Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tác động tích cực:
+ Tạo ra những hệ sinh thái nhân tạo tươi đẹp: công viên, vườn hoa, khu nghỉ dưỡng sinh thái,...
+ Bảo vệ môi trường, khắc phục các sự cố môi trường, phòng chống thiên tai,...
- Tác động tiêu cực:
+ Thông qua các hoạt động kinh tế làm biến đổi sâu sắc môi trường đất, nước, không khí, sinh vật,...
+ Khai thác tự nhiên quá mức làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường,...
- Có đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.
- Vì đây là các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí (sử dụng nguồn năng lượng sạch, du lịch tự nhiên), không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên này trở nên phong phú, đa dạng hơn.
- Trái Đất gồm 3 lớp: Nhân, Man-ti và vỏ Trái Đất.
- Đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất:
+ Lớp vỏ Trái Đất: dày 5 - 70 km ở trạng thái rắn chắc, càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa không quá 1000oC.
+ Lớp Manti: dày gần 3 000 km, trạng thái vật chất từ quánh dẻo đến rắn, nhiệt độ khoảng từ 1 500oC đến 3700oC.
+ Lớp nhân: dày trên 3 000 km, trạng thái vật chất tồn tại từ lỏng đến rắn, nhiệt độ cao nhất khoảng 5 000oC.
- Một số biện pháp để phòng tránh thiên tai
+ Tăng cường trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.
+ Sử dụng nước và thực phẩm hợp lí, tiết kiệm.
+ Theo dõi thông tin thiên tai, khắc phục sự cố.
+ Vệ sinh môi trường nơi ở, giúp đỡ người khác,...
- Những hoạt động trong hình 14.3 là những giải pháp có thể góp phần làm giảm lượng khí thải nhà kính, sử dụng nặng lượng tái tạo thay cho những năng lượng khai thác tự nhiên, đi xe công cộng đến trường.,... giúp đỡ, khắc phục sự cố sau thiên tai.
– Sự khác nhau ở hai hình là tới năm 2005 xuất hiện hiện tượng băng tuyết tan
– Biểu hiện cùng biểu đổi khí hậu trên Trái đất: nhiệt độ không khí tăng, khí hậu Trái Đất nóng lên, biến động trong chế độ mưa, lượng mưa, gia tăng tốc độ tan băng, gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan: bão, lũ lụt, hạn hán,… mực nước biển dâng cao, dẫn đến số lượng các loài sinh vật suy giảm, các hệ sinh tháo và hoạt động của con người bị ảnh hưởng
- Quy mô dân số thế giới năm 2018 là 7,6 tỉ người.
- Xu hướng thay đổi quy mô dân số thế giới thời kì 1804 - 2018:
+ Quy mô dân số thế giới có xu hướng tăng qua các năm.
+ Năm 1804, lần đầu tiên dân số thế giới đạt quy mô 1 tỉ người, thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngắn lại (Để tăng từ 1 lên 2 tỉ người mất 123 năm, từ 2 lên 3 tỉ người chỉ mất 33 năm, từ 3 lên 4 tỉ người còn 14 năm,...).
Sự khác nhau giữa núi và đồi:
Núi | Đồi | |
Quá trình hình thành | Núi được tạo thành từ quá trình kiến tạo địa chất cách đây hàng triệu năm về trước | Được hình thành qua quá trình phong hóa, bóc mòn từ núi |
Dạng địa hình | Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh | Là dạng địa hình nhô cao nhưng không quá 200m so với vùng đất xung quanh |
So với mực nước biển | Từ 500 mét trở lên | Không quá 200m |
Hình dạng núi | Có đỉnh nhọn, sườn dốc | Đỉnh tròn, sườn thoải |
Trong thời Bắc thuộc, người Việt đã biết tiếp thu các yếu tố bên ngoài đến phát triển văn hóa dân tộc. Cụ thể là:
– Các sản phẩm thủ công được cải tiến một cách sáng tạo (vòi ấm trang trí hình đầu gà, viền ngoài khay gốm trang trí hoa văn kiểu văn hóa Đông Sơn…)
– Người việt giữ những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, tiếp nhận thêm nhiều lớp từ Hán và chữ Hán.
– Phật Giáo, Đạo giáo được người Việt tiếp nhận một cách tự nhiên, phổ biến, sâu sắc.
Các bước biến hành tham quan tại địa phương:
- Trước khi tham quan:
+ Bước 1: Xây dựng ý tưởng.
+ Bước 2: Lựa chọn chủ đề tham quan.
+ Bước 3: Lập ý kế hoạch các nhiệm vụ tham quan.
- Trong khi tham quan:
+ Bước 1: Thu thập thông tin.
+ Bước 2: Thực hiện tham quan.
+ Bước 3: Thảo luận các thành viên.
+ Bước 4: Tham khảo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Sau khi tham quan:
+ Bước 1: Tổng hợp các tài liệu.
+ Bước 2: Viết báo cáo tham quan.
+ Bước 3: Trình bày báo cáo tham quan.
+ Bước 4: Mô tả quá trình tham quan.
=> Theo em, các bước trước khi tham quan là cần quan tâm nhiều nhất vì nó định hướng ý tưởng và kế hoạch cụ thể cho cả quá trình tham quan.
- Là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai.
- Phải đặt mục tiêu phát triển bền vững vì:
+ Con người luôn khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cuộc sống của mình trong khi tài nguyên thiên nhiên không vô hạn mà sẽ dần cạn kiệt.
+ Vì vậy, cần khai thác tài nguyên hợp lí, sử dụng tiết kiệm, phát triển công nghệ, tìm tài nguyên thay thế để không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng cho thế hệ tương lai.