Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Trái Đất gồm 3 lớp: Nhân, Man-ti và vỏ Trái Đất.
- Đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất:
+ Lớp vỏ Trái Đất: dày 5 - 70 km ở trạng thái rắn chắc, càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa không quá 1000oC.
+ Lớp Manti: dày gần 3 000 km, trạng thái vật chất từ quánh dẻo đến rắn, nhiệt độ khoảng từ 1 500oC đến 3700oC.
+ Lớp nhân: dày trên 3 000 km, trạng thái vật chất tồn tại từ lỏng đến rắn, nhiệt độ cao nhất khoảng 5 000oC.
TK :
- Một số dạng địa hình phổ biến: đồng bằng, đồi, cao nguyên và núi.
- Đặc điểm của dạng địa hình núi: nhô cao rõ rệt trên mặt đất (trên 500m so với mực nước biển), gồm đỉnh núi, sườn núi và chân núi.
- Sự khác nhau của các dạng địa hình núi, cao nguyên, đồng bằng và đồi.
Dạng địa hình | Độ cao | Hình thái |
Núi | Độ cao của núi so với mực nước biển từ 500m trở lên. | Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Đỉnh nhọn, sườn dốc. |
Đồi | Không quá 200m so với vùng đất xung quanh. | Là dạng địa hình nhô cao. Đỉnh tròn, sườn thoải. |
Cao nguyên | Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên. | Vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, có sườn dốc, dựng đúng thành vách. |
Đồng bằng | Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m. | Là dạng địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. |
Các đại dương trên thế giới bao gồm:
- Thái Bình Dương;
- Đại Tây Dương;
- Ấn Độ Dương;
- Bắc Băng Dương.
Vào ngày 8/6/2021 trùng với ngày Đại dương thế giới, Hiệp hội Địa lí Quốc gia Mỹ (National Geographic Society) đã công nhận đại dương thứ 5 (Nam Đại Dương).
So sánh:
– Lục địa: Tại bán cầu Bắc lục địa ( 39,24%) chiểm tỉ lệ % cao hơn ở cực Nam ( 19,0%) và cao hơn 20,4%
– Đại dương: Tạo bán cầu Bắc đại dương ( 60,6%) chiếm tỉ lệ % thấp hơn ở cực Nam(81,0%) và thấp hơn 20,4%
So sánh:
– Tại bán cầu Nam, tỉ lệ lục địa thấp hơn tỉ lệ đại dương và thấp hơn 62%
– Sự khác nhau ở hai hình là tới năm 2005 xuất hiện hiện tượng băng tuyết tan
– Biểu hiện cùng biểu đổi khí hậu trên Trái đất: nhiệt độ không khí tăng, khí hậu Trái Đất nóng lên, biến động trong chế độ mưa, lượng mưa, gia tăng tốc độ tan băng, gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan: bão, lũ lụt, hạn hán,… mực nước biển dâng cao, dẫn đến số lượng các loài sinh vật suy giảm, các hệ sinh tháo và hoạt động của con người bị ảnh hưởng
– So sánh nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm trên thế giới:
* Ở Singapore cao nhất ở vị độ nhỏ nhất nhưng lại có nhiệt độ trung bình năm so với các nước còn lại cao nhất, An-ta(Alta), Na Uy có vĩ độ cao nhất nhưng nhiệt độ trung bình năm thấp nhất.
– Kết luận: Ở vùng vĩ độ cao do góc chiếu của tia sáng mặt trời với bề mặt trái đát nhỏ nên nhận được ít nhiệt dẫn tới nhiệt độ ở đây thường thấp. Ở nơi có vĩ độ thấp góc chiếu của tia sàng mặt trời với về mặt trái đất cao nên nhiệt độ thường cao
Sự đa dạng của thế giới sinh vật ở lục địa và đại dương:
- Lục địa: Thực vật và động vật hết sức phong phú và đa dạng, có sự khác biệt giữa các đới khí hậu.
+ Thực vật: Từ cực về Xích đạo có các thảm thực vật đặc trưng như đài nguyên, rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc, xavan, rừng nhiệt đới,...
+ Động vật: Rừng mưa nhiệt đới có các loài leo trèo giỏi, nhiều côn trùng, chim, thú,...; xavan và thảo nguyên có nhiều loài ăn cỏ (ngựa, linh dương,...) và các loài ăn thịt (sư tử, linh cẩu,...); đới lạnh có gấu trắng, ngỗng trời,...
- Đại dương:
+ Thực vật: các loài rong, tảo gần bờ.
+ Động vật: Phong phú và đa dạng, có trên 19 000 loài cá biển.
+ Nêu tỉ lệ các thành phần của không khí:
– Khí nito: 785
– Khí oxy(21%)
– Khí cacbonic, hơi nước, và các loại khí khác (1%)
+ Trong quá trình cây xanh quanh hợp, chất hữu cơ và khí oxy được tạo ra bằng cách, cây xanh sử dụng nước và các chất hữu cơ hấp thu được từ rễ, trong quá trình quang hợp, hấp thu ánh sáng mặt trời sẽ hấp thụ khí cacbonic và thảo ra khí oxy
+ Khí oxy và hơi nước có vai trò duy trì sự sống, chất cần thiết cho sự chays và hô hấp của các loài động vật.
Các đới khí hậu trên trái đất
- Hàn đới
- Ôn đới
- Nhiệt đới
- Một số nhóm đất điển hình trên thế giới:
+ Đất pốtdôn;
+ Đất đen thảo nguyên ôn đới;
+ Đất đỏ vàng nhiệt đới;
+ Đất xám hoang mạc và bán hoang mạc,...
- Các nhóm đất điển hình ở:
+ Lục địa Á - Âu: đất pốtdôn, đất đen thảo nguyên ôn đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
+ Lục địa Phi: đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.