K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2017

a) Vẽ biểu đồ

 

Biểu đồ thể hiện quy mô và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta, giai đoạn 1960 – 2009

 

 

 

 

 

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

Trong giai đoạn 1960 - 2009:

- Dân số nước ta tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng khá nhanh, từ 30,2 triệu người (năm 1960) lên 86,0 triệu người (năm 2009), tăng 55,8 triệu người (tăng gấp 2,85 tần), trung bình tăng 1,14 triệu người/năm.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm, từ 3,9% (năm 1960) xuống còn 1,1% (năm 2009), giảm 2,8% .

* Giải thích

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm là do tác động của chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình và nhận thức của người dân được nâng cao làm giảm nhanh tỉ lệ sinh, kéo theo gia tăng dân số giảm.

- Dân số nước ta tăng khá nhanh mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm là do gia tăng dân số giảm nhưng vẫn dương, quy mô dân số ngày càng lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ đông, nên dân số hàng năm vẫn tăng nhanh. 

18 tháng 10 2023
Trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2017, dân số của Việt Nam đã tăng đáng kể. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, dân số năm 1989 là khoảng 64,4 triệu người, trong khi đó dân số năm 2017 đã tăng lên khoảng 95,5 triệu người. Điều này cho thấy rằng dân số của Việt Nam đã tăng hơn 30 triệu người trong khoảng thời gian 28 năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số đã giảm dần trong những năm gần đây, từ mức cao nhất vào những năm 1990 đến 2000, và hiện nay đang ở mức khoảng 1,1% mỗi năm.
11 tháng 2 2018

Biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta, giai đoạn 1960 - 2011 

 

b) Nhận xét

- Tỉ suất sinh của nước ta có xu hướng giảm nhanh trong giai đoạn 1960 - 2011, giảm từ 46,0%o xuống còn 16,6%o, giảm 29,4%o.

- Tỉ suất tử giảm nhanh trong giai đoạn 1960 - 1965 (giảm 5,3%o), sau đó dao động trong khoảng 5%o đến 8,4%o trong suốt giai đoạn 1965 - 2011.

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta có xu hướng ngày càng giảm nhanh, từ 3,4% (năm 1960) xuống còn 0,97% (năm 2011), giảm 2,43%.

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên không đều giữa các giai đoạn:

+ Giai đoạn 1960 - 1976: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao, trung bình trên 3%.

+ Giai đoạn 1979 - 1993: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao trên 2%.

+ Giai đoạn 1999 - 2011: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên đã giảm mạnh và dao động trong khoảng 0,97% - 1,63%.

 

 

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
20 tháng 7 2023

Giai đoạn 1960 - 2007:

- Dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta đều tăng.

+ Dân số thành thị tăng từ 4,73 triệu người (năm 1960) lên 23,37 triệu người (năm 2007), tăng gấp 4,9 lần.

+ Dân số nông thôn tăng từ 25,44 triệu người (năm 1960) lên 61,80 triệu người (năm 2007), tăng gấp 2,4 lần.

- Dân số thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn dân số nông thôn.

14 tháng 5 2019

a) Vẽ biểu đồ

- Tính bán kính đường tròn ( r 1989 r 1999 r 2009 ):

r 1989 = 1   đ v b k

r 1999 = 76 , 6 64 , 4 = 1 , 09   đ v b k

+ r 2009 = 86 64 , 4 = 1 , 16   đ v b k

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta, năm 1989, năm 1999 và năm 2009

b) Nhận xét và giải thích

- Trong giai đoạn 1989 - 2009, cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta có sự thay đổi khá rõ rệt:

+ Tỉ lệ nhóm tuổi 0 - 14 giảm nhanh, từ 39,0% (năm 1989) xuống 25,0% (năm 2009), giảm 14,0%.

+ Tỉ lệ nhóm tuổi 15-59 tăng, từ 53,8% lên 66,1%, tăng 12,3%.

+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 trở lên tăng, từ 7,2% lên 8,9%, tăng 1,7%.

ð Qua đó cho thấy kết cấu dân số nước ta đang chuyển từ dân số trẻ sang dân số già.

- Nguyên nhân:

+ Do chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình được thực hiện khá triệt để, nhận thức của người dân không ngừng được nâng lên dã làm giảm tỉ lệ sinh.

+ Do sự phát triển y tế, đời sống được nâng cao làm tăng tuổi thọ trung bình.