K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2016

Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.

Nội dung lời hát sao mà hay vậy. Tình của lời hát sao mà đằm thắm. Đó chính là tình yêu quê hương, đất nước. Trong ca dao của người Việt Nam, tình yêu quê hương ấy cũng được thể hiện ở nhiều dáng vẻ, ở từng miền đất từ Bắc chí Nam. Các bài thơ và ca dao học ở lớp Bảy đã làm sáng tỏ điều ấy.

Đầu tiên, chúng, ta hãy theo bước chân tác giả đến Thủ đô Hà Nội - niềm tự hào của cả nước với: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút:

Rủnhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên,Tháp Bút chưa sờn Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Và nếu ta đi lên phía tây thành Hà Nội, ta sẽ còn được thưởng thức một cảnh ngoạn mục hơn: đó là Hồ Tây. Hãy đến Hồ Tây vào lúc gần sáng, lúc bình minh lên ta sẽ gặp cảnh thật thơ mộng:

Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Âm thanh ấy, người Hà Nội đi xa sao mà quên được: dó là tiếng chuông chùa Trấn Võ (một ngôi chùa ở phía bấc thành Thăng Long xưa), tiếng gõ mõ cầm canh báo thời gian và nhịp chày giã giấy ở làng Yên Thái - còn gọi là làng Bưởi - nơi có nghề làm giấy dó - Và hình ảnh Tây Hồ như tấm gương khổng lồ lung linh trong sớm mai của Hà Nội.

Từ Hà Nội, xin các bạn hãy dừng chân ở vài địa danh phía bắc, trước khi đi về miền Trung thân yêu. Sông Lục Đầu - tên gọi gợi nhó' về chiến thắng Vạn Kiếp lẫy lừng của Trần Hưng Đạo chống quân Mông - Nguyên:

Thành Hà Nội năm cửa; chàng ơi!

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Sông Lục Đầu gồm sông Thương, sông cầu, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Môn, sông Thái Bình gặp nhau tạo thành. Riêng sông Thương - con sông chảy qua thị xã Bắc Giang lại có cấu thành đặc biệt:

Nước sông Thương bên trong, bên đục

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có Thánh sinh.

Đi với sông Thương, câu ca còn nhấc đến núi Tản Viên: theo truyền thuyết: Sơn Tinh hóa phép cho núi thắt cổ bồng để Thủy Tinh không dâng nước lên được.

Chúng ta hãy dừng chân ở Lạng Sơn và Thanh Hóa. Những nơi này không những có nét nổi bật về địa lí tự nhiên, mà còn nổi tiếng về cả văn hóa, lịch sử:

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh Ởtrên đỉnh Lạng có thành tiên xây.

Đền Sòng ở huyện Hà Trung (Thanh Hóa) là nơi thờ Bà Chúa Liễu Hạnh. Thanh Hóa còn là đất của các vua. Và theo tương truyền ở Lạng Sơn có thành do các nàng tiên hiện về đêm đêm xây cất nên. Thật là hấp dẫn phải không các bạn?

Ta hãy cùng nhau đi về miền Trung - khúc ruột thân yêu của cả nước - và đến với xứ Huế mộng mơ:

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh, nước biếc như tranh họa đồ.

Cảnh đẹp có núi, có sông, thật hữu tình, như bức họa của người họa sĩ tài ba. Sông Hương, núi Ngự, cố đô Huế đã trở thành những di sản văn hóa thế giới - niềm tự hào của người Việt:

Sông Hương nước chảy trong luôn Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.

Càng đi dạo trên mỗi mảnh đất của Tổ quốc, mỗi người Việt không thể kìm nén được xúc động trước những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Mỗi cây lúa đẹp ngời lên dưới ánh ban mai như những cô gái đẹp, trẻ, tươi tắn.

-     Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bút ngát Đứng bên tể đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

-     Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng buổi mai.

Dân gian đã gửi vào bài ca dao một tình yêu đắm say đồng nội, quê hương - Ta như nghe sóng lúa dạt dào, ta như thấy cả cánh đồng đang chạy tít tận chân trời, ta như nghe hương thơm của lúa ngọt ngào, vương vấn đâu đây,...

Qua đất miền Trung tình nghĩa, ta tới miền Nam tươi đẹp với những miệt vườn vựa lúa, với những con người mộc mạc, chân chất, mà anh hùng “Thành đồng Tổ quốc”. Ta sẽ sung sướng đến bất ngờ vì sự giàu có của những miền đất Nam Bộ:

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cú tôm.

Đến với Nam Bộ, ở miền đất nào cũng vậy, nơi nào cũng giàu có, lòng người mến khách, phóng khoáng và chân thật. Những điều đó níu kéo lòng người ở lại:

Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó thì không muốn về.

Hạnh phúc biết bao khi được gặp những con người ấy, được sống ở vùng đất ấy!

Thơ ca Việt Nam - người đã thay người Việt bộc lộ niềm yêu mến tự hào về quê hương, về sông núi nước Việt. Cứ đi liền từ Bắc vào Nam, và rồi lại từ Nam ra Bắc, ta sẽ sung sướng chiêm ngưỡng bao cảnh đẹp, bao nơi giàu có và gặp gỡ anh em thân thiết trong đại gia đình lớn Việt Nam ở cả Bắc, Trung, Nam.

15 tháng 10 2016

vẻ đẹp nha bạn đọc kĩ đề bài nhé bạn viết là tình yêu rùikhocroi

2 tháng 3 2017

"Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”

Câu ca dao gợi nhớ về một miền kí ức xa xôi, nơi cuộc sống của con người tảo tần mưa nắng chỉ mong có đủ cơm ăn - áo mặc chứ chưa mơ tới cơm ngon - áo đẹp. Và đâu đó trong tâm khảm của mỗi người con đất Việt, món canh đạm bạc ấy trở thành biểu tượng của hồn quê, tình quê và tình yêu thương vợ chồng son sắt.

Bên cạnh việc tôn vinh tình nghĩa chồng vợ, câu ca dao nhấn mạnh tới sự kết hợp hoàn hảo giữa bầu và tôm. Canh bầu nấu tôm từ lâu đã là món ngon được yêu thích từ nhiều thế hệ. Đời sống kinh tế ngày càng được cải thiện, nguyên liệu chế biến bữa cơm người Việt ngày một ngon hơn. Nhưng dù cho món ăn bây giờ có phong phú, có đắt tiền thế nào thì người ta vẫn nhớ tới hương vị dân dã, quen thuộc của món canh bầu. Chuyên chở trong món ăn truyền thống đó là khẩu vị dân tộc, nỗi niềm dân tộc.

Bầu là một trong những giống quả ăn được xuất hiện đầu tiên trong lịch sử người Việt. Bởi thế mà trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mô típ truyện kể về bầu sinh ra loài người tương đối phổ biến. Ngay từ thủa đầu tiên của người nguyên thủy, quả bầu đã là một thực phẩm quen thuộc. Nhiều loại rau quả khác mà ngày nay chúng ta ăn đều xuất hiện ở giai đoạn sau. Có thể nói, hương vị của quả bầu đã đi theo bước chân của người Việt Nam đi qua lịch sử, từ xa xưa cho tới hiện đại.

Trải qua bao thế hệ, người Việt đã rút ra bí quyết chế biến bầu thành món ngonmang hương vị riêng. Người Việt không nấu bầu với thịt, với cá mà là nấu với tôm. Và đúng thế, bầu – tôm là sự kết hợp tuyệt vời. Bầu thanh mát mềm vừa phải kết hợp với vị tôm ngọt ngào thêm hương thơm của hành đã làm say mê bao tâm hồn Việt.

Nấu canh bầu tương đối đơn giản nhưng yêu cầu đúng cách. Bầu băm sợi phải có kích thước vừa đủ. Sợi quá to sẽ làm bầu không đẹp mắt, sợi quá nhỏ thì dễ bị nát. Miếng bầu mềm mềm, tôm dai ngọt, thêm vào đó, vài cọng hành thơm lừng làm giảm đi mùi tanh của tôm và ngai ngái của bầu sẽ làm cho bát canh trở nên hoàn hảo.

Không chỉ thơm ngon vừa miệng, thỏa mãn vị giác và khứu giác của người thưởng thức, bát canh bầu nấu tôm đúng tiêu chuẩn còn đẹp về hình thức. Nhìn vào tô canh, ta sẽ thấy màu xanh nhạt của bầu xen lẫn màu vàng rực của tôm được tô điểm bởi vài cọng hành lá xanh đậm tạo cảm giác thanh đạm mà đẹp mắt.

Theo quan niệm của Việt Nam, bầu cũng là một loại rau. Trong bữa cơm của người Việt, có thể thiếu thịt, cá nhưng cơm và rau là không thể thiếu. Đó là kết quả tất yếu của xứ sở nông nghiệp phát triển về trồng trọt hơn là chăn nuôi lấy thịt. Bởi thế, nếu như cơ cấu bữa ăn phương Tây (gốc du mục, chăn nuôi trên thảo nguyên mênh mông) thường thấy có thịt và sữa thì ở Việt Nam nơi vùng Đông Nam Á này, cơm và rau là hai loại thực phẩm phổ biến. Rất nhiều món ăn xuất phát từ trồng trọt như cà, dưa muối, rau muống… trở thành quốc hồn quốc túy của ẩm thực Việt Nam. Canh bầu nấu tôm là một món ăn như vậy. Cho đến nay, đây vẫn là món canh được người Việt say mê, yêu thích.

Chúc p hk tốt

4 tháng 3 2017

cảm ơn b nhìu

hehe

28 tháng 9 2017

-Ca dao: la nhung bai tho cua dan ca va nhung bai tho mang phong cach nghe thuat chung voi loi tho cua dan ca.

-Dan ca: la nhung sang tac dan ca ket hop giua loi va nhac tuc la cac cau hat dan ca trong dien xuong.

29 tháng 3 2017

-Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.

-Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặcca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học

29 tháng 3 2017

-. Ca Dao là những bài ca ngắn có vần, điệu để nói lên quan niệm về Vũ trụ, Thiên nhiên, Cuộc sống, Con người, và Xã hội
-. Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian". Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn.

14 tháng 10 2017

Với mỗi người trong số tất cả chúng ta, hẳn ai cũng có cho mình một quê hương. Nhìn nhận về quê hương của mỗi con người hẳn cũng có nhiều điểm khác nhau, nhưng tôi tin tất cả mọi người đều có một niềm tự hào về quê hương mình và với tôi cũng vậy.

Quê hương Hà Tĩnh của tôi nghèo lắm và cũng xa xôi, cách trở những chốn đô thị hào nhoáng và phồn hoa tại các thành phố lớn. Không chỉ nghèo, Hà Tĩnh còn là nơi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của những cơn bão lớn, những đợt gió lào nóng cháy da, cháy thịt… Nhưng không vì vậy mà người dân mất hết đi niềm tin trong cuộc sống mà trái lại càng khiến tình yêu quê hương trong họ ngày càng da diết và cháy bỏng hơn bao giờ hết. Dù không có sự ưu ái từ thiên nhiên nhưng người dân Hà Tĩnh vẫn vượt qua những gian nan cách trở, chịu thương, chịu khó và điều đó khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn.

Tình yêu quê hương đất nước của con người Hà Tĩnh được gây dựng từ một lịch sử hào hùng, đầy bi tráng. Từ những cuộc khởi nghĩa nổi tiếng như Khởi nghĩa Hương Khê hay đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 Xô Viết Nghệ Tĩnh và rất nhiều cuộc đấu tranh nổi dậy khác nữa. Nổi bật lên là những tấm gương như Lý Tự Trọng, Phan Đình Phùng, Hà Huy Tập… Qua những cuộc đấu tranh, những tấm gương anh hùng như vậy có thể thấy được tinh thần đoàn kết son sắt, sự dũng cảm, hy sinh khi Tổ quốc cần, sự yêu thương đùm bọc nhau trong hoạn nạn… Đến nay truyền thống đó vẫn được nối tiếp bằng những con người luôn chịu khó học tập, lao động tăng gia sản xuất làm giàu cho quê hương đất nước.

Hà Tĩnh là một mảnh đất nghèo nhưng đầy thơ mộng, ai có dịp qua Hà Tĩnh sẽ được nghé qua những bãi biển trải dài cát trắng, những đồi núi xanh bên những con sông xanh, những di tích lịch sử gắn bó qua một quãng thời gian dài dựng nước và giữ nước như: Ngã ba Đồng Lộc... Bên cạnh đó những vùng quê mang vẻ đẹp đắm say với những con người chất phác, thân thiện và gần gũi khiến ai qua cũng thấy trở nên thoải mái trong lòng.

Hà Tĩnh luôn tạo cho mình một hình ảnh đẹp trong mắt mọi người, trong những câu hát thì tha thiết và đắm say:

“ Chứ đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh, nhớ dòng sông La, nhớ biển rộng mà quê ta, những cánh đồng muối trắng…”

“ Nay anh trở về bên dòng sông la, con đò vẫn nguyên, dòng sông còn đó, câu hò quê mình mộc mạc mà thương….”

Đó là những vẻ đẹp rất chân quê và rất đời thường và cũng rất Hà Tĩnh, đó là dòng sông La chảy vào hồn người như tắm mát cho cuộc đời bao nhiêu thế hệ, ngọn núi Hồng bên sông vươn tận bầu trời, những điệu hò ví dặm ngân lên như muốn gọi những người xa xứ trở về với Hà Tĩnh…và nhẹ lòng mình ôm chặt vào đất quê hương để thấy được chữ yêu hai tiếng nhẹ nhàng Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh trong trái tim những người con đi xa là những nỗi nhớ da diết. Đến những vùng đất xa xôi, những thành phố lớn để học tập, làm việc và lập nghiệp, biết bao trái tim đã thổn thức hướng về Hà Tĩnh. Nhớ về Hà Tĩnh là nhớ về nơi chôn rau, cắt rốn, nhớ những lần thả diều bên bờ đê, tắm mát dưới sông quê, những lần bị mẹ đánh đòn vì những trò nghịch dại… vì hai chữ Hà Tĩnh đã ăn sâu trong tầm hồn mỗi con người từ hình ảnh giản dị như vậy nên làm sao có thể nguôi được nỗi nhớ. Nhắc đến quê hương tôi cảm thấy tâm đắc với những dòng thơ mà nhà thơ Hoàng Trung Quân đã viết:

Quê hương là gì hả mẹ

Mà cô giáo dặn phải yêu

Quê hương là gì hả mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều.

Có thể có nhiều người sẽ đưa ra được một định nghĩa về quê hương, nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ đúng và đủ. Quê hương thực sự mang nghĩa rộng với bao ký ức, bao dòng cảm xúc thực sự lắng đọng mà mỗi người sẽ diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Với Hà Tĩnh cũng vậy, nỗi nhớ đong đầy với nhiều cảm xúc không thể diễn tả hết qua những dòng bút. Khi đi xa biết nhớ đến Hà Tĩnh, thì đó là những con người yêu quê hương da diết, bỏ qua những thực tại lao động, học tập vất vả để hướng về những giá trị địch thực không có gì có thể mua được.

Xã hội ngày càng phát triển hẳn không ít người sẽ quên đi những giá trị nhân văn đích thực. Không có tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống mỗi con người trở nên thực dụng, đi theo những lợi ích mang tính thời đại, một vòng xoáy của tiền bạc và danh vọng. Hướng về quê hương đất nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, cho tôi dòng ký ức thuở xưa và đó là chốn yên bình nhất trong mỗi con người.

14 tháng 10 2017

ảo quá oaoa

10 tháng 11 2016

bác hồ rất yêu quê hương

11 tháng 11 2016

ờ ờ, tks pn

28 tháng 3 2017

Ca Huế trên sông Hươnglà một bài tùy bút đặc sắc, giàu chất thơ của Hà Ánh Minh đã đăng trên báo Người Hà Nội. Bài tùy bút đã ngợi ca vẻ đẹp phong phú, đặc sắc, độc đáo của những điệu hò, bài lí, những bài dân ca Huế, những khúc nhạc, những tiếng đàn réo rắt du dương đầy sức quyến rũ, thể hiện một cách tuyệt đẹp tâm hồn con người Huế xưa và nay. Hà Ánh Minh cho biết “xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò” như: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, hò mái nhì, hò mái đẩy, ru em, giã điệp, giã vôi, bài chòi, bài tiệm, nàng vung... Bà con xứ Huế cất tiếng hò trong lao động sản xuất, hay trong mọi sinh hoạt đồng quê, “hò khi đánhcá trên sông ngòi, biền cả, hò lúc cày cấy, gặt hái, trồng cây, chăn tằm”... Hò xứ Huế, ý tình “trọn vẹn”, từ ngữ địa phương được dùng “nhuần nhuyễn”, ngôn ngữ diễn tả “thật tài ba-phong phú”. Giọng điệu cũng muôn màu muôn vẻ: hồ đưa kinh ﴾tông tiễn linh hồn﴿ thì “buồn bã”; chèo cạn, hò giã gạo, hò mái nhì, mái đẩy, bài chòi... thì “náo nức, nồng hậu tình người". Các điệu hò lơ, hò xay lúa, hò nện... “thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế”. Dân ca Huế còn nổi tiếng với các điệu lí rất tình tứ, dịu ngọt như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam...

Bài tùy bút đã ngợi ca phong cảnh, đặc sắc, độc đáo của những điệu hò, bài những bài dân ca Huế, những khúc ca, những tiếng đàn réo rắt du dương đầy sức quyến rũ, thể hiện một cách tuyệt tác tâm hồn con người Huế xưa và nay.

Hà Ánh Minh cho biết “xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò” như: chèo cạn, hò đưa linh, hò giã gạo, hò mái nhì, hò mái đẩy, ru em, giã điệp, giã vôi, bài chòi, bài tiệm, nàng vung... Bà con xứ Huế cất tiếng hò trong lao động sản xuất, hay trong mọi sinh hoạt đồng quê, “hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cày cấy, gặt hái, trồng cây, chăn tằm,... Hò xứ Huế, ý tình “trọn vẹn” từ ngữ địa phương được dùng “nhuần nhuyễn”, ngôn ngữ diễn tả “thật tài ba phong phú”. Giọng điệu cũng muôn màu muôn vẻ: hò đưa linh (tống tiễn linh hồn) thì “buồn bã”: chèo cạn, hò giã gạo, hò mái nhì, mái đẩy, bài chòi,... thì “náo nức nồng hậu tình người”. Các điệu hò lơ, hò xay lúa, hò nện... “thể hiện lòng khao khát, nổi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế”. Dân ca Huế còn nổi tiếng với các điệu lí rất tình tứ, dịu ngọt như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam,... Ví dụ:

“Thuyền từ Đông Ba, thuyền qua Đập Đá,
Thuyền về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình,
Lờ đờ bóng ngả trăng chênh,
Giọng hò vang vọng, nhắn tình nước non...”

hay:

“Trước bến Phú Văn Láu,
Ai ngồi ai câu, ai sầu ai thảm,
Ai thương ai câm, ai nhớ ai trông.
Thuyền ai thấp thoáng bên sông,
Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non...”

hay:

“Nước trong xanh bên thành con én trắng,
Thang cánh bay, muôn dặm xa xăm.
Anh đi mô không bóng không tăm
Năm canh em đợi ruột tằm héo hon”

Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Ca Huế là sự kết hợp hài hòa giữa dòng ca nhạc dân gian đậm đà, đắm say và ca nhạc cung đình, nhã nhạc “trang trọng uy nghi”. Ca Huế rất phong phú thể hiện theo 2 dòng lớn: điệu Bắc và điệu Nam với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc.

Điệu Nam như: nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành quân,... thì “buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”,... Ví dụ:

Đây là lời ca - khúc Hành Vân:

“Một đôi lời (một đôi lời),
Nhắn bạn tình ơi!
Thề non nước, giao ước kết đôi,
Trăm năm tạc dạ.
Dầu xa cách, song tình thương chớ phụ thì thôi.
Niềm trọn niềm, xin đừng xao nhãng.
Trời kia định nợ ba sanh,
Dẹp duyên lành,
Trọn niềm phu phụ, bậc tài danh (tài danh).
Dầu tiên cỏ tại non Bồng.
Kết mối tơ hồng,
Ấy thời trông (thời trông)
Nghĩa sắt cầm
Hòa hợp trăm năm.
Bởi vì xa cách, nhắn nhe cùng bạn tri âm.”

Và đây là lời ca - điệu Nam Bình:

“Ôi! tan hợp xiết bao,
Tháng ngày đợi chờ non nước.
Ngàn dặm chơi vơi
Mấy lời, nào dễ sai lời.
Ai ơi! chớ đem dạ đổi dời,
(Ưng tình ưa ý) ưng tình thêm càng ưa ý.
Thiệt là đặng mấy người,
Lại sai lời.
Tương tri cho đá vàng, thêm lại yêu vì.
Nhớ khi cuộc rượu câu thi,
Thêm càng thương tiếc, phong lưu ai bì.
Nặng vì tình, tình đôi ta,

-----------------

duyên trao nợ, rằng ai.
Buộc lại người xinh,
Lời hẹn ba sinh,
Vấn vương tơ tình”...

Ca Huế rất phong phú, đa dạng, biến hóa về âm hưởng, thể điệu và lời ca. Âm hưởng các bản nhạc điệu Bắc pha phách điệu Nam thì “không vui, không buồn” như “tứ đại cảnh”. Thể điệu ca Huế có “sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”. Lời ca thì trăm màu trăm vẻ: “thong thả, trang trọng, trong sáng” gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch

... “Nước non ngàn dặm
Ra đi
Cái tình chi...”
(Câu ca Nam Bình)

... “Nguồn ân ai dám đâu vơi đầy;
Thương càng bận, làm óc bận lòng đây,
Vấn vương tình tự vì dây,
Tơ hồng khéo xe, thực là may!...”
(Câu ca Cổ bản)

Ca Huế rất hấp dẫn đối với du khách vì không gian trình diễn là trên một con thuyền rộng to và dài, đầu rồng như muốn bay lên; sàn gỗ bào nhẵn, mui vòm trang trí lộng lẫy. Đêm xuống, màn sương dày lên. Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông Hương gợn sóng. Con thuyên bồng bềnh. Những đêm ca Huế tuyệt vời như vậy.

Dàn nhạc dân tộc trong đêm ca Huế có đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh để gõ nhịp, có đủ mặt anh tài tham gia.

Các ca công rất trẻ, nam với áo dài the, quần thụng, khăn xếp; nữ rất xinh đẹp mặc áo dài, khăn đóng, duyên dáng. Nghệ thuật biểu diễn vô cùng điêu luyện, đủ các ngón đàn trau chuốt như: ngón nhấn, mổ, vổ, vá, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi,... nghe rất du dương, trầm bổng, réo rắt, lúc khoan lúc nhặt tiết tấu xao động tận đáy hồn người.

Hòa cùng tiếng đàn, nhịp phách là “sóng vỗ ru mạn thuyền”, là tiếng gà gáy bên làng Thọ Quang, tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh... Đêm về khuya, chùa Thiên Mụ mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát vàng... Khung cảnh ấy thật huyền ảo, thơ mộng. Giữa không gian ấy lúc đêm đã về khuya, các ca nhi đẹp như những nàng tiên cá lên những điệu Nam “nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn..”.

Đúng như tác giả đã nói: “Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ”. Gà gáy đã sang canh mà trong khoang thuyền “ vẫn đầy ắp lời ca, tiếng nhạc”.

Hà Ánh Minh, một lữ khách thích giang hồ, lần đầu được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương không bao giờ có thể quên. Lúc bước xuồng thuyền rồng “với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu “. Lúc nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế “với tâm trạng chờ đợi rộn lòng”. Say đắm trong lời ca tiếng nhạc du dương, tác giả cảm thấy: “Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng trôi”. Ca Huế, chính là nội tâm con gái Huế “thật phong phú và âm thầm, kín đáo và sâu thẳm “. Nhận xét ấy rất xác đáng, rất phong tình và tài hoa. Câu văn như rung động, cảm xúc dồn nén lại, lắng đọng và bâng khuâng.

Trong chúng ta, ai đã được tham dự, được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương?. Và những ai trong chúng ta đã có ít nhiều hiểu biết về dân ca Huế và tâm hồn Huế?.

Huế đẹp và thơ. Cảnh sắc thiên nhiên đẹp. Nhất là sông Hương - bài thơ trữ tình của cô đô Huế. Những câu hò, những bài ca Huế với tiếng đàn tranh, đàn tam, đàn nguyệt huyền diệu... mãi mãi in sâu vào tâm hồn người gần xa...

“Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ
Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt...”
(Câu hát)

Ca Huế, ấy là tâm hồn Huế mộng mơ:

“Nêu không có điệu Nam ai,
Sông Hương thức suốt đêm dài làm chi?”
(Hà Thúc Quả)

Qua bài tùy bút “Ca Huế trên sông Hương “, Hà Ánh Minh dành những lời đẹp nhất, hay nhất ngợi ca một thú chơi tao nhã của con người núi Ngự sông Hương đã bao đời nay. Ca Huế, hò Huế mãi mãi để thương để nhớ trong lòng ta:

“Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương!
Mái nhì man mác nước sông Hương...”
(Quê mẹ - Tố Hữu)

Hò Huế, ca Huế và những tiếng đàn réo rắt du dương trong những đêm trăng ca Huế trên sông Hương là một nét đẹp của miền văn hóa Huế rất đáng trân trọng và tự hào.

Hà Ánh Minh với cảm xúc “hồn thơ lai láng” của một lữ khách đã giới thiệu cho ta biết các điệu hò, bài ca Huế, hình ảnh các nhạc công và các ca nhi tài hoa, điệu nghệ, cách trình diễn những đêm ca Huế trên sông Hương. Câu văn của Hà Ánh Minh rất giàu chất thơ khi viết về thiên nhiên, gió, trăng, sóng, con thuyền, chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên... cảnh và tình, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện. Câu hát, lời ca và tiếng đàn du dương hòa quyện, được nói đến với bao cảm xúc dạt dào:

“Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng”. Hoặc: “Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương...”.

Bài tùy bút của Hà Ánh Minh như đang vẫy gọi, mời chào mỗi chúng ta đến với Huế mộng mơ ít nhiều khao khát:

“Xin chào Huế một lần anh đến,
Để ngàn lần anh nhớ trong mơ”...
(Thu Bồn)

27 tháng 4 2017

Còn chưa thi lận mà pạn