K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2023

Sự việc chính

Lời văn của em

Hoàn cảnh ra đời khác thường của Gióng

Câu chuyện ấy xảy ra từ đời Hùng Vương thứ sáu". Ở làng Gióng có hai ông bà già nổi tiếng là sống phúc đức. Hai ông bà rất mong có một đứa con. Thế rồi, một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử. Không ngờ vẻ nhà bà mang thai.

Điều kì lạ là mãi 12 tháng sau bà mới sinh được một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng rỡ vô cùng. Nhưng kì lạ hơn nữa là đứa trẻ đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thổi

Bấy giờ giặc Ân thế mạnh như chẻ tre tràn vào xâm lược nước ta. Nhà vua túng thế, bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, bỗng cựa mình và cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả lấy làm kinh ngạc và cũng tỏ ý vui mừng, vội về tâu với vua. Nhà vua chấp nhận và sai người ngày đêm làm đủ những vật mà chú bé yêu cầu.

Từ hôm gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không biết no, áo vừa mới mặc đã chật. Hai vợ chồng làm lụng cực nhọc mà không đủ nuôi con. Bà mẹ cùng dân làng cuống cuồng chạy ngược xuôi lo cơm cà phục vụ cậu Gióng. Khi ăn đến mười nong cơm, ba nong cà, mỗi lần ăn xong một nong lại vươn vai và vụt lớn lên như thổi. Vải vóc do dân làng mang đến rất nhiều để may quần áo mà vẫn không đủ

Gióng ra trận đánh giặc

Ngày ấy, giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sỹ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận. 

Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết

Giặc tan, Thánh Gióng cưỡi ngựa dắt bay về trời

Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời.

Vừa ghi nhớ công ơn Thánh Gióng

Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong Gióng làm Phù Đổng Thiên Vương, phong mẹ Gióng là Thánh Mẫu Bảo Vương, cho làng có xóm Ban nơi Gióng sinh ra được đặt tên là làng Phù Đổng. 

Gióng còn để lại dấu tích

 Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu trụi một làng nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau.

Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống. Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.  Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.  Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở : -Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?! Lạc Long Quân ân cần giải thích: -Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn. Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương. Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Truyện xảy ra vào đời Hùng vương thứ sáu, ở làng Gióng, tỉnh Bắc Ninh (cũ), nay thuộc ngoại thành Hà Nội.

- Cậu bé làng Gióng có công đánh đuổi giặc Ân, được nhân dân suy tôn là Thánh Gióng.

2. Thân bài:

* Diễn biến của truyện :

- Hai vợ chổng già không có con.

- Một hôm bà vợ ra đổng, thấy vết chân lạ rất to, liền dặt bàn chân vào ướm thử.

- Bà thụ thai, sinh ra một đứa con trai.

- Lên ba tuổi, đứa bé không biết đi, không biết nói.

- Giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta.

- Vua sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.

- Cậu bé chợt cất tiếng nói, bảo mẹ gọi sứ giả vào, nhờ sứ giả tâu với vua cấp cho mình giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc.

- Cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi cậu.

- Sứ giả mang các thứ đến. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt xõng lên đánh đuổi quản thù. Roi sắt gãy, cậu nhổ tre đánh tiếp.

- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, cưỡi ngựa bay lên trời.

3. Kết bài:

* Kết thúc truyện:

- Vua ghi nhớ công lao cứu nước của Gióng, phong cho là Phù Đổng Thiên vương và lập đến thờ.

- Tháng tư hằng năm, làng mở hội lớn.

- Tre ở làng Gióng có màu vàng óng là vì ngựa sắt phun lửa.

- Ao hồ liên tiếp là do vết chân ngựa phi để lại.

- Một làng có tên là làng Cháy do lửa từ miệng ngựa phun ra.

19 tháng 9 2018

“Âm... ầm...ầm”. Từng đợt sóng biển đập vào vách đá gợi cho em nhớ đến cuộc giao tranh ác liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Đây là một truyện rất hay mà em luôn nhớ từ thuở ấu thơ. Câu chuyện này đã được bà ngoại em kể vào những đêm trăng sáng khi mọi người ngồi xúm xít trước sân nhà.

Bà ke rằng vào thuở xa xưa, thời vua Hùng Vương thứ mười tám, vua có một người con gái tên là Mị Nương sắc đẹp như tiên giáng trần. Nhà vua rấtl thương con nên muốn tìm gả cho nàng một người chồng tài ba, tuấn tú

Lệnh vua vừa ban ra, các chàng trai từ khắp nơi đều đổ về cầu hôn. Trong số đó, nổi bật nhất là hai chàng trai Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh dời núi Ba Vì. Chàng vừa tuấn tú lại vừa tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh; chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Còn Thủy Tinh ở tận miền biển Đông, tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Cả hai cùng ngang sức ngang tài và đều xứng đáng với Mị Nương.

Vua Hùng rất băn khoăn không biết chọn ai, bỏ ai. Vua liền triệu tập các quan vào bàn bạc nhưng cũng chẳng có ai nghĩ ra một kế gì hay. Cuối cùng, vua nghĩ ra được một cách và cho vời hai chàng trai vào mà phán rằng:

- Ta đều vừa ý cả hai người nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy vào rạng sáng ngày mai ai mang lễ vật đến trước thì ta gả con gái cho. Lễ cưới phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, hai trăm tệp bánh chưng voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Mới sáng sớm tinh mơ, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước. Vua Hùng giữ đúng lời hứa liền gả Mị Nương cho Sơn Tinh và hai vợ chồng đưa nhau về núi.

Thủy Tinh mang lễ vật đến sau nên không cưới được vợ. Tức giận vô cùng, Thủy Tinh liền đùng đùng mang quân đuổi theo quyết cướp dược Mị Nương. Khi thây vợ chồng Sơn Tinh lên núi, Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, sấm sét rung chuyển cả đất trời, dâng nưởc sông lên cuồn cuộn. Nước ngập lúa ngập đồng, ngập nhà, ngập cửa..

Sơn Tinh không nao núng một chút nào. Một mặt, chàng dùng phép bốc cao từng quả đồi, dời từng dẫy núi để ngăn chặn dòng nước lũ. Nước dâng cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi mọc cao lên bấy nhiêu. Mặt khác, chàng tung ra đội quân sư tử, voi, cọp báo... để chống lại đoàn quân thuồng luồng, cá, tôm, cua... của Thủy Tinh. Hai bên đánh nhau ác liệt hết ngày này qua ngày khác ròng rã suốt mấy tháng liền. Thiệt hại người và của vô số kể. Cuối cùng, Thủy Tinh cũng đành thua trận rút quân về biển.

Với lòng hận thù triền miên nên từ đó về sau không năm nào Thủy Tinh không làm mưa bão, dâng nước lên để đánh Sơn Tinh, gây nên cảnh lụt lội, phá hoại nhà cửa, mùa màng của nước ta. Song, lần nào cũng vậy, Thủy Tinh lua thua trận và đành phải rút lui.

Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em và nói: “Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh thật ác liệt phải không các cháu? Hình ảnh này đã giải thích hiện tượng bão lụt xảy ra hằng năm suốt mùa mưa ở khăp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, truyện còn nói lên ước mơ của ngươi dân muốn chiến thắng bão lụt để bảo vệ cuộc sống lao dộng của mình. Các cháu có hiểu không?”

Dàn ý:

I. Mở bài

Thời gian và không gian xảy ra câu chuyện: Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.

II. Thân bài

1. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng

-  Hai ông bà đã già, chưa có con.

-  Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai.

-  Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai.

-  Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.

2.  Thánh Gióng nói được và lớn nhanh nhưthổi

-  Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài.

- Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roisắt.

- Chú bé lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi chú.

3.  Thánh Gióng đánh giộc và bay về trời

- Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.

- Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.

- Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ.

-  Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc.

- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cdi áo để lại cùng ngựa bay lên trời.

-  Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.

III. Kết bài

Hiện nay ở làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, những bụi tre đằng ngà, những hồ ao liên tiếp lưu giữ dấu chân ngựa của Thánh Gióng đi qua.

27 tháng 9 2018

em đã học nhiều truyện truyền thuyết ỏi lóp 6 , nhưng em thích nhất là con rồng chấu tiên 

27 tháng 9 2018

Trong ngày Tết ,chúng ta ko thể thiếu bánh chưng, bánh giày. Nhờ nó mà hương vị ngày Tết trở nên đậm đà hơn. Đố bạn biết ai là người tạo ra chúng ko? Đó là Lang Liêu-con trai thứ 18 của vua Hùng.

10 tháng 2 2022

Văn bản ???

10 tháng 2 2022

VĂN BẢN ĐÂU

3 tháng 10 2021

Tham khảo:

Từ khi sinh Gióng ra,tôi rất lấy làm lạ vì thằng bé lên ba vẫn chưa biết nói,cười hay đi.Suốt ngày Gióng chỉ nằm một chỗ,cho ăn thì ăn,cho uống thì uống chứ không chạy nhảy nô đùa như bạn bè đồng trang lứa.Tôi cũng lo lắm nhưng cũng chẳng biết làm thế nào.Năm ấy,giặc Ân xâm lược nước tôi.Chúng đi đến đâu là tàn phá đến đó.Đâu đâu cũng tràn ngập cảnh đau thương.Thấy tình thế đất nước ngày một tồi tệ,nhà vua đã cử sứ giả xuống các làng bản tìm người tài cứu nước.Khi sứ giả đi đến làng tôi rao,Gióng bỗng cất tiếng nói:"Mẹ ơi,mẹ gọi sứ giả vào đây cho con!".Nghe thấy thế,tôi vừa ngạc nhiên,vừa nơm nớp lo sợ nhưng vẫn làm theo lời con.Vừa thấy sứ giả,thằng bé đứng bật dậy,nói:"Ông về bảo nhà vua rèn cho tôi một con ngựa sắt,một cái roi sắt,một áo giáp sắt,tôi đánh đuổi giặc cho."

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 11 2023

Mặc dù trong bài viết các sự kiện đều dựa trên trình tự các sự kiện trong truyện nhưng tác giả không kể lại câu chuyện mà giải thích ý nghĩa của những sự kiện đó.

13 tháng 9 2019

Ta là Thánh Gióng, người con của làng Gióng và cũng là người anh hùng có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước dưới thời Hùng Vương thứ sáu. Thủa ấy, giặc Ân thường xuyên sang xâm chiếm bờ cõi nước Việt. Nhân dân phải chịu nhiều đau thương. Nỗi thống khổ của nhân dân Lạc Việt vang lên tận trời xanh. Ngọc Hoàng thương xót muôn dân trăm họ nên đã cử ta xuống trần giúp dân đánh giặc giữ nước. Tuân lệnh Người, ta lập tức lên đường. Nhìn khắp nhân gian, từ nơi này sang nơi khác mà ta vẫn chưa tìm thấy gia đình ưng ý để đầu thai. Một hôm, đến làng Phù Đổng, ta may mắn gặp được một cặp vợ chồng ông lão phúc hậu và rất chăm chỉ trong làng trong xóm ai ai cũng yêu mến và kính trọng. Ấy vậy mà hai vợ chồng vẫn chưa có được một mụn con. Ta quyết định chọn gia đình ông lão. Biết mỗi sáng bà lão thường ra đồng làm việc nên ta đã hoá phép thành một dấu chân to in trên mặt đất. Đúng như ta tiên đoán. Hôm sau, bà lão ra đồng, trông thấy vết chân dị thường, không khỏi tò mò, bà liền đặt chân mình lên ướm thử. Sau buổi đó bà thụ thai. Mười hai tháng sau, bà lão sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô và bụ bẫm. Đứa trẻ đó chính là ta. Tất cả mọi người trong làng ai cũng vui lây cho gia đình bà lão. Do mệnh trời ban xuống nên từ khi lọt lòng đến lúc ba tuổi ta không nói không cười và cũng không biết đi. Mẹ ta lo buồn lắm.

Bấy giờ giặc Ân sang xâm phạm bờ cõi nước Việt. Thế giặc mạnh và hung ác. Đi đen đâu chúng lại gieo tai ương đến đó. Nhà vua lo sợ bèn sai sứ giả đi khăp nơi rao tim người tài giỏi cứu nước, cứu dân. Nghe được tiếng sứ giả, ta biết là thời điểm mình ra giúp dân đã tới. Ta bèn cất tiếng nói: “Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con thưa chuyện.” Mẹ ta ngạc nhiên và mừng rỡ, bà bèn chạỵ ngay đi gọi sứ giả. Gặp đựợc sứ giả, ta mừng lắm, bèn nói: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sẳt và một tấm áo giáp sẳt, ta sẽ phá tan nát lũ giặc này.”

Nghe ta nói xong, sứ giả lấy làm kinh ngạc và mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua cho là điềm trời giúp mình nên ngay lập tức sai người làm gấp những thứ ta dặn.

Để có đủ sức đánh tan giặc Ân, kể từ đó ta ăn rất khoẻ. Ta ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ. Mẹ nghèo không đủ sức nuôi ta, bà con hàng xóm biết chuyện bèn cùng nhau góp sức mong ta sớm đánh đuổi giặc Ân, cứu nhân dân khỏi biển khổ. Người cho gạo, người cho vải, người cho cà. Nhờ công sức của tất cả mọi người, ta lớn nhanh như thổi. Chẳng mấy chốc ta đã vươn vai biến thành một tráng sĩ khôi ngô tuấn tú, thân hình vạm vỡ, chân tay rắn chắc. Đúng khi ấy thì sứ giả đem các thứ ta cần đến. Ta liền mặc ngay áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, chân bước lên ngựa rong ruôi ra sa trường sau khi đã từ biệt quê hương.

Cuỡi trên mình ngựa sắt oai dũng, ta xông thẳng vào trận địa. Đem hết sức mạnh trời ban, ta đánh thẳng vào hàng ngũ của địch. Chúng kinh hồn bạt vía, dẫm đạp lên nhau mà chết. Giặc chết như rạ, tướng giặc kinh sợ bèn tìm đường tháo chạy. Ta vội thúc ngựa đuổi theo, bỗng nhiên roi sắt gãy. Nhìn thấy bụi tre gần đó, ta bèn nhổ chúng quật vào đám giặc. Chỉ một lát sau, giặc tan vỡ. Ta đuổi đến tận chân núi Sóc cho đến khi không còn bóng một tên giặc nào. Nhiệm vụ đã hoàn thành, ta bèn phóng ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cưỡi ngựa sắt về trời bẩm báo với Ngọc Hoàng.

Nhà vua nhớ công ơn của ta bèn phong ta làm Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại ngôi làng mà ta sinh ra - làng Gióng. Hiện nay, tháng tư hàng năm, ngựời dân nơi đậy lại tưng bừng mở hội đón ta về thăm lại quê xưa và cũng để khăc ghi mãi chiến công này. Những bụi tre trước kia ta dùng làm vũ khí đánh giặc vi bị ngựa phun lửa cháy nên trở nên vàng óng, những vết chân ngựa để lại giờ đã trở thành những hồ ao liên tiếp.

k cho mình nha

 

13 tháng 9 2019

Cảm ơn Thùy Dương nha.

27 tháng 9 2021

Tham khảo:

Từ khi sinh Gióng ra,tôi rất lấy làm lạ vì thằng bé lên ba vẫn chưa biết nói,cười hay đi.Suốt ngày Gióng chỉ nằm một chỗ,cho ăn thì ăn,cho uống thì uống chứ không chạy nhảy nô đùa như bạn bè đồng trang lứa.Tôi cũng lo lắm nhưng cũng chẳng biết làm thế nào.Năm ấy,giặc Ân xâm lược nước tôi.Chúng đi đến đâu là tàn phá đến đó.Đâu đâu cũng tràn ngập cảnh đau thương.Thấy tình thế đất nước ngày một tồi tệ,nhà vua đã cử sứ giả xuống các làng bản tìm người tài cứu nước.Khi sứ giả đi đến làng tôi rao,Gióng bỗng cất tiếng nói:"Mẹ ơi,mẹ gọi sứ giả vào đây cho con!".Nghe thấy thế,tôi vừa ngạc nhiên,vừa nơm nớp lo sợ nhưng vẫn làm theo lời con.Vừa thấy sứ giả,thằng bé đứng bật dậy,nói:"Ông về bảo nhà vua rèn cho tôi một con ngựa sắt,một cái roi sắt,một áo giáp sắt,tôi đánh đuổi giặc cho."

9 tháng 11 2021

hì hì, mơn nhìu nhoa, tui ghét văn lémhaha

1 tháng 10 2023

Truyền thuyết về Hồ Gươm là một câu chuyện cổ xưa kể về nguồn gốc của hồ này. Theo truyền thuyết, từ lâu đời, trên vùng đất nay là Hà Nội, có một con rồng tên là Long Vương sống trong một hồ lớn. Long Vương là vị thần bảo vệ cho nhân dân và mang lại sự thịnh vượng cho vùng đất này.

Một ngày nọ, Long Vương đã xuất hiện trong giấc mơ của một người nông dân tên là Lạc Long Quân. Trong giấc mơ, Long Vương đã yêu cầu Lạc Long Quân xây dựng một thành phố mới và đặt tên là Thăng Long, tức là "Rồng bay lên". Lạc Long Quân, người sau này trở thành vua của vùng đất này, đã lắng nghe lời khuyên và tiến hành xây dựng thành phố Thăng Long.

Trong quá trình xây dựng thành phố, Lạc Long Quân đã nhìn thấy một con rồng trắng lớn bay lượn trên mặt nước. Con rồng này được cho là linh vật của Long Vương. Lạc Long Quân tin rằng đó là một điềm báo tốt và quyết định xây dựng một hồ lớn để làm nơi trú ngụ cho con rồng.

Hồ được đặt tên là Hồ Gươm, có ý nghĩa là "Hồ của con rồng". Nó trở thành biểu tượng của thành phố Thăng Long và sau này là Hà Nội. Người dân tin rằng việc xây dựng Hồ Gươm đã mang lại sự may mắn và bình an cho thành phố, và con rồng vẫn tiếp tục bảo vệ và gìn giữ sự thịnh vượng của vùng đất này.

Đến ngày nay, Hồ Gươm vẫn là một điểm đến du lịch nổi tiếng và mang trong mình những câu chuyện và truyền thuyết đầy màu sắc về lịch sử và văn hóa của Hà Nội.