Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Mục đích thí nghiệm: Đo được tốc độ truyền âm trong không khí
* Dụng cụ:
– Ống cộng hưởng (1) trong suốt bằng nhựa, dài 70 cm, đường kính 40 mm, có gắn thước thẳng.
– Pit-tông bằng kim loại bọc nhựa (2), đường kính 38 mm, có vạch chuẩn xác định vị trí.
– Dây treo pit-tông (3) dài 1,5 m, một đầu có móc treo, vắt qua ròng rọc có đường kính 40 mm.
– Hệ thống giá đỡ gồm trụ thép đặc (4), dài 75 cm, đường kính 10 mm và để ba chân bằng thép. – Loa điện động (4 Ω – 3 W) (5), lắp trong hộp bảo vệ có cán bằng trụ thép và lỗ cắm điện.
– Máy phát tần số (0,1 Hz – 1 kHz) (6), tín hiệu hình sin, điện áp ra cực đại 14 V.
– Bộ hai dây nối mạch điện (7), dài 50 cm, hai đầu có phích cắm.
* Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Bố trí thí nghiệm như Hình 10.3. Đặt loa điện động gần sát đầu hở của ống cộng hưởng.
Bước 2: Dùng hai dây dẫn điện cấp điện cho loa từ máy phát tần số.
Bước 3: Điều chỉnh thang do trên máy phát sang vị trí 100 Hz – 1 kHz. Điều chỉnh tần số sóng âm cho phù hợp. Bước 4: Điều chỉnh biên độ để nghe được âm phát ra từ loa vừa đủ to.
Bước 5: Kéo dẫn pit-tông lên và lắng nghe âm phát ra. Xác định vị trí thứ nhất của pit-tông khi âm nghe được to nhất và xác định chiều dài cột khí l1 tương ứng. Ghi số liệu vào Bảng 10.2.
Bước 6: Tiếp tục kéo pit-tông lên và xác định vị trí thứ hai của pit-tông khi âm nghe được lại to nhất và xác định chiều dài cột khí l2 tương ứng. Ghi số liệu vào Bảng 10.2.
Bước 7: Cho pit-tông về lại sát miệng ống, lặp lại các bước 5 và 6 thêm 4 lần nữa. Ghi số liệu vào Bảng 10.2.
1. Âm thanh tạo ra từ âm thoa làm các phân tử không khí dao động truyền lời micro hoặc cảm biến âm thanh tạo ra dòng điện dao động, tín hiệu này được đưa vào dao động ki và hiển thị trên màn hình dạng đồ thị
2. Vì thí nghiệm đã biến đổi dao động cơ thành dao động điện nhờ micro, đưa tín hiệu từ micro vào dao động kí điện tử, hình ảnh thu được trên màn hình của dao động kí chính là đồ thị biểu diễn dao động âm.
3. Thiết phương án thí nghiệm và bố trí thí nghiệm như hình 10.4:
Nối micro và bộ khuyếch đại tín hiệu vào dây đo.
Nối dây đo vào cổng tín hiệu của dao động kí điện tử.
Đặt TRGGER MODE ở chế độ AUTO.
Điều chỉnh VOLTS/DIV cho tới khi thấy sóng trên màn hình.
Đặt micro cách âm thoa một khoảng 20 cm, dùng búa cao su gõ âm thoa.
4. Thực hiện thí nghiệm trong môi trường yên tĩnh, đặt âm thoa và micro trong hộp cách âm.
Tham khảo:
* Mục đích:
Kiểm chứng tác dụng mạnh hay yếu của dòng diện.
* Dụng cụ:
– Pin (1), các dây nối (2) và khoá K (3).
– Biến trở (là điện trở có giá trị có thể thay đổi được) (4).
– Ampe kế (5).
– Bóng đèn sợi đốt (6).
* Tiến hành thí nghiệm
Bước 1: Bố trí thí nghiệm như sơ đồ trong Hình 16.3.
Bước 2: Đóng khoá K, điều chỉnh biến trở. Ứng với mỗi giá trị của biến trở, ghi nhận giá trị cường độ dòng điện được đo bởi ampe kế và nhận xét về độ sáng của bóng đèn.
* Báo cáo kết quả thí nghiệm:
Nhận xét về mối liên hệ giữa độ sáng của đèn và số chỉ của ampe kế khi thay đổi giá trị của biến trở.
Ta sử dụng 1 sợi dây không dãn buộc một đầu vào thiết bị tạo rung khi đó tần số của sóng trên sợi dây là tần số của thiết bị tạo rung và từ đó chúng ta xác định được phương trình.
Tham khảo:
* Mục đích:
Đo suất điện động và điện trở trong của pin chưa qua sử dụng và pin đã qua sử dụng.
* Cơ sở lí thuyết:
Xét mạch điện gồm một nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r mắc nối tiếp với mạch ngoài gồm điện trở R, có giá trị đã biết và biến trở R mắc nối tiếp như Hình 20.1. Xem điện trở của các dây dẫn không đáng kể.
Khi đóng khoá K, trong mạch xuất hiện dòng điện có cường độ là I được xác định theo công thức:
(20.1)
Từ (20.1), ta suy ra công thức xác định hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R là:
(20.2)
Từ (20.1) và (20.2), ta thấy khi thay đổi R thì I và U cũng thay đổi. Theo (20.2), đồ thị mô tả mối quan hệ giữa I và U là một đoạn thẳng như Hình 20.2. Đoạn thẳng này có đường kéo dài cắt trục tung OU (khi I = 0) tại điểm có giá trị Um = E và cắt trục hoành OI (khi U = 0) tại điểm có giá trị .
Lưu ý: Khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện có giá trị đúng bằng suất điện động E. Nếu mắc hai cực của nguồn điện với một vôn kế có điện trở rất lớn (cỡ ) thì số chỉ của vốn kế gần đúng bằng E.
* Dụng cụ:
− 2 pin: 1 pin chưa sử dụng và 1 pin đã qua sử dụng, hộp đựng pin (1).
– 1 biến trở R (2).
– 1 điện trở R0 đã biết giá trị (3).
– 2 đồng hồ đo điện đa năng hiện số dùng làm ampe kế một chiều và vôn kế một chiều (4).
– Khoá K (5).
– Bảng điện (6) và dây nối (7).
* Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Lắp mạch điện như Hình 20.1.
Lưu ý: Đồng hồ đo thứ nhất dùng làm ampe kế được mắc nối tiếp với biến trở và điện trở R0 đồng hồ đo thứ hai dùng làm vôn kế được mắc song song với biến trở.
Bước 2: Chọn pin cần đo để lắp vào hộp đựng pin.
Bước 3: Chọn thang đo thích hợp cho hai đồng hồ đo điện đa năng và để biến trở ở giá trị lớn nhất.
Bước 4: Đóng khoá K. Đọc giá trị của cường độ dòng điện chạy trong mạch và hiệu điện thế U giữa hai đầu biến trở, ghi số liệu vào Bảng 20.1.
Bước 5: Thay đổi giá trị R của biến trở, ứng với mỗi giá trị của biến trở, đọc giá trị của I và U tương ứng, ghi số liệu vào Bảng 20.1.
Lưu ý:
+ Cần ngắt khoá K sau mỗi lần lấy số liệu.
+ Ứng với mỗi pin, cần lấy ít nhất 5 cặp số liệu (I, U) để giảm sai số trong quá trình xử lí số liệu.
* Báo cáo kết quả thí nghiệm:
– Dựa vào bảng số liệu, vẽ đồ thị mô tả mối quan hệ giữa I và U.
– Xác định suất điện động và điện trở trong r của pin từ đồ thị.
Tham khảo:
Gợi ý một phương án thí nghiệm như sau:
– Dụng cụ: Túi/ dây nylon, thanh nhựa, giấy khô.
– Cách thực hiện: Cắt túi/ dây nylon thành những sợi mảnh, có chiều dài như nhau và buộc một đầu của chúng lại với nhau. Dùng giấy khô cọ xát lên mặt các sợi nylon và thanh nhựa. Tung chùm nylon lên và đưa thanh nhựa ở phía dưới chùm nylon ta sẽ thu được điện phổ của một vật tích điện.
- Ta mắc hai cực của pin với một vôn kế có điện trở rất lớn thì số chỉ của vôn kế gần đúng bằng E..
- Thực hiện thí nghiệm lần lượt với hai pin, các em thu được số chỉ vôn kế và so sánh với giá trị ghi trên pin sẽ thấy số chỉ vôn kế gần đúng bằng E..
Ta nối 2 thanh kim loại bằng dây nối với mỗi cực của pin, ta pha thuốc tím vào bình trong suốt dựn dầu cách điện sau đó gõ nhẹ vào bình ta sẽ thu được hình ảnh của đường sức điện của điện trường đều.
Mục đích thí nghiệm: Đo được tần số của sóng âm.
* Dụng cụ:
– Nguồn âm (1)
+ Loa điện động được kết nối với máy phát tấn số.
+ Âm thoa, búa và âm thoa gắn trên hộp cộng hưởng (Hình 10.1b).
– Micro (2) để chuyển dao động âm thành dao động điện.
– Dao động kí điện tử (3).
* Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Bố trí thí nghiệm như Hình 10.2.
Bước 2: Sử dụng nguồn âm là loa điện động, đặt loa gần micro (chú ý đảm bảo không có nguồn âm khác ở gần).
Bước 3: Bật micro và dao động kí ở chế độ làm việc.
Bước 4: Bật máy phát tần số
Bước 5: Điều chỉnh dao động kí để ghi nhận tín hiệu. Lặp lại bước 2 đến bước 5 khi sử dụng nguồn âm là âm thoa.