Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lát cắt A-B đi qua miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, bắt đầu từ dãy Trường Sơn đến bờ biển Đông.
- Về địa hình:
+ Đầu lát cắt là vùng núi Trường Sơn Nam, có độ cao trung bình 1500 - 2000m, đỉnh cao nhất là đỉnh Ngọc Linh (2598m).
+ Tiếp theo là vùng cao nguyên Kon Tum, có độ cao trung bình 500-1000m, bề mặt tương đối bằng phẳng, được chia cắt bởi các sông suối nhỏ.
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở phía Nam, có độ cao trung bình dưới 2m, được bồi đắp bởi phù sa của sông Mekong.
- Về sông ngòi:
+ Sông ngòi miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ thuộc hệ thống sông Cửu Long, có đặc điểm chung là mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn, sông dài.
+ Các sông lớn ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có thể kể đến như: sông Đà Rằng, sông Ba, sông Sê San, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu.
- Về khí hậu:
+ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500 - 2000mm, tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10).
- Về thực vật:
+ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có hệ thực vật phong phú, đa dạng, gồm nhiều loại cây rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
+ Các loại cây rừng phổ biến ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có thể kể đến như: rừng lá rộng thường xanh, rừng lá rộng rụng theo mùa, rừng ngập mặn.
- Về đất đai:
+ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có nhiều loại đất đai khác nhau, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau.
+ Các loại đất phổ biến ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có thể kể đến như: đất feralit, đất phù sa, đất xám, đất đỏ bazan.
- Về dân cư và kinh tế:
+ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có dân cư đông đúc, tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã.
+ Kinh tế miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ phát triển khá mạnh, với các ngành chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
-> Kết luận:
- Lát cắt A-B đã thể hiện rõ sự đa dạng về địa hình, sông ngòi, khí hậu, thực vật, đất đai và dân cư của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Đây là một lát cắt địa hình quan trọng, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
HƯỚNG DẪN
- Giới hạn: từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.
- Các đặc điểm cơ bản
+ Địa hình:
• Cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc - đông nam với dải đồng bằng thu hẹp. Địa hình núi ưu thế, trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo...
• Vùng ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp.
+ Khí hậu, thực vật: Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần (so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ) với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.
+ Tài nguyên: Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh. Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.
+ Trở ngại tự nhiên: bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán.
HƯỚNG DẪN
Địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ phân hoá đa dạng thể hiện ở miền này có nhiều khu vực địa hình khác nhau rõ rệt: dãy núi Trường Sơn Nam, các cao nguyên Tây Nguyên, bán bình nguyên Đông Nam Bộ, Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long và đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ.
a) Dãy núi Trường Sơn Nam
- Độ cao trung bình, phổ biến từ 1000 - 2000m, có một số đỉnh núi cao trên 2000m (Ngọc Lĩnh, Ngọc Krinh, Bidoup...).
- Dốc về phía đông, có nhiều mạch núi ăn lan ra sát biển; thoải về phía tây.
- Ở hai đầu cao, ở giữa võng thấp xuống: Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ. Các đỉnh núi từ Bình Định đến Khánh Hòa thấp xuống dưới 1000m.
b) Các cao nguyên ở Tây Nguyên
- Các cao nguyên badan xếp tầng với độ cao khác nhau: Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh, Lâm Viên (độ cao 500 - 800 - 1000 và trên 1000m).
- Khoảng liền kề giữa các cao nguyên với nhau và với vùng núi phía tây là các bán bình nguyên.
c) Bán bình nguyên Đông Nam Bộ: Có các bậc thềm phù sa cổ, độ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan với độ cao chừng 200m.
d) Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long: Chia thành ba khu vực, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
- Phần thượng châu thổ: tương đối cao (2 - 4m so với mực nước biển), ngập nước vào mùa mưa. Phần lớn bề mặt có nhiều vùng trũng rộng lớn, ngập sâu dưới nước vào mùa lũ, mùa khô là những vũng nước tù đứt đoạn (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên). Dọc sông Tiền và sông Hậu là dải đất phù sa ngọt tương đối cao.
- Phần hạ châu thổ: thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển. Mực nước ở các cửa sông lên xuống rất nhanh và những lưỡi mặn ngấm dần trong đất. Trên bề mặt với độ cao 1 - 2m, ngoài các giồng đất ở hai bên bờ sông và các cồn cát duyên hải, còn có các vùng trũng ngập nước vào mùa mưa và các bãi bồi ven sông.
- Phần nằm ngoài tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu: vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông (như đồng bằng Cà Mau, một số nơi tiếp giáp với Đông Nam Bộ).
e) Đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ
- Phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ: Nam - Ngãi - Bình Định và các đồng bằng ven biển cực Nam Trung Bộ (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận).
- Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn (đồng bằng Quảng Nam với sông Thu Bồn và đồng bằng Tuy Hòa với sông Đà Rằng).
- Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia thành 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
HƯỚNG DẪN
a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Thế mạnh về tài nguyên: Giàu các loại tài nguyên khoáng sản: than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm, khí đốt...
- Hạn chế: Khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.
b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Thế mạnh về tài nguyên:
+ Rừng còn tương đối nhiều.
+ Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.
- Hạn chế: Thường xảy ra thiên tai (bão, lũ, hạn hán, trượt lở đất).
c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Thế mạnh về tài nguyên: Khoáng sản: dầu khí (trữ lượng lớn ở vùng thềm lục địa), bôxít (Tây Nguyên).
- Hạn chế: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô.
HƯỚNG DẪN
a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Giới hạn: Phía tây - tây nam dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.
- Các đặc điểm cơ bản
+ Địa hình:
• Đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng vòng cung của các dãy núi; các thung lũng sông với đồng bằng mở rộng.
• Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển cố đáy nông, tuy nhiên vần có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.
+ Khí hậu, thực vật, cảnh quan: gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh làm hạ thấp đai cao cận nhiệt đới với nhiều loài thực vật phương Bắc và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa.
+ Tài nguyên khoáng sản: giàu than đá, đá vôi, thiếc, chì, kẽm... Vùng thềm vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí Sông Hồng.
+ Trở ngại của tự nhiên: nhịp điệu mùa của khí hậu và của dòng chảy thất thường, thời tiết không ổn định.
b) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Giới hạn: Từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.
- Các đặc điểm cơ bản
+ Địa hình:
• Cấu, trúc địa chất - địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ và đồng bàng nhỏ hẹp ven biển Nam Trung Bộ.
• Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.
+ Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thuỷ văn giữa hai sườn Đông - Tây của Trường Sơn Nam biểu hiện rõ rệt.
+ Khí hậu: cận Xích đạo gió mùa, được thể hiện ở nền nhiệt độ cao, biên độ nhiệt độ năm nhỏ và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt.
+ Sinh vật: thực vật họ dầu; động vật có các loài thú lớn: voi, hổ, bò rừng, trâu rừng... Ven biển, rừng ngập mặn phát triển, trong rừng có các loài trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, các loài chim tiêu biểu của vùng ven biển nhiệt đới, Xích đạo ẩm; dưới nước nhiều cá, tôm.
+ Tài nguyên: vùng thềm lục địa tập trung các mỏ dầu khí có trữ lượng lớn; Tây Nguyên có nhiều bôxit.
+ Trở ngại của tự nhiên: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở cả hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
HƯỚNG DẪN
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có cả địa hình núi, cao nguyên, bán hình nguyên, đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển. Trong mỗi loại địa hình đó, có các dạng địa hình khác nhau, tạo nên sự đa dạng về địa hình của miền.
a) Địa hình vùng núi Trường Sơn Nam
- Núi cao: Ngọc Lĩnh (2598m), Ngọc Krinh (2025m), Bidoup (2287m)...
- Núi trung bình: Kon Ka Kinh (1484m), Braian (1864m)…
- Núi thấp: Chư Pha (922m)...
- Gò đồi: nằm chuyển tiếp giữa núi Trường Sơn Nam với đồng bằng ven biển phía đông.
- Đèo: Mang Yang, An Khê, Phượng Hoàng...
- Đồng bằng giữa núi: An Khê...
- Thung lũng sông: thung lũng sông Ba, sông Thu Bồn...
- Các núi ăn lan ra sát biển...
- Cao nguyên badan xếp tầng với độ cao khác nhau: Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh, Lâm Viên (độ cao 500 - 800 - 1000 và trên 1000m).
- Bán bình nguyên xen đồi ở phía tây và khoảng liền kề giữa các cao nguyên với nhau.
b) Bán bình nguyên Đông Nam Bộ
- Bậc thềm phù sa cổ, độ cao khoảng 100m.
- Bề mặt phủ badan với độ cao chừng 200m.
c) Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long
- Nhiều vùng trũng rộng lớn, ngập sâu dưới nước vào mùa lũ, mùa khô là những vũng nước tù đút đoạn (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên).
- Dải đất phù sa ngọt tương đối cao nằm dọc sông Tiền và sông Hậu.
- Các giồng đất ở hai bên bờ sông, các cồn cát duyên hải, các vùng trũng ngập nước vào mùa mưa và các bãi bồi ven sông. Đây là các dạng địa hình thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển ở ven biển.
- Một số nơi địa hình có dạng đầm lầy, phù sa chưa cố định thành đất (ví dụ như một số nơi ở đồng bằng Cà Mau).
- Một số dải đất phù sa cổ (Ví dụ: một số nơi tiếp giáp với Đông Nam Bộ).
d) Đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ
- Cồn cát, đầm phá (thường ở giáp biển).
- Vùng thấp trũng (ở giữa đồng bằng)..
- Vùng đất cao (nằm trong cùng, giáp với vùng gò đồi).
HƯỚNG DẪN
- Sự phân hóa đất đa dạng biểu hiện ở việc có nhiều khu vực đất khác nhau. Việc phân chia khu vực đất thông thường theo sự phân chia các khu vực địa hình, vì trong số các nhân tố hình thành đất có hai nhân tố có tính ổn định cao hơn cả là địa hình, đá mẹ; trong đó địa hình là yếu tố có sự phân hoá thành các khu vực tập trung khác nhau rõ rệt.
- Các khu vực đất ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
+ Khu vực đất Trường Sơn Nam.
+ Khu vực đất Tây Nguyên.
+ Khu vực đất bán bình nguyên Đông Nam Bộ.
+ Khu vực đất Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Khu vực đất Duyên hải Nam Trung Bộ.
(Trong mỗi khu vực đất, cần trình bày từng loại đất, trong mỗi loại đất trình bày về diện tích, đặc điểm và phân bố).
HƯỚNG DẪN
- Giống nhau
+ Cả hai vùng đều có nhiệt độ trung bình cao trên 20°C, cán cân bức xạ quanh năm dương.
+ Cả hai vùng đều có lượng mưa trung bình năm lớn.
- Khác nhau
+ Nhiệt độ:
• Vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn, tháng VII có nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ tháng I thấp hơn, biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn hơn; trong biến trình nhiệt năm có một cực đại và một cực tiểu.
• Vùng khí hậu Nam Bộ có nhiệt độ trung bình năm cao hơn, tháng IV có nhiệt độ cao nhất và tương đương với tháng cao nhất ở Trung và Nam Bắc Bộ, nhiệt độ tháng I cao hơn, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn; trong năm có hai cực đại về nhiệt.
+ Lượng mưa:
• Vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ có lượng mưa trung bình năm nhỏ hơn, tháng mưa cực đại vào tháng VIII, mùa mưa từ tháng V đến tháng X; trong năm có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
• Vùng khí hậu Nam Bộ có lượng mưa trung bình năm lớn hơn, mưa cực đại vào tháng IX, mùa mưa dài hơn, từ tháng V - XI; trong năm có hai mùa khô và mưa rõ rệt.
- Nguyên nhân
+ Cả hai vùng đều có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
+ Trung và Nam Bắc Bộ có vị trí gần chí tuyến, hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau, chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc về mùa đông... Nam Bộ có vị trí gần Xích đạo, hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh xa nhau, lần thứ nhất vào tháng IV trùng với thời gian mùa khô nên nhiệt độ lên cao nhất, không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc lạnh; hoạt động của gió mùa Tây Nam nóng ẩm kéo dài hơn ở Trung và Nam Bắc Bộ.
Hôm qua làm rồi mà em nhỉ.