Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên thời kì 1995 -2002 còn khiêm tốn, nhưng tốc độ gia táng của vùng khá lớn. Cả vùng Tây Nguyên tăng 2,8 lần, tỉnh Gia Lai tăng 3,1 lần, tỉnh Đắk Lắk tăng 2,8 lần. Kom Tum tăng 2 lần, Lâm Đồng tăng 2,7 lần.
- Nguyên nhân làm cho hai tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng dẫn đầu vùng về giá trị sản xuất công nghiệp.
- Đắk Lắk: có diện tích vây công nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt là đất badan, nhờ đó tỉnh này phát huy thế mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê; ngoài cà phê, còn trồng nhiều điều, hồ tiêu,...
- Lâm Đồng: có thế mạnh sản xuất chè, hoa và rau quả ôn đới với quy mô tương đối lớn; cây cà phê cũng được trồng nhiều ở Lâm Đồng.
- Việc phát triển mạnh của ngành du lịch cũng là nguyên nhân kích cầu cho sự tiêu thụ nguồn sản phẩm nông nghiệp của hai tỉnh nói riêng và toàn vùng Tây Nguyên nói chung.
Trả lời:
- Tính:
+ Tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên từ năm 1995 đến năm 2002: 191,0%.
+ Tốc độ phát triển công nghiệp của cả nước từ năm 1995 đến năm 2002: 252,5%.
- Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên:
+ Chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu GDP công nghiệp cả nước (năm 2002, Tây Nguyên chỉ chiếm chưa đầy 0,9% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước).
+ Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp có bước phát triển khá nhanh (tốc độ tăng trưởng từ năm 1995 đến năm 2002 là 191%).
- Tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên từ năm 1995 đến năm 2002: 191,0%
- Tốc độ phát triển công nghiệp của cả nước từ năm 1995 đến năm 2002: 252,5%
- Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên:
+ Chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu GDP công nghiệp cả nước (năm 2002, Tây Nguyên chỉ chiếm chưa đầy 0,9% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước)
+ Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp có bước phát triển khá nhanh (tốc độ tăng trưởng từ năm 1995 đến năm 2002 là 191%)
+ Vẽ biểu đồ
Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc
+ Nhận xét:
Trong thời kì 1995 – 2002,
- Giá trị sản xuất công nghiệp của hai tiểu vùng đều tăng, nhưng Đông Bắc tăng nhiều hơn Tây Bắc (Đông bắc tăng thêm 8104,1 tỉ đồng, Tây Bắc tăng thêm 393,7 tỉ đồng).
- Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông bắc luôn cao hơn Tây Bắc, mức chênh lệch lớn và có xu hướng tăng.
* Năm 1995: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 48 lần Tây Bắc.
* Năm 2003: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 54 lần Tây Bắc.
- Kết luận: Đông Bắc có trình độ công nghiệp hóa cao hơn và tốc độ hóa nhanh hơn Tây Bắc.
* Nhận xét:
Trong thời kì 1995 – 2002:
– Giá trị sản xuất công nghiệp của hai tiểu vùng đều tăng, nhưng Đông Bắc tăng nhiều hơn Tây Bắc (Đông Bắc tăng thêm 8104,1 tỉ đồng, Tây Bắc tăng thêm 393,7 tỉ đồng).
– Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc luôn cao hơn Tây Bắc, mức chênh lệch lớn và có xu hướng tăng.
* Năm 1995: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20,48 lần Tây Bắc.
* Năm 2002: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20,54 lần Tây Bắc.
– Kết luận: Đông Bắc có trình độ công nghiệp hóa cao hơn và tốc độ hóa nhanh hơn Tây Bắc.
Giải
- So với cả nước (Năm 2001), cây cà phê ở Tây Nguyên chiếm 85,1% về diện tích và 90,6% về sản lượng. Như vậy, phần lớn diện tích và sản lượng cây cà phê của nước ta tập trung ở Tây Nguyên.
- Cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này là do:
+ Có đất badan có tầng phong hóa, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn.
+ Khí hậu cao nguyên có một mùa mưa, một mùa khô thuận lợi cho gieo trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản.
+ Thị trường tiêu thụ cà phê rộng lớn: trong nước và ngoài nước.
Trả lời:
- So với cả nước, cây cà phê ở Tây Nguyên chiếm 85,1% về diện tích và 90,6% về sản lượng (năm 2001). Như vậy, phần lớn diện tích và sản lượng cây cà phê của nước ta tập trung ở Tây Nguyên.
- Nguyên nhân cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này là do:
+ Có đất badan màu mỡ trên diện tích rộng.
+ Khí hậu cao nguyên có một mùa mưa, một mùa khô thuận lợi cho gieo trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản.
+ Thị trường về cà phê ở trong nước, đặc biệt là ở nhiều nước và khu vực được mở rộng.
- Các vùng trồng:
+ Cà phê: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.
+ Cao su: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.
+ Chè: Lâm Đồng, Gia Lai.
- Tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ:
+ Cao su: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai
+ Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Hồ tiêu: : Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Điều: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai
- Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ , vì Đông Nam Bộ có một số lợi thế đặc biệt:
+ Đất xám, đất đỏ badan có diện tích rộng, địa hình đồi lượn sóng
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm. Với chế độ gió ôn hòa rất phù hợp với trồng cây cao su (cây cao su không ưa gió mạnh).
- Cây cao su được trồng ở Đông Nam Bộ từ đầu thế kỉ trước; người dân có kinh nghiệm trồng và lấy mủ cao su đúng kĩ thuật
- Có nhiều cơ sở chế biến
- Thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn và ổn định, đặc biệt thị trường Trung Quốc, Bắc Mĩ, EU.
Cây cao su được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ do có nhiều điều kiện thuận lợi:
+ Điều kiện sinh thái:
- Thổ nhưỡng: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải (đồng bằng cao và đồi lượn sóng)
- Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh
- Điều kiện thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồ Dầu Tiếng, hồ thủy lợi lớn nhất nước
+ Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Nguồn lao động đông, có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su
- Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây cao su ở Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài)
- Có chính sách khuyến khích của Nhà nước
- Trong giai đoạn 1990 - 2002, tỉ trọng cây lương thực, cây ăn quả và rau đậu giảm, đặc biệt cây lương thực giảm nhanh hơn; tỉ trọng cây công nghiệp tăng nhanh.
- Sự giảm tỉ trọng của cây lương thực trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt cho thấy nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh lúa. Như vậy, ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng cây trồng.
- Sự tăng nhanh tỉ trọng cây công nghiệp cho thấy rõ nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, chuyển mạnh sang trồng các cây hàng hoá để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và để xuất khẩu.
Em tự làm nhé cô!
Trả lời:
- Tỉ trọng cây lương thực giảm đi (từ 67,1% xuống 60,8%)
- Tỉ trọng cây công nghiệm tăng (từ 13,5% lên đến 22,7%)
- Tỉ trong cây ăn quả, rau đậu và cây khác có sự giảm xuống nhỏ (19,4% xuống 16,5%)
=> Nói lên đất nước đang phát triển kinh tế theo lối cây công nghiệp, lương thực thì vừa đủ để ăn và xuất khẩu, còn cây ăn quả là chưa phát triển.
Mong dc 2 GP hihi
Thời kì 1995 - 2002, giá trị sản xuất công nghiệp tăng tương đôi đều và tăng gần 2,7 lần.
Từ năm 1995 đến năm 2002, giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ ngày càng tăng tăng gấp 2,7 lần.
Trả lời:
- Các chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội ở Tây Nguyên có các chỉ tiêu cao hơn cả nước là: tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số, tỉ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người một tháng, tỉ lệ dân số thành thị ; các chỉ tiêu thấp hơn cả nước là: mật độ dân số, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị.
- Nhìn chung, Tây Nguyên vẫn còn là vùng khó khăn của đất nước.
Trả lời:
- Tây Nguyên có các chỉ tiêu cao hơn cả nước là: tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số, tỉ lệ hộ nghèo; các chỉ tiêu thấp hơn cả nước là: mật độ dân số, GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị.
- Nhận xét chung: Tây Nguyên vẫn còn là vùng khó khăn của đất nước.
biểu đồ:
*Nhận xét:
Nhìn chung có sự chênh lệch đáng kể về Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người giữa Đồng bằng sông Hồng với cả nước
giúp mk cách tính % cho cái biểu đồ này với ạ
mk tính ko ra kết qả như này
Trả lời:
a) Nhận xét:
- Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp còn khiêm tốn, nhưng tốc độ gia táng của vùng khá lớn (từ năm 1995 đên năm 2002, táng gần 2,8 lần).
- Tốc độ tăng của từng tỉnh cũng tương đối lớn (từ năm 1995 đến năm 2002, Kon Tum tăng 2 lần, Gia Lai tăng hơn 3 lần, Đắk Lắk tăng 2,8 lần, Lâm Đồng tăng hơn 2,7 lần).
b) Nguyên nhân về sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng có giả trị cao nhất.
- Đắk Lắk: với thế mạnh là diện tích trồng cây công nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt là đất badan, Đắk Lắk phát huy thế mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê; ngoài ra, còn trồng nhiều điều, hồ tiêu,...
- Lâm Đồng: có thế mạnh sản xuất chè, hoa và rau quả ôn đới với quy mô tương đối lớn; cây cà phê cũng được trồng nhiều ở Lâm Đồng.
- Cả hai tỉnh cũng có ngành du lịch phát triển, góp phần kích cầu cho sự tiêu thụ nguồn sản phẩm nông nghiệp của hai tỉnh nói riêng và toàn vùng Tây Nguyên nói chung.
* Nhận xét:
- Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp còn khiêm tốn, nhưng tốc độ gia tăng của vùng khá lớn (từ năm 1995 đến nắm 2002 tăng gần 2,8 lần).
- Tốc độ tăng trưởng của từng tỉnh tương đối lớn (từ năm 1995 đến năm 2002, Kon Tum tăng 2 lần, Gia Lai tăng hơn 3 lần, Đắk Lắk tăng 2,8 lần, Lâm Đồng tăng hơn 2,7 lần).
* Giải thích: Là do:
- Có diện tích trồng cây công nghiệp lớn:
- Các cây công nghiệp của hai tính (cà phê, cao su, chè, hồ tiêu) có giá trị xuất khẩu cao.