K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2023

Chữ viết của người Ai Cập và Lưỡng Hà:

– Người Ai Cập và Lưỡng Hà đã sáng tạo ra chữ tượng hình (sử dụng hình ảnh để biểu thị những gì muốn nói, sau đó sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng).

– Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây Pa-pi-rút. Người Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bít viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô.

* Các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh ở Ai Cập và Lưỡng Hà

– Đặc điểm của điều kiện tự nhiên. Ví dụ: Đất đai thống nhất, rộng lớn và nhu cầu trị thuỷ đã góp phần tạo điều kiện cho việc tập trung quyền lực, hình thành thể chế quân chủ chuyên chế ở Ai Cập và Lưỡng Hà.

– Đặc điểm về kinh tế: hoạt động sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu ở Ai Cập và Lưỡng Hà, điều này chi phối tới đời sống văn hóa – tinh thần của cư dân nơi đây, ví dụ:

+ Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào thời tiết, do đó, con người có tâm lý sùng bái các lực lượng siêu nhiên (thần Mặt Trời, Thần sông Nin…).

+ Con người sống định cư ở các đồng bằng ven sông, mặt khác, sản xuất nông nghiệp muốn đạt hiệu quả cao thì cần phải làm tốt công tác trị thủy => thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại.

– Tài năng và sự sáng tạo của con người.

29 tháng 12 2023

quá là tuyệt vời                      tuyệt vời =tuyệt vọng

 

Câu 10:Ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp của cư dân cổ đại phương Đông ( trong đó có Ai Cập)  là:A. chữ viếtB. thiên văn học và lịch phápC.toán họcD. chữ viết và lịch pháp. Câu 11: Theo em kí hiệu diện tích dùng để thế hiện:A. Ranh giới của 1 tỉnhB. Lãnh thổ của 1 nướcC. Các sân bay, bến cảngD. Các mỏ khoáng sản. Câu 12:   Nếu cách 1o ở tâm thì trên bề mặt của...
Đọc tiếp

Câu 10:Ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp của cư dân cổ đại phương Đông ( trong đó có Ai Cập)  là:

A. chữ viết

B. thiên văn học và lịch pháp

C.toán học

D. chữ viết và lịch pháp.

 

Câu 11: Theo em kí hiệu diện tích dùng để thế hiện:

A. Ranh giới của 1 tỉnh

B. Lãnh thổ của 1 nước

C. Các sân bay, bến cảng

D. Các mỏ khoáng sản.

 

Câu 12:   Nếu cách 1o ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến?

 A.360

   B.361

   C.180

   D.181

Câu 13:  Hãy sắp xếp thông tin để biết những ngày lễ quan trọng của Việt Nam sau dựa theo loại lịch nào:  Dương lịch:  Tết Nguyên Đán, Ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước ,  Âm lịch: Giỗ tổ Hùng Vương, Ngày Quốc Khánh.

A. Dương lịch: Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước , Ngày quốc Khánh. Âm lịch: Giỗ tổ Hùng Vương, Tết Nguyên Đán.

B. Dương lịch: Giỗ tổ Hùng Vương, Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Âm lịch: Tết Nguyên Đán, Ngày Quốc Khánh.

C. Dương lịch: Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Tết Nguyên Đán. Âm lịch: Giỗ tổ Hùng Vương, Ngày Quốc Khánh.

D. Dương lịch: Giỗ tổ Hùng Vương, Tết Nguyên Đán.  Âm lịch: Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Ngày Quốc Khánh

Câu 14: Iình học  phát triển ở Ai Cập cổ đại vì:

5
8 tháng 11 2021

a nhé

còn nữa giúp mk với

I. LỊCH SỬBài 6: Ai Cập cổ đại- Tác động của điều kiện tự nhiên (các dòng sông, đất đai màu mỡ) đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập- Quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập- Những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Ai CậpBài 7: Lưỡng Hà cổ đại- Tác động của điều kiện tự nhiên (các dòng sông, đất đai màu mỡ) đối với sự hình thành nền văn minh Lưỡng Hà.- Quá trình thành lập nhà...
Đọc tiếp

I. LỊCH SỬ

Bài 6: Ai Cập cổ đại

- Tác động của điều kiện tự nhiên (các dòng sông, đất đai màu mỡ) đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập

- Quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập

- Những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Ai Cập

Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại

- Tác động của điều kiện tự nhiên (các dòng sông, đất đai màu mỡ) đối với sự hình thành nền văn minh Lưỡng Hà.

- Quá trình thành lập nhà nước của người Lưỡng Hà.

- Những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Lưỡng H

Bài 8: Ấn Độ cổ đại

-Điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn, sông Hằng.

- Những điểm chính về chế độ xã hội của Ấn Độ.

- Những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ.

Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

- Đặc điểm  về  điều  kiện  tự  nhiên  của  Trung Quốc cổ đại.

- Quá trình  thống nhất và sự xác lập chế độ  phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thuỷ Hoàng.

-Những thành tựu cơ bản của nền văn minh Trung Quốc.

Bài 10: Hy Lạp cổ đại

- Điều kiện  tự nhiên của Hy Lạp

- Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp

- Thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp

Bài 11: La Mã cổ đại

- Điều kiện  tự nhiên của La Mã.

- Tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã.

- Thành tựu văn hoá tiêu biểu của La Mã.

Bài 12: Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á trước thế kỉ X

-  Vị trí địa lí của vùng Đông Nam Á.

- Quá trình xuất hiện các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII

- Sự hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến từ thế kỉ VII đến thế kỉ  X ở Đông Nam Á

Bài 13: Giao lưu  thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

- Những tác động chính của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

Bài 14: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc

- Thời gian thành lập và xác định được phạm vi không gian của nước Văn Lang, Âu Lạc.

- Tổ chức nhà nước của Văn Lang, Âu Lạc.

2
12 tháng 12 2021

ngắn lại thôi nha nếu là trắc nghiệm thì tốt hơn 

14 tháng 12 2021

good bạn

24 tháng 12 2022

- Những cơ sở đưa đến sự ra đời của nhà nước Ai Cập cổ đại là:

+ Nhu cầu tập hợp lực lượng để trị thủy, phát triển sản xuất nông nghiệp. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên lưu vực các đồng sông lớn như sông Nin, Hoàng Hà, Trường Giang… Điều kiện tự nhiên ở đây thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước, nhưng cũng đồng thời đặt ra yêu cầu cần phải trị thủy để bảo vệ sản xuất. Công việc này đòi hỏi phải có sự chung lưng đấu cật của cả cộng đồng. => Trị thủy một trong những nhân tố đưa đến sự liên kết của các cư dân phương Đông cổ đại trong các công xã nông thôn.

+ Xã hội có sự phân hóa giàu - nghèo, xuất hiện tầng lớp quý tộc - người bình dân => nguyên tắc “công bằng bình đẳng” trong các công xã nguyên thủy bị phá vỡ.

22 tháng 12 2022

cung cấp nguồn nước  phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người

24 tháng 10 2023

đem lại nước cho người dân ở đó 

9 tháng 1 2023

– Trên những cánh đồng rộng lớn do phù sa các sông bồi đắp, người Ai Cập và Lưỡng Hà đã biết làm nông nghiệp. Họ đã phát minh ra cái cày, biết sử dụng sức kéo của động vật để cây ruộng.

– Họ trồng trọt lương thực, hoa quả thay vì hái lượm trong tự nhiên.

18 tháng 12 2022

Chăn nuôi và trồng trọt

9 tháng 1 2023

Một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ các phát minh của người Ai Cập và Luỡng Hà cổ đại:

– Hệ đếm 60 và 1 giờ có 60 phút: Người dân Lưỡng Hà sử dụng hệ thống số đếm 60. Từ đó, người Lưỡng Hà phân chia 1 giờ thành 60 phút và 1 phút gồm 60 giây. Cũng chính nhờ vào cơ số 60, vòng tròn được chia thành 360 độ.

– Toán học: Từ xưa, người Lưỡng Hà cổ đại biết cách làm 4 phép tính cộng trừ nhân chia, biết phân số, luỹ thừa, căn số bậc hai và căn số bậc 3. Họ biết lập bảng căn số để dễ tra cứu và biết giải phương trình có 3 ẩn số. Họ biết tính diện tích nhiều hình và biết cả quan hệ giữa 3 cạnh trong tam giác rất lâu trước khi Pitago (sống vào những năm 500 TCN) chứng minh điều này.

– Lịch âm 12 tháng: Những nhà thiên văn học người Babylon (một bộ phận của nền văn minh Lưỡng Hà) có thể dự đoán các kỳ nhật nguyệt thực và các điểm chí trong năm. Cũng chính họ đưa ra ý tưởng lịch 12 tháng dựa trên chu kỳ Mặt Trăng. Đây là cơ sở cho loại lịch âm dương mà chúng ta sử dụng ngày nay. Không lâu sau, người Ai Cập học hỏi loại lịch 12 tháng này nhưng áp dụng với Mặt Trời.

– Bánh xe và xe kéo: Người Lưỡng Hà trong những năm 3.000 TCN là những cư dân đầu tiên chế tạo một phương tiện di chuyển nhờ vào sức kéo động vật. Đến khoảng năm 2.000 TCN, xe kéo mới du nhập vào Trung Quốc. Xe kéo nguyên bản là một cỗ xe 2 hoặc 4 bánh được kéo bởi 2 hay nhiều con ngựa buộc sát cạnh nhau, được điều khiển bởi một người đánh xe. Cỗ xe được sử dụng trong nhiều mục đích như vận chuyển, diễu hành, thi đấu thể thao và cả trong chiến tranh. Xe kéo xuất hiện ở nền văn minh Lưỡng Hà cũng là điều dễ hiểu khi nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chính cư dân Lưỡng Hà là người sáng tạo ra bánh xe những năm 3.500 TCN phục vụ cho hoạt động sản xuất và vận tải.

– Thuyền buồm: Do nhu cầu giao thương hàng hóa, người Sume nhận thấy di chuyển bằng đường bộ mất nhiều thời gian và không vận chuyển được hàng hóa số lượng lớn. Người Sume chế tạo ra một loại thuyền hình vuông có một cột cao gắn vải để nhờ sức gió di chuyển vượt các sông Tigris và Euphrates.

– Lưỡi cày: Do nằm ở vùng đồng bằng rộng lớn giữa 2 con sông, nông nghiệp vẫn là ngành cơ bản của nền văn minh Lưỡng Hà. Người dân nơi đây có nhiều phát minh cho nông nghiệp, một trong số đó là lưỡi cày. Lưỡi cày đầu tiên được làm bằng gỗ, hình dạng đơn giản vào những năm 6.000 TCN. Buổi ban đầu, dụng cụ thường dính đất đá khi cày xong nên phải dùng tay gỡ đất. Lưỡi cày cũng không hoạt động tốt trong khu vực cỏ mọc quá dầy. Dần dần, các cư dân Lưỡng Hà phát triển lưỡi cày cho hiệu quả tốt hơn. Phát minh này đóng góp nhiều cho trồng trọt, đảm bảo cuộc sống nông nghiệp định thay vì hình thức du canh du cư

– Bản đồ: Lưỡng Hà là vùng đất sử dụng bản đồ sớm nhất trên thế giới, trong đó bản đồ cổ nhất được phát hiện có niên đại khoảng 2300 năm TCN. Bản đồ này được khắc trên đất sét, mô tả vùng đất Akkadian ở Lưỡng Hà. Bản đồ được sử dụng như bản đồ thành phố, dùng trong quân sự hay trong thương mại. Dù là người phát minh nhưng trình độ làm bản đồ của người Lưỡng Hà không bằng người Hy Lạp, Roma sau này.