Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Sự khác biệt về thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp năng lượng giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Đông Nam Bộ
-Lợi thế của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với Đông Nam Bộ
+Nguồn than đá có trữ lượng lớn nhất nước ta
+Các hệ thống sông ở đây có trữ năng thuỷ điện lớn hơn các hệ thống sông ở Đông Nam Bộ, tiêu biểu là hệ thống sông Hồng (chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện cả nước)
-Lợi thế Đông Nam Bộ so với Trung du và miền núi Bắc Bộ
+Có nguồn dầu mỏ trữ lượng lớn
+Khí tự nhiên hàng trăm tỉ m 3
b) Tên 3 ngành công nghiệp trọng điếm và những sản phẩm tiêu biểu của các ngành đó ở Đông Nam Bộ
*Đông Nam Bộ là vùng có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm phát triển mạnh nhất nước ta, vì
-Là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, có thế mạnh về tự nhiên
-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào có trình độ cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn
-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất so với cả nước
-Thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước
-Chính sách quan tâm của Nhà nước,..
- Chuyển bảng số liệu ở SGK thành bảng số liệu tương đối (số liệu %):
Các loại trang trại | Cả nước | Đông Nam Bộ | Đồng bằng sông Cửu Long |
Tổng số | 100,0 | 100,0 | 100,0 |
Trang trại trồng cây hàng năm | 28,7 | 10,7 | 44,9 |
Trang trại trồng cây lâu năm | 16,0 | 58,3 | 0,3 |
Trang trại chăn nuôi | 14,7 | 21,4 | 3,6 |
Trang trại nuôi trồng thủy sản | 30,1 | 5,3 | 46,2 |
Trang trại thuộc các loại khác | 10,5 | 4,3 | 5,0 |
- Nhận xét và giải thích:
+ Ở Đông Nam Bộ: trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ trọng lớn nhất, do ở đây có điều kiện thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm (đất đai, khí hậu). Tiếp đến là trang trại chăn nuôi, phát triển dựa trên điều kiện nguồn thức ăn thuận lợi và nhu cầu thực phẩm rất lớn của các trung tâm công nghiệp và thành phố lớn.
+ Ở Đồng bằng sông Cửu Long, trang trại nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỉ trọng lớn nhất, do ở đây có nhiều điều kiện cho nuôi trồng thuỷ sản (sông ngòi, kênh rạch, bãi triều, mặt nước ruộng sâu,..). Tiếp đến là trang trại trồng cây hàng năm, phát triển dựa trên các điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu và nhu cầu...
- Tài nguyên khoáng sản: vật liệu xây dựng, đặc biệt cát làm thủy tinh (Khánh Hòa), vàng Bồng Miêu (Quảng Nam), dầu khí (thềm lục địa ở Cực Nam Trung Bộ). Vùng rất hạn chế về tài nguyên nhiên liệu, năng lượng.
- Công nghiệp chủ yếu là cơ khí, chế biến nông - lâm - thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng. Trong vùng có một số nhà máy thủy điện quy mô trung bình như sông Hĩnh (Phú Yên), Vĩnh Sơn (Bình Định), tương đôi lớn như Hàm Thuận - Đa Mi (Bình Thuận), A Vương (Quảng Nam).
- Đã hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp, lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết. Hiện nay đang đầu tư xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất.
a) Nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
- Khoáng sản: trong vùng có một số khoáng sản như ti tan (Bình Định, Nha Trang,...), vàng (Quảng Nam, Bình Định), sắt (Quảng Ngãi), cát thuỷ tinh trên bán đảo Hòn Gốm, Nha Trang (Khánh Hòa), nước khoáng (Bình Thuận), các loại khoáng sản vật liệu xây dựng (cát, đá vôi) ở một số tỉnh, ở thềm lục địa Duyên hải Nam Trung Bộ có các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận). Dọc bờ biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề làm muối.
- Nguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản để phát triển các ngành công nghiệp chế biến.
- Một số hệ thống sông có trữ năng thuỷ điện, cho phép xây dựng các nhà máy thuỷ điện quy mô vừa và nhỏ như Sông Hinh, Vĩnh Sơn, A Vương,...
b) Hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
- Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ liên tục tăng trong giai đoạn 1995 - 2002 (dẫn chứng). So với cả nước, Duyên hải Nam Trung Bộ có tốc độ tăng trưởng công nghiệp nhanh hơn (2,6 lần so với 2,5 lần).
- Cơ cấu công nghiệp bước đầu được hình thành và khá đa dạng gồm cơ khí, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng (dệt, may), khai thác khoáng sản (cát, titan,...), điện.
- Hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp: lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Nha Trang, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phan Thiết. Các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn là trung tâm cơ khí sửa chữa, cơ khí lắp ráp.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang dược chú trọng đầu tư, công nghiệp của vùng Duyên hải miền Trung sẽ có bước phát triển rõ nét trong các thập kỉ tới.
a) So sánh sự khác nhau về họat động công nghiệp giữa Đông Bắc và Tây Bắc
- Nhìn chung, Đông Bắc có nhiều ngành công nghiệp phát triển hơn Tây Bắc.
- Tinh hình phát triển:
+ Đông Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp cao gấp nhiều lần so vơi Tây Bắc (gấp 20,5 lần, năm 2002).
+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn Tây Bắc (2,31 lần so với 2,17 lần trong giai đoạn 1995 - 2002).
- Cơ cấu ngành:
+ Đông Bắc có cơ cấu ngành đa dạng hơn bao gồm: luyện kim đen, luyện kim màu, vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất,...
+ Tây Bắc chỉ có thủy điện là thế mạnh nổi bật.
- Mức độ tập trung công nghiệp của Đông Bắc cao hơn nhiều lần Tây Bắc.
+ Đông Bắc có trung tâm công nghiệp với quy mô trung bình (từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng) như: Hạ Long và các trung tâm công nghiệp có quy mô nhỏ (dưới 9 nghìn tỉ đồng) như: Thái Nguyên, Cẩm Phả, Việt Trì.
+ Tây Bắc có mức độ tập trung công nghiệp thấp nhất cả nước. Ở đây không có trung tâm công nghiệp, chỉ có các điểm công nghiệp như: Quỳnh Nhai (khai thác than), Sơn La (sản xuất vật liệu xây dựng), Điện Biên Phủ (chế biến nông sản), Hòa Bình (thuỷ điện),
b) Giải thích
- Công nghiệp Tây Bắc nhỏ bé, kém phát triển hơn Đông Bắc do:
+ Địa hình núi cao, hiểm trở, đi lại gặp nhiều khó khăn.
+ Tài nguyên khoáng sản ít hơn, trữ lượng nhỏ, khó khai thác.
+ Dân cư thưa thớt, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.
+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho ngành công nghiệp còn nhiều hạn chế, yếu kém.
- Công nghiệp Đông Bắc phát triển hơn do:
+ Vị trí địa lí thuận lợi, một phần lãnh thổ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; có nhiều tỉnh giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng (vùng kinh tế phát triển năng động, vùng trọng điểm lương thực - thực phẩm thứ hai cả nước).
+ Địa hình thấp hơn nên việc đi lại, giao lưu dễ dàng hơn.
+ Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, một số loại có trữ lượng khá lớn như: than, quặng sắt, thiếc,..
+ Có nguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản dồi dào hơn.
+ Dân cư đông, nhiều lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật hơn.
+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho ngành công nghiệp phát triển tốt hơn.
+ Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp; thị trường rộng lớn,...
Đáp án: C
Giải thích: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài → Biểu đồ tròn (cụ thể là mỗi năm 1 hình tròn) là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ năm 1995 và năm 2005.
Giải thích: Qua bảng số liệu, ta rút ra những nhận xét sau:
- Thành phần kinh tế nhà nước giảm mạnh và giảm 17,1%.
- Thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng lên và tăng thêm 10,5%.
- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhẹ và tăng thêm 6,6%.
Đáp án: A
- Tiềm năng dầu khí của vùng.
- Sự phát triển của công nghiệp dầu khí.
- Tác động của công nghiệp dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.
* Thông tin về các khu vực phát triển dầu khí chủ yếu ở Việt Nam
- Bồn trũng Cửu Long: Hiện có 4 mỏ dầu khí đang hoạt động, đó là Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ và Rồng, Sư tử Đen - Sư tử Vàng cùng với hàng loạt các phát hiện dầu khí ở các vùng lân cận như Kim Cương, Bạch Ngọc, Lục Ngọc, Phương Đông, Ba Vì, Bà Đen,... hình thành khu vực sản xuất dầu và khí đồng hành chủ yếu của PETROVIETNAM hiện nay.
- Thềm lục địa Tây Nam: Ngoài mỏ Bunga - Kekwa, Cái Nước đang hoạt động, các mỏ khác như Bunga - Orkid, Raya - Seroja nằm trong khu vực phát triển chung với Ma-lai-xi-a, các phát hiện dầu khí gần đây như Ngọc Hiển, Phú Tân, Cái Nước, U Minh, Khánh Mĩ (Lô 46/51), Kim Long (Lô B)... đang bước vào giai đoạn phát triển.
- Bồn trũng Nạm Côn Sơn: Ngoài mỏ Đại Hùng, mỏ khí Lan Tây - Lan Đỏ (Lô 06-1) đang khai thác, các mỏ khác như Hải Thạch, Mộc Tinh (Lô 05.2, 3), Rồng Đôi (Lô 11.2), Cá Chò (Lô 11.1) đang trong giai đoạn chuẩn bị khai thác.
- Bồn trũng sông Hồng: Ngoài mỏ khí Tiền Hải đang hoạt động, các mỏ khác như mỏ khí sông Trà Lí, các phát hiện đầu khí ở B-10 ở đồng bằng sông Hồng, Hồng Long, 70km ngoài khơi bờ biển Tiền Hải đang được thẩm lượng. PIDC đang chuẩn bị nghiên cứu khả thi về việc tìm kiếm thăm dò tự lực nhóm cấu tạo Hải Long bao gồm 4 cấu tạo là Hồng Long, Bạch Long, Hoàng Long và Hắc Long để xác định trữ lượng, khai thác và vận chuyển vào bờ phục vụ phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông Hồng.
* Thông tin vê sử dụng dầu khí:
- Chế biến dầu khí: làm khí hoá lỏng, phân bón.
- Công nghiêp sản xuất điện từ khí hỗn hơp.