Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Khái niệm: Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Nguyên nhân hình thành sóng biển: chủ yếu do gió. Ngoài ra, hiện tượng sóng thần do động đất ở ngoài biển và đại dương gây ra.
- Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối, chính sách, vốn, thị trường... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một quốc gia (hoặc lãnh thổ) nhất định.
- Ví dụ: Nguồn lực của Việt Nam là vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (khí hậu, nguồn nước, đất đai,…), kinh tế - xã hội (dân cư, nguồn vốn, chính sách,…),…
- Điều kiện hình thành gió biển và gió đất:
+ Vùng ven biển;
+ Sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa đất liền và biển.
- Hoạt động và đặc điểm của gió biển và gió đất:
+ Gió biển: thổi vào ban ngày, từ biển vào trong đất liền.
+ Gió đất: thổi vào ban đêm, từ đất liền ra biển.
- Một số hoạt động kinh tế, khai thác tài nguyên biển và đại dương:
+ Nuôi trồng và đánh bắt hải sản;
+ Khai thác dầu khí;
+ Làm muối,…
- Vai trò của biển và đại dương đối cới phát triển kinh tế - xã hội:
Đối với phát triển kinh tế
+ Cung cấp tài nguyên phong phú (sinh vật, khoáng sản,…);
+ Không gian phát triển các ngành kinh tế,…
Đối với xã hội
+ Tạo điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế, xã hội giữa các quốc gia trên thế giới;
+ Là nguồn sinh kế cho người dân ven biển,…
Phương pháp giải:
Quan sát hình 40, đọc thông tin mục 1 (Khái niệm) và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
- Phát triển bền vững là sự phát triển để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai dựa trên sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã hội, môi trường.
- Phát triển bền vững là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội. Trong đó không cho phép vì sự ưu tiên phát triển kinh tế mà gây ra sự suy thoái và tàn phá hệ thống tự nhiên, xã hội.
- Khái niệm phát triển bền vững:
+ Là sự phát triển để thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ tương lai dựa trên sự phát triển hài hoà giữa kinh tế, xã hội, môi trường.
+ Là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội. Trong đó không cho phép vì sự ưu tiên phát triển kinh tế mà gây ra sự suy thoái và tàn phá hệ thống tự nhiên, xã hội.
Lấy ví dụ ở Bắc Đại Tây Dương:
- Khoảng 30oB bờ Đông Đại Tây Dương có dòng biển lạnh, bờ Tây của Đại Tây Dương có dòng biển nóng.
- Khoảng 60oB bờ Đông Đại Tây Dương có dòng biển nóng, bờ Tây của Đại Tây Dương có dòng biển lạnh.
- Tình hình phát triển:
+ Giao thông đường biển đảm nhiểm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa trong tổng khối lượng của tất cả các phương tiện giao thông tải hàng hóa trên thế giới (chủ yếu là dầu mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ).
+ Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng công-te-nơ không ngừng tăng và trở nên thông dụng.
+ Năm 2019, có hơn 2 triệu chiếc tàu biển trên thế giới.
+ Ngành vận tải đường biển hướng tới quy trình chặt chẽ, hạn chế rủi ro và bảo vệ hành hóa an toàn trong quá trình vận chuyển, đồng thời chú ý bảo vệ môi trường biển và đại dương.
- Phân bố:
+ Các tuyến đường biển sôi động nhất là tuyến kết nối giữa châu Âu với khu vực châu Á – Thái Bình Dương và các tuyến kết nối hai bên bờ Đại Tây Dương
+ Các cảng biển có lượng hàng hóa lưu thông lớn nhất nằm 2019 đều nằm ở châu Á: Thượng Hải (Trung Quốc), Xin-ga-po, Ninh Ba - Chu Sơn (Trung Quốc), Thẩm Quyến (Trung Quốc), Busan (Hàn Quốc),…
- Khái niệm: Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
- Phân biệt đất và vỏ phong hóa:
+ Đất: tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá; gồm 2 tầng trên cùng của vỏ phong hóa (tầng đất mặt và tầng tích tụ).
+ Vỏ phong hóa: tạo thành bởi sự phong hóa đá gốc; gồm cả tầng đất (trong đó có tầng đất mặt, tầng tích tụ) và tầng đá mẹ.
- Khái niệm: Dòng biển là dòng nước di chuyển trong các biển và đại dương tương tự như các sông trong lục địa.
- Nguồn gốc xuất phát của các dòng biển:
+ Dòng biển nóng: xuất phát từ vùng vĩ độ thấp chảy về vùng vĩ độ cao.
+ Dòng biển lạnh: xuất phát từ vùng vĩ độ cao chảy về vùng vĩ độ thấp.
- Hướng di chuyển của các dòng biển:
+ Dòng biển nóng: chảy từ Xích đạo về phía 2 cực.
+ Dòng biển lạnh: chảy từ khoảng 40o (Bắc và Nam) về phía Xích đạo.