K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2023

- Các dòng biển trong các đại dương:

+ Dòng biển nóng: Nam xích đạo, Bắc Thái Bình Dương, A-la-xca, Gơn-xtơ-rim, Bắc Đại Tây Dương, Ghi-nê, Guy-an, Bra-xin, Mô dăm bích, Bắc xích đạo, Ngược xích đạo,...

+ Dòng biển lạnh: Tây Ô-xtrây-li-a, Xô-ma-li, Ca-li-phooc-li-a, Pê-ru, Ca-na-ri, Theo gió Tây, Ben-ghê-la,...

- Hướng chảy của các dòng biển nóng, dòng biển lạnh:

+ Dòng biển nóng chảy từ xích đạo về các hướng các cực.

+ Dòng biển lạnh chuyển động từ 400 Bắc hoặc Nam về vùng xích đạo.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Các đại dương trên thế giới bao gồm:

- Thái Bình Dương;

- Đại Tây Dương;

- Ấn Độ Dương;

- Bắc Băng Dương.

Vào ngày 8/6/2021 trùng với ngày Đại dương thế giới, Hiệp hội Địa lí Quốc gia Mỹ (National Geographic Society) đã công nhận đại dương thứ 5 (Nam Đại Dương).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 11 2023

- Trái Đất gồm 3 lớp: Nhân, Man-ti và vỏ Trái Đất.

- Đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất:

+ Lớp vỏ Trái Đất: dày 5 - 70 km ở trạng thái rắn chắc, càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa không quá 1000oC.

+ Lớp Manti: dày gần 3 000 km, trạng thái vật chất từ quánh dẻo đến rắn, nhiệt độ khoảng từ 1 500oC đến 3700oC.

+ Lớp nhân: dày trên 3 000 km, trạng thái vật chất tồn tại từ lỏng đến rắn, nhiệt độ cao nhất khoảng 5 000oC.

18 tháng 11 2023

Ở Thái Bình Dương:

+ Các dòng biển nóng là: dòng biển Bắc Xích Đạo, dòng biển Nam Xích Đạo, dòng biển Cư-rô-si-ô, dòng biển Đông Ô-xtrây-li-a, dòng biển Bắc Thái Bình Dương.

+ Các dòng lạnh là: dòng biển Ca-li-phoóc-ni-a, dòng biển Pê-ru, dòng biển Bê-rinh.

 Ở Đại Tây Dương:

+ Các dòng biển nóng là:  dòng biển Gơn-xtơ-rim, dòng biển Bắc Đại Tây Dương, dòng biển Bắc Xích Đạo, dòng biển Guy-a-na, dòng biển Nam Xích Đạo, dòng biển Bra-xin.

+ Các dòng biển lạnh là:  dòng biển Ca-na-ri, dòng biển Ben-ghê-la, dòng biển Phôn-len.

20 tháng 11 2023

- Các hướng chính trong la bàn: Bắc (N), Nam (S), Đông (E), Tây (W); Đông Bắc (NE), Tây Bắc (NW), Đông Nam (SE), Tây Nam (SW).

- Tùy theo chiều, hướng của phòng học và hướng ngồi của học sinh, học sinh tự thực hành.

8 tháng 1 2023

TK :

- Một số dạng địa hình phổ biến: đồng bằng, đồi, cao nguyên và núi.

- Đặc điểm của dạng địa hình núi: nhô cao rõ rệt trên mặt đất (trên 500m so với mực nước biển), gồm đỉnh núi, sườn núi và chân núi.

- Sự khác nhau của các dạng địa hình núi, cao nguyên, đồng bằng và đồi.

Dạng địa hình

Độ cao

Hình thái

Núi

Độ cao của núi so với mực nước biển từ 500m trở lên.

Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Đỉnh nhọn, sườn dốc.

Đồi

Không quá 200m so với vùng đất xung quanh.

Là dạng địa hình nhô cao. Đỉnh tròn, sườn thoải.

Cao nguyên

Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên.

Vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, có sườn dốc, dựng đúng thành vách.

Đồng bằng

Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m.

Là dạng địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.

19 tháng 11 2023

- Con đường thương mại ở Đông Nam Á đi qua những vùng biển, đại dương nào ngày nay là:

+ Thái Bình Dương và Ấm Độ Dương

+ Biển Gia-va, Biển Đông; 

+ Vịnh Ben-gan; Vịnh Thái Lan

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

- Sóng biển là sự dao động của các phân tử nước theo chiều thẳng đứng.

- Sóng thần là những con sóng dài đơn độc, di chuyển nhanh, vào đến bờ có thể cao trên 20 m.

- Nguyên nhân sinh ra sóng biển và sóng thần:

+ Sóng biển: do gió.

+ Sóng thần: do ngoài khơi xảy ra động đất hoặc núi lửa ngầm.

10 tháng 1 2023

– Kể tên những nơi có băng hà như: Nam cực, Bắc cực, các dãy núi vùng ôn đới và các đảo ở vùng vĩ độ cao, ở các dãy núi cao giữa hai vĩ tuyến 35 độ Bắc và Nam

– Tỉ lệ băng hà trong tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất chiếm tới 68,9%

– Nêu tầm quan trọng của băng hà:

+ Là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các con sông ở miền ôn đới hay các con sông bắt nguồn từ núi cao

+ Là nguồn dự trữ, cung cấp nước ngọt và nguồn thủy năng

10 tháng 1 2023

Tích cực:

– Trồng cây, gây rừng phủ xanh đất trống

– Khai thác, chăm bón, cày cấy đào xới cho đất tơi xốp

– Áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường đất, kiểm soát hoạt động khai thác đất đai sao cho hiệu quả

Tiêu cực:

– Dân số ngày càng tăng nhanh, rác thải sinh hoạt và vấn đề canh tác cũng trở thành gánh nặng.

– Con người khai thác khoáng sản nhiều, thải nhiều rác ra môi trường, khiến cho đất bị ô nhiễm nghiêm trọng.

– Lạm dụng nguồn tài nguyên đất và tác động xấu đến đất như sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.

– Nhiều nơi khai thác rừng tràn lan khiến đất đai đồi núi xói mòn, thoái hóa