K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2019

a) Giống nhau

- Đô thị của hai vùng đều có quy mô trung bình và nhỏ.

- Mỗi vùng đều có đô thị với quy mô 200.001 - 500.000 người.

- Đều có một số chức năng:

+ Hành chính

+ Công nghiệp

+ Chức năng khác

- Mạng lưới thưa thớt, phân bố phân tán.

b) Khác nhau

* Trung du và miền núi Bắc Bộ (so với Tây Nguyên)

- Về quy mô: tuy nhiều hơn về số lượng đô thị, nhưng lại nhỏ hơn về quy mô dân số. Cụ thể:

+ Có 2 đô thị từ 200.001 - 500.000 người (Thái Nguyên, Hạ Long).

+ Có 3 đô thị từ 100.000 - 200.000 người (Việt Trì, Bắc Giang, Cẩm Phả).

+ Còn lại, các đô thị khác dưới 100.000 người.

- Về phân cấp đô thị: có 3 đô thị loại 2 (Việt Trì, Hạ Long, Thái Nguyên), còn lại là loại 3, 4.

- Về chức năng: có 4 đô thị với chức năng là trung tâm công nghiệp (Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả).

- Về phân bố: Tập trung dày hơn ở trung du và ven biển. Các vùng còn lại, mật độ đô thị thưa.

* Tây Nguyên (so với Trung du và miền núi Bắc Bộ)

- Về quy mô: số lượng đô thị ít hơn, nhưng lớn hơn về quy mô dân số. Cụ thể:

+ Có 1 đô thị từ 200.001 - 500.000 người (Buôn Ma Thuột).

+ Có 4 đô thị 100.000 - 200.000 người (Kon Tum, Plâyku, Đà Lạt, Bảo Lộc).

+ Có 3 đô thị dưới 100.000 người (Gia Nghĩa, An Khê, A Yun Pa).

- Về phân cấp có 2 đô thị loại 2 (Buôn Ma Thuột và Đà Lạt), còn lại là loại 3 và 4.

- Chức năng công nghiệp hạn chế, chỉ là các điểm công nghiệp, chưa có các trung tâm công nghiệp.

- Phân bố tương đối đều hơn theo lãnh thổ

19 tháng 11 2021

Tham khảo

Có thể tìm sự giống nhau và khác nhau theo dàn ý chung: vị trí địa lí, độ cao địa hình, hướng nghiêng, hướng núi, đặc điểm hình thái địa hình.

- Vùng núi Đông Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng.

- Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

a) Giống nhau

- Đều có núi cao, núi trung bình và núi thấp.

- Hướng núi: Đều có các dãy núi hướng tây bắc - đông nam.

- Hướng nghiêng: Đều nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam (cao ở tây bắc, thấp dần về đông nam).

- Đặc điểm hình thái: Đều có các khu vực với đặc điểm hình thái khác nhau.

b) Khác nhau

- Vùng núi Đông Bắc

+ Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.

+ Hướng núi chủ yếu là vòng cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều); ngoài ra, còn có hướng tây bắc - đông nam (dãy Con Voi, Tam Đảo...).

+ Có các khu vực rõ rệt:

• Vùng thượng nguồn sông Chảy là những đỉnh núi cao trên 2000m. Giáp biên giới Việt Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ (ở Hà Giang, Cao Bằng) cao trên 1000m.

• Trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m.

- Vùng núi Tây Bắc

+ Cao nhất nước.

+ Hướng núi: tây bắc - đông nam.

+ Có 3 dải địa hình song song:

• Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, được coi là nóc nhà của Việt Nam, trong đó đỉnh Phanxipăng cao 3143m.

• Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao...).

• Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên từ Phong Thổ đến Mộc Châu (Tả Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu...), tiếp nối là những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hóa.

  
24 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

- Trung du và miền núi Bắc Bộ :

  + Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới ( chè, trẩu, sở, hồi,...), đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu.

  + Trâu, bò lấy thịt  và sữa, lợn ( trung du)

- Đồng bằng sông Hồng :

  + Lúa cao sản, lúa có chất lượng cao; cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp; cây ăn quả, đay, cói

  + Lợn, bò sữa ( ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi thủy sản nước ngọt ( ở các vùng trũng), thủy sản nước mặn, nước lợ.

- Bắc Trung Bộ :

   + Cây công nghiệp hàng năm ( lạc, mía, thuốc lá,...), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su,..)

   + Trâu, bò lấy thịt; nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ

- Duyên hải Nam Trung Bộ :

    + Cây công nghiệp hàng năm ( mía, thuốc lá,...), cây công nghiệp lâu năm (dừa,..); lúa.

    + Bò thịt, lợn ; đánh bắt  và nuôi trồng thủy sản.

28 tháng 11 2021

1. Thế mạnh và hạn chế trong việc xây dựng công nghiệp ở miền núi và Trung du Bắc Bộ

- Thế mạnh: 

+ Vị trí: giáp Trung Quốc, Lào, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và biển Đông nên thuận lợi cho việc giao lưu xuất, nhập nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, tiếp thu khoa học kĩ thuật, nguồn lao động lành nghề bằng các loại hình giao thông vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không.

+ Khoáng sản: giàu tài nguyên khoáng sản nhất cả nước, phong phú về chủng loại (than, sắt, thiếc...), đặc biệt là than có trữ lượng lớn, phân bố tập trung

+ Thủy điện: dồi dào (sông Đà, sông Chảy, sông Gâm)

+ Đất đai: khí hậu, thuận lợi cho các cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn phát triển, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

+ Vùng biển giàu tiềm năng thủy sản, là cơ sở để phát triển ngành chế biến thủy, hải sản

- Hạn chế:

+ Tài nguyên bị cạn kiệt do khai thác quá mức

+ Hạn chế về cơ sở hạ tầng, làm cho việc giao lưu trong và ngoài vùng còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới

+ Là vùng sinh sống của nhiều dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp

+ Thiếu lao động có trình độ chuyên môn

2. Đặc điểm phân bố các điểm công nghiệp và các trung tâm công nghiệp ở miền núi và Trung du Bắc Bộ

- Nhận xét: Các điểm công nghiệp, các trung tâm công nghiệp nhỏ phân bố ở các thị xã miền núi, gắn với việc chế biến nông sản (chè Hà Giang, thực phẩm ở Mộc Châu, Sơn La, Lai Châu), khai thác khoáng sản ở Lào Cai, Tĩnh Túc,...

+ Các trung tâm công nghiệp thường có qui mô trung bình, riêng Quảng Ninh là trung tâm công nghiệp lớn. Cơ cấu ngành tương đối đa dạng, với ưu thế là ngành công nghiệp nặng và một số ngành công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản. Các trung tâm công nghiệp thường phân bố ở các thành phố.

+ Nhìn chung công nghiệp còn kém phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng do thiếu sự đồng bộ của nguồn lao động có tay nghề với cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông vận tải.

- Một số trung tâm công nghiệp điển hình:

+ Quảng Ninh: khai thác than, cơ khí, nhiệt điện

+ Bắc Giang: hóa chất phân bón, thực phẩm, chế biến gỗ, cơ khí

+ Thái Nguyên: luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, khai thác chế biến gỗ, chế biến chè, nhiệt điện nhỏ

+ Việt Trì: hóa chất, cơ khí, vật liệu xây dựng, thực phẩm, gỗ, giấy-

+ Hòa Bình: thủy điện, vật liệu xây dựng

3 tháng 2 2021

Tên, quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ

- Tp Hồ Chí Minh : rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng. Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện kim, dệt, may, hóa chất, phân  bón, đóng tàu, sản xuất oto, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng

- Biên Hòa ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, luyện kim màu, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo

- Thủ Dầu Một ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất giấy, xenlulo

- Vũng Tàu ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng

3 tháng 2 2021

Cảm ơn bạn nhé