Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nhiệt độ trung bình tháng I, nhiệt độ trung bình tháng VII và nhiệt độ trung bình năm đều có sự thay đổi từ Bắc vào Nam.
+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (Hà Nội: 23,50C, Huế: 25,10C, TP.Hồ Chí Minh: 27,10C).
+ Nhiệt độ trung bình tháng I: cũng tăng dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn: 13,30C, Huế: 19,70C, TP. Hồ Chí Minh: 25,80C)
+ Nhiệt độ trung bình tháng VII: cao nhất ở khu vực miền Trung (Huế: 29,4; Quy Nhơn: 29,70C), khu vực miền Nam và Bắc Bộ có nhiệt độ thấp hơn tuy nhiên vẫn ở mức cao trên 270C (Lạng Sơn: 270C, Hà Nội: 28,90C, TP. Hồ Chí Minh: 27,10C).
- Giải thích:
+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng lớn, nhiệt độ tăng dần.
+ Tháng I, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Bắc Nam rõ rệt do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, nhiệt độ giảm sâu; miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm.
+ Tháng VII, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt.
Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở miền Trung vì vào thời điểm này miền Trung chịu tác động mạnh mẽ của hiệu ứng phơn khô nóng. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng VII thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn (tháng nóng nhất ở TP.Hồ Chí Minh là tháng IV: 28,90C).
Nhớ tick cho mình nha! Chúc bạn học tốt
Nhận xét
Hoàng Liên Sơn
Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm thấp 12,8 ° C.
+ Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7, 8 (16,4 ° C), tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (7,1 ° C).
+ Biên độ nhiệt năm là 9,3 ° C.
Chế độ mưa:
+ Tổng lượng mưa trung bình năm cao nhất đạt 3553 mm.
+ Mùa mưa kéo dài 7 tháng (từ tháng 4 đến tháng 10), tổng lượng mưa trong các tháng này đạt 3168 mm (chiếm 89,2% lượng mưa cả năm). Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7 (680 mm).
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Mộc Châu
Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao 23,6 ° C, có 4 tháng nhiệt độ dưới 20 ° C.
+ Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 (28,9 ° C), tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (17,4 ° C).
+ Biên độ nhiệt trung bình năm cao 11,5 ° C
Chế độ mưa:
+ Tổng lượng mưa trung bình năm là 1746 mm.
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 9 (396 mm). Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhận xét và giải thích
Tổng diện tích rừng của nước ta có nhiều biến đổi do sự biến đổi của diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng.
Sự biến đổi tổng diện tích rừng làm cho độ che phủ rừng của nước ta cũng có sự biến đổi tương ứng.
Năm 1943, diện tích rừng nước ta hoàn toàn là rừng tự nhiên, chưa có rừng trồng.
từ năm 1943 đến năm 1983, diện tích rừng trồng tang 0,4 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha nên tổng diện tích rừng của nước ta trong giai đoạn nay giảm 7,1 triệu ha (từ 14,3 triệu ha năm 1943 xuống cón 7,2 triệu ha năm 1983), trung bình mỗi năm mất đi 0,18 triệu ha rừng. Tổng diện tích có rừng giảm làm cho độ che phủ rừng cũng giảm theo và giảm đi 21,8%.
Nguyên nhân: Do khai thác quá mức, đốt rừng làm rẫy, chiến tranh, cháy rừng.
Từ 1983 đến năm 2010, diện tích rừng trồng tang 2,7 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên ngày càng được phục hổi, tang 3,5 triệu ha. Vì vậy tổng diện tích rừng của nước ta trong giai đoạn này tang 6,2 triệu ha, khiến cho độ che phủ rừng của nước ta cũng tăng 17,5%.
Nguyên nhân: do chính sách bảo vệ rừng và đẩu mạnh việc trồng rừng,
Sự biến động diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng chứng tỏ chất dượng rừng của nước ta giảm.
Nhận xét
Nền nhiệt của Vũng Tàu cao hơn Hạ Long.
Nhiệt độ trong năm của Vũng Tàu ổn định hơn ở Hạ Long.
Nhận xét
Nhiệt độ trung bình tháng 1 và trung bình năm của các địa điểm có sự chênh lệch theo chiều hướng tăng dần từ Bắc vào Nam. Sự chênh lệch rõ nhất là vào tháng 1: Lạng Sơn 13 , 3 o C , TP. Hồ Chí Minh 25 , 8 o C .
Nhiệt độ trung bình tháng 7 giữa các địa điểm ít có sự chênh lệch.
Biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam.
Nguyên nhân
Càng vào Nam, càng gần xích đạo thì bề mặt Trái Đất càng nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn và khoảng thời gian giữa hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh dài hơn.
Tháng 1, chênh lệch nhiệt độ từ Bắc vào Nam rõ rệt vì miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.
Tháng 7, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng 7 thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn (tháng nóng nhất ở TP. Hồ Chí Minh là tháng 4: 28 , 9 o C ).