K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Đoạn văn diễn dịch:

Con người Việt Nam là những người giàu lòng nhân ái. Vậy “nhân ái” là gì? Nếu ta giải thích từng nghĩa thì “nhân” có nghĩa là người còn “ái” có nghĩa là yêu. Và “nhân ái” chính là tình yêu thương giữa con người với con người. Lòng nhân ái là cách con người trao cho nhau những tình cảm tốt đẹp mà không hề có vụ lợi, không cần hồi đáp. Trong xã hội, mỗi một cá nhân là một cá thể riêng biệt, độc lập. Tuy nhiên, lòng nhân ái giống như chiếc cầu nối các tâm hồn với nhau, giúp cho mọi người được gắn kết, thắt chặt với nhau. Từ trong chiến tranh, chính tình yêu thương đã đem lại sức mạnh đoàn kết dẫn tới thắng lợi vẻ vang cho dân tộc, giành lại độc lập cho quê hương đất nước. Ngày nay, đất nước đã hòa bình, nhưng vẫn còn nhiều người có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Người già không nơi nương tựa, trẻ em lang thang cơ nhỡ, thiên tai, dịch bệnh…thực sự cần sự quan tâm từ cả cộng đồng. Không nói đâu xa, bão lũ lụt triền Trung năm qua thật đáng sợ. Khổng chỉ kéo dài hơn mọi năm mà hậu quả nó đem lại là vô cùng nặng nề. Nhiều gia đình bị mất nhà, gia sản, thậm chí cả người thân, những chiến sĩ cứu nạn lại hy sinh giữa thời bình. Vì vậy, sống trên đời cần phải có lòng nhân ái, cần yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình. Dù như vậy thì cuộc sống của chúng ta có thể sẽ khó khăn hơn, nhưng như thế mới sống có ý nghĩa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Đoạn văn quy nạp:

Ở nước ta có câu nói: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương – người trong một nước phải thương nhau cùng”, đây là lời dạy, lời khuyên đã được truyền lại từ bao đời cha ông. Từ lâu, tinh thần tình người và lòng nhân ái đã đi sâu vào tâm hồn của người Việt, từ việc chăm sóc gia đình đến lòng hiếu thảo với người lớn tuổi, cũng như sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn. Những trường hợp khó khăn, tai hoạ, thiên tai thường làm dấy lên tinh thần đoàn kết và lòng nhân ái của cộng đồng. Hình ảnh những cánh tay nối dài trong những hoàn cảnh khó khăn đang nhận được sự chú ý của cả nước, cho thấy sự đoàn kết, đồng lòng và tinh thần nhân ái trong xã hội. Sự hòa nhã, tôn trọng và quan tâm đến người khác là những phẩm chất đẹp đã gắn liền với tâm hồn người Việt. Từ những trò chuyện vui vẻ, sự cởi mở và ấm áp trong giao tiếp, đến việc giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, người lạ trong cuộc sống, người Việt thường tỏ ra tận tụy và chân thành. Thế mới thấy con người Việt Nam là những người giàu lòng nhân ái.

15 tháng 8 2023

tham khảo

Dựa vào gợi ý về cách thức đã nêu ở trên, hãy chọn viết đoạn văn với ý khái quát: “Con người Việt Nam là những người giàu lòng nhân ái” bằng một trong ba cách: diễn dịch, quy nạp và tổng – phân – hợp.

– Các em xem lại khái niệm và cách triển khai mỗi đoạn văn ở phần rèn luyện kĩ năng viết ở Bài 4 để vận dụng vào bài tập này.

– Chỉ viết một trong ba cách theo mô hình gợi ý sau:

Đoạn văn diễn dịch:

Cách thức

Ví dụ

Nêu ý khái quát

Con người Việt Nam là những con người giàu lòng nhân ái.

Phát triển băng các ý cụ thể

Người Việt yêu cuộc sống hoà bình, ghét chiến tranh:…

 

Đoạn văn quy nạp.

Cách thức

Ví dụ

Nêu các ý cụ thể

Người Việt luôn thương yêu, đùm bọc lẫn nhau: “Thương người như thể thể thương thân”; “Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Nếu ý khái quát

 

 

Đoạn văn phối hợp:

Cách thức

Ví dụ

Nếu ý khái quát

 

Phát triển bằng các ý cụ thể

Người Việt yêu thiên nhiên, cây cỏ, chim muông...

Tổng hợp các ý cụ thể

Sức mạnh của con người Việt Nam không chỉ đến từ lòng yêu nước mà còn bắt nguồn từ lòng nhân ái, khoan dung.

19 tháng 7 2023

Tham khảo nha!

Ngày nay, tình yêu thương trong xã hội hiện đại lại càng thêm quý trọng, nhất là khi con người ta đang phải chịu nhiều áp lực của công việc, của cơm áo gạo tiền, sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì lại càng cần đến sự yêu thương, một sợi dây để gắn kết lại với nhau để con người gần gũi, gắn bó với nhau hơn thể hiện sự đồng cảm chia sẻ, không ngại hy sinh để cứu vớt lẫn nhau. Nó cũng sẽ mang đến cho ta sức mạnh, ý chí to lớn để vượt qua mọi nghịch cảnh, khó khăn, thử thách của cuộc đời, giúp ta bù đắp, rèn luyện, tu dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách, được mọi người ngưỡng mộ, quý trọng, yêu mến từ đó giúp xã hội tốt đẹp, văn minh tiến bộ hơn, tình yêu thương chính là cội nguồn cứu vớt chúng ta khỏi những bất hạnh trong cuộc sống.

3 tháng 7 2017

“Văn chương không cần đến người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho… những gì chưa từng có”

- Ý kiến trên khẳng định yêu cầu quan trọng của tác phẩm nghệ thuật và nghệ sĩ đó là sáng tạo, khơi nguồn những cái mới

- Tác giả phản ánh đúng bản chất của nghệ thuật, được nhiều người thừa nhận, diễn đạt theo những cách khác nhau.

- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh để diễn tả nhiệm vụ, bản chất cơ bản của văn chương. Soi tỏ vào sự nghiệp sáng tác của Nam Cao

- Những tác phẩm của ông là minh chứng rõ rệt nhất cho triết lý đó.

+ Tác phẩm viết về người nông dân ông đi theo lối riêng, khám phá sự tha hóa của những con người bị dồn tới đường cùng trở thành lưu manh

+ Con đường sáng tác của Nam Cao là con đường của người không bao giờ muốn lặp lại mình

Nghiên cứu lớn nhất về mặt định lượng về mạng xã hội phải kể đến “Mạng xã hội với thanh niên Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” do Trần Hữu Luyến là chủ nhiệm, dưới sự tài trợ của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Nafosted). Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu về mạng xã hội ở khía cạnh truyền thông. Lê Minh Thanh (2010) qua phân tích tài liệu trên blog và các trang mạng xã hội trực tuyến, trong đó tập trung vào hình thức và nội dung trong khoảng thời gian từ 2005-2010 đã tìm ra những mặt tích cực, tiêu cực của truyền thông cá nhân trong thời đại internet. Hoàng Thị Hải Yến vào năm 2012 với đề tài: “Trao đổi thông tin trên mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2011 – thực trạng và giải pháp (khảo sát mạng Facebook, Zingme và Go.vn). Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý thuyết chung về mạng xã hội, nghiên cứu thực trạng trao đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội từ năm 2010 – 2011 qua khảo sát thông tin và người dùng ở 3 trang mạng xã hội Facebook, Zingme và Go.vn. 

Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và cho biết: Người viết đã bác bỏ những luận điểm hoặc luận cứ gì? Bác bỏ bằng cách nào? (Gợi ý: dùng thực tế hay phép suy luận,...).Thậm chí sùng bái Truyện Kiểu mà nói rằng: “Truyện Kiều là quốc hoa, là quốc hồn, là quốc túy của Việt Nam” – Không biết có còn quốc gì nữa không? Xưng tụng ông Nguyễn Du mà nói rằng: “Nguyễn Du đổ màu làm mực, làm vẻ vang cho giống nòi.". Ông...
Đọc tiếp

Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và cho biết: Người viết đã bác bỏ những luận điểm hoặc luận cứ gì? Bác bỏ bằng cách nào? (Gợi ý: dùng thực tế hay phép suy luận,...).

Thậm chí sùng bái Truyện Kiểu mà nói rằng: “Truyện Kiều là quốc hoa, là quốc hồn, là quốc túy của Việt Nam” – Không biết có còn quốc gì nữa không? Xưng tụng ông Nguyễn Du mà nói rằng: “Nguyễn Du đổ màu làm mực, làm vẻ vang cho giống nòi.". Ông Nguyễn Du dịch Kiểu từ đời Gia Long, thế thì từ Gia Long về trước, chưa có Truyện Kiều, thì nước ta không quốc - hoa, không quốc - tuý, không quốc - hồn, thể thì cái văn trí vũ công mấy trào Đinh, Lý, Trần, Lê, sáng chói rực rỡ đó, đều là ở đây đem đến cho bạn "học thuê viết mướn” ấy mà thôi; thể thì những bậc đại hào kiệt, đại huấn nghiệp, cứu dân giúp nước, tái tạo giang sơn, mở mang bờ cõi cho nước ta ngày xưa, không ai làm được vẻ vang cho nói giống, không ai đáng kỉ niệm cái mà chỉ ông văn sĩ làm sách "trăm năm trong cối" là làm vẻ vang giống nòi, là đáng kỉ niệm mà thôi? Giống nòi ta vẻ vang ra thế nào?!....

(Luận về chánh học cùng tà thuyết – Ngô Đức Kế)

 

1
31 tháng 8 2023
 

Người viết đã bác bỏ những luận điểm: 

“Truyện Kiều là quốc hoa, là quốc hồn, là quốc tuý của Việt Nam."

“Nguyễn Du đổ máu làm mực, làm vẻ vang cho giống nòi.”

Tác giả phản bác bằng cách đưa ra các câu hỏi ngược lại về các thời đại xưa, trước thời Gia Long đã có những bậc đại thi hào kiệt, đại huấn nghiệp, cứu dân giúp nước, tái tạo giang sơn, mở mang bờ cõi cho nước ta, chẳng lẽ ngoài Nguyễn Du ra thì không ai làm được vẻ vang cho nòi giống, không ai đáng kỉ niệm?