng thể nền kinh tế.
Đô thị hóa là quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến lối sống thành thị.
Tình hình phát triển và phân bố ngành nội thương và ngoại thương
| Nội thương | Ngoại thương |
Tình hình phát triển | - Hoạt động nội thương ở các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển mạnh, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường ngày càng phong phú và đa dạng. - Hoạt động nội thương có sự khác nhau giữa các nước phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và hoàn cảnh xã hội. - Hoạt động nội thương diễn ra sôi động ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển với nhiều loại hàng hoá và dịch vụ. - Ở các quốc gia kém phát triển hoặc bất ổn chính trị hoạt động nội thương bị hạn chế. | - Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy hoạt động giao thương trên thế giới không ngừng tăng lên. - Hiện nay trên thế giới có nhiều tổ chức và liên kết thương mại đã ra đời góp phần đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá kinh tế và phát triển thương mại trên thế giới. - Một số mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu trên thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ôtô, lương thực và dược phẩm. |
Phân bố | - Việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, cửa hàng tạp hoá, siêu thị, trung tâm thương mại. - Hệ thống bán buôn, bán lẻ phát triển nhanh trên toàn thế giới, nhiều tập đoàn thương mại và siêu thị lớn đã có mặt ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. - Xã hội văn minh, hiện đại, con người có xu hướng mua sắm hàng hoá ở các siêu thị, trung tâm thương mại và mua bán online. | - Các khu vực có đóng góp lớn vào hoạt động thương mại thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á. - Các quốc gia đứng đầu thế giới về hoạt động thương mại toàn cầu là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Hàn Quốc,... |
Để đảm bảo yêu cầu của sự phát triển bền vững, con người cần:
- Nghiên cứu toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.
- Từ đó, dự báo những thay đổi của các thành phần tự nhiên trong lãnh thổ => đề xuất những giải pháp khai thác và sử dụng hợp lí tự nhiên.
Các nguồn lực phát triển kinh tế rất đa dạng, mỗi loại nguồn lực đóng vai trò nhất định đối với sự phát triển kinh tế.
| Dựa vào nguồn gốc | Dựa vào phạm vi lãnh thổ |
Phân loại | - Vị trí địa lí: tự nhiên, kinh tế, chính trị và giao thông. - Tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật, biển, khoáng sản. - Kinh tế - xã hội: dân cư và lao động, vốn, thị trường, khoa học công nghệ, kĩ thuật, giá trị lịch sử văn hóa, chính sách và xu thế phát triển. | - Nguồn lực trong nước: Bao gồm vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, dân cư, xã hội, lịch sử, văn hóa, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách của đất nước,... - Nguồn lực ngoài nước: Bao gồm thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất, kinh doanh, bối cảnh quốc tế,... từ bên ngoài. |
Vai trò | - Vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế. - Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. - Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế; là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn. | - Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. - Nguồn lực ngoài nước đóng vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
|
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2 (Đường sắt), quan sát hình 34.1 và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
* Tình hình phát triển và phân bố của đường sắt trên thế giới
- Tình hình phát triển:
+ Ra đời sớm, gắn liền với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 1 nhờ sự phát minh đầu máy hơi nước.
+ Hiện nay có nhiều sự đổi mới về sức kéo, đường ray, tải trọng, tốc độ di chuyển, công nghệ vận hành,... nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng.
+ Trên thế giới có hơn 1,37 triệu km đường sắt (năm 2020) với nhiều loại hình. Tại các đô thị lớn, hệ thống tàu điện cũng được chú trọng phát triển để đáp ứng nhu cầu vận tải của hành khách trong đô thị.
- Phân bố:
+ Tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á.
+ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ,... là những quốc gia có chiều dài đường sắt lớn trên thế giới.
* Một số tuyến đường sắt hiện có ở Việt Nam hiện nay
- Tuyến đường sắt Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh.
- Tuyến đường sắt Kép – Uông Bí – Hạ Long.
- Tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng.
- Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai.
- Tuyến đường sắt Kép – Lưu Xá.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 1 (Đường ô tô), quan sát hình 34.1 và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
* Tình hình phát triển và phân bố của đường tô tô trên thế giới
- Tình hình phát triển:
+ Ra đời sớm, phát triển mạnh và phổ biến nhất hiện nay.
+ Số lượng ô tô trên thế giới không ngừng tăng lên, trong đó tăng mạnh nhất là phương tiện ô tô thân thiện với môi trường và có độ an toàn cao.
+ Mạng lưới đường sá ngày càng phát triển, tổng chiều dài đường ô tô không ngừng tăng lên, nhất là hệ thống đường cao tốc.
- Phân bố:
+ Mật độ đường ô tô tập trung nhiều nhất ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước EU.
+ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Tây Âu là các quốc gia có tỉ lệ sở hữu và sử dụng ô tô cao nhất trên thế giới.
* Một số tuyến đường cao tốc ở Việt Nam hiện nay
- Tuyến cao tốc TP. HCM – Trung Lương.
- Tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
- Tuyến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình.
- Tuyến cao tốc Hồng Lĩnh – Hương Sơn.
Yêu cầu số 1:
- Tình hình phát triển:
+ Ra đời sớm, phát triển mạnh và phổ biến nhất.
+ Các thành tựu khoa học - công nghệ được liên tục cập nhật và ứng dụng
+ Số lượng ô tô trên thế giới không ngừng tăng lên, nhất là phương tiện ô tô thân thiện với môi trường và có độ an toàn cao.
+ Mạng lưới đường sá phát triển, tổng chiều dài đường ô tô không ngừng tăng lên, nhất là hệ thống đường cao tốc.
- Phân bố: mật độ đường ô tô tập trung nhiều nhất ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước EU. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Tây Âu là các quốc gia có tỉ lệ sở hữu và sử dụng ô tô cao nhất trên thế giới.
Yêu cầu số 2: Một số tuyến đường cao tốc ở Việt Nam hiện nay: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cao tốc Hà Nội - Lào Cai.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 40, đọc thông tin mục 1 (Khái niệm) và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
- Phát triển bền vững là sự phát triển để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai dựa trên sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã hội, môi trường.
- Phát triển bền vững là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội. Trong đó không cho phép vì sự ưu tiên phát triển kinh tế mà gây ra sự suy thoái và tàn phá hệ thống tự nhiên, xã hội.
- Khái niệm phát triển bền vững:
+ Là sự phát triển để thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ tương lai dựa trên sự phát triển hài hoà giữa kinh tế, xã hội, môi trường.
+ Là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội. Trong đó không cho phép vì sự ưu tiên phát triển kinh tế mà gây ra sự suy thoái và tàn phá hệ thống tự nhiên, xã hội.