Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hướng dẫn giải: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4 – 5 và trang 29, xác định ranh giới vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kể tên 4 trong số các tỉnh giáp biển sau: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.
Câu 31: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ?
A. Quảng Ngãi. B. Quảng Nam.
C. Quảng Bình. D. Phú Yên.
⇒ Đáp án: C. Quảng Bình
Câu 32: Đặc điểm không đúng về vị trí địa lí của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là
A. cầu nối giữa Đông Nam Bộ và bắc Trung Bộ.
B. giáp biển Đông.
C. Tiếp giáp các vùng chuyên canh cây công nghiệp và vùng trọng điểm sản xuất cây lương thực.
D. Của ngõ ra biển của Tây Nguyên và Đông bắc Cam- pu- chia.
⇒ Đáp án: C. Tiếp giáp các vùng chuyên canh cây công nghiệp và vùng trọng điểm sản xuất cây lương thực.
Câu 33: Địa hình núi, gò đồi của Duyên Hải Nam Trung Bộ phân bố chủ yếu ở phía nào của vùng?
A. Phía Đông. B. Phía Tây. C. Phía Bắc. D. Phía Nam.
⇒ Đáp án: B. Phía Tây
Câu 34: Địa hình vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có đặc điểm
A. Rộng lớn màu mỡ.
B. Tập trung chủ yếu ở phía Tây.
C. Nhỏ hẹp bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang ra biển.
D. Địa hình bằng phẳng chủ yếu do phù sa bồi tụ.
⇒ Đáp án: C. Nhỏ hẹp bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang ra biển.
Câu 35: Bờ biển Duyên Hải Nam Trung Bộ có đặc điểm
A. Giáp vịnh Thái Lan.
B. Có nhiều cửa sông lớn nhất cả nước.
C. Khúc khửu, có nhiều vũng, vịnh.
D. Tương đối bằng phẳng, ít vũng, vịnh nước sâu.
⇒ Đáp án: C. Khúc khửu, có nhiều vũng, vịnh.
Câu 36: Sông ngòi vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có đặc điểm
A. nhỏ, ngắn, dốc, có giá trị thủy điện.
B. nhiều phù sa bồi đắp lên đồng bằng châu thổ rộng lớn.
C. mùa lũ vào mùa hạ, thu.
D. mực nước ổn định quanh năm.
⇒ Đáp án: A. nhỏ, ngắn, dốc, có giá trị thủy điện.
Câu 37: Nguyên nhân về tự nhiên khiến giao thông theo hướng Đông – Tây của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ gặp khó khăn do
A. đất chủ yếu là đất cát pha.
B. địa hình hiểm trở.
C. có nhiều rừng ngập mặn che phủ.
D. chế độ nước sông ổn định quanh năm.
⇒ Đáp án: B. địa hình hiểm trở.
Câu 31: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ?
A. Quảng Ngãi. B. Quảng Nam.
C. Quảng Bình. D. Phú Yên.
Câu 32: Đặc điểm không đúng về vị trí địa lí của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là
A. cầu nối giữa Đông Nam Bộ và bắc Trung Bộ.
B. giáp biển Đông.
C. Tiếp giáp các vùng chuyên canh cây công nghiệp và vùng trọng điểm sản xuất cây lương thực.
D. Của ngõ ra biển của Tây Nguyên và Đông bắc Cam- pu- chia.
Câu 33: Địa hình núi, gò đồi của Duyên Hải Nam Trung Bộ phân bố chủ yếu ở phía nào của vùng?
A. Phía Đông. B. Phía Tây. C. Phía Bắc. D. Phía Nam.
Câu 34: Địa hình vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có đặc điểm
A. rộng lớn màu mỡ.
B. tập trung chủ yếu ở phía Tây.
C. nhỏ hẹp bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang ra biển.
D. địa hình bằng phẳng chủ yếu do phù sa bồi tụ.
Câu 35: Bờ biển Duyên Hải Nam Trung Bộ có đặc điểm
A. giáp vịnh Thái Lan.
B. có nhiều cửa sông lớn nhất cả nước.
C. khúc khửu, có nhiều vũng, vịnh.
D. tương đối bằng phẳng, ít vũng, vịnh nước sâu.
Câu 36: Sông ngòi vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có đặc điểm
A. nhỏ, ngắn, dốc, có giá trị thủy điện.
B. nhiều phù sa bồi đắp lên đồng bằng châu thổ rộng lớn.
C. mùa lũ vào mùa hạ, thu.
D. mực nước ổn định quanh năm.
Câu 37: Nguyên nhân về tự nhiên khiến giao thông theo hướng Đông – Tây của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ gặp khó khăn do
A. đất chủ yếu là đất cát pha.
B. địa hình hiểm trở.
C. có nhiều rừng ngập mặn che phủ.
D. chế độ nước sông ổn định quanh năm.
Tham khảo!
Thanh Hoá, Vinh, Huế là các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ. Thanh Hoá, Vinh, Huế là các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ. Thành phố Vinh là hạt nhân để hình thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ của cả vùng Bắc Trung Bộ. ...
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, trang 30, xác định vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Các tỉnh thuộc thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Ninh.
tham khảo
Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng.
Các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Hạ Long (Quảng Ninh) tạo thành tam giác kinh tế mạnh cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ
Hướng dẫn giải:
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 27, các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam là:
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 28, tỉnh thuộc Tây Nguyên có chăn nuôi bò là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng
Tham khảo
- Bắc Trung Bộ là dải đất hep ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ờ phía nam.
- Gồm 6 tỉnh, thành phố:
+ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
- Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Nam: giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Phía Bắc giáp TDMNBB và ĐBSH.
+ Phía Tây: giáp Lào.
+ Phía Đông: giáp biển Đông rộng lớn.
- Ý nghĩa:
+ Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam của đất nước.
+ Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông.
+ Dễ dàng giao lưu, phát triển kinh tế với Đồng bằng sông Hồng là vùng có nền kinh tế phát triển năng động, văn hóa, khoa học kĩ thuật phát triển.
Tham khảo
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26 kết hợp Atlat trang 3 – kí hiệu chung, các trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng trở lên là Hà Nội (có giá trị sản xuất công nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng), Hải Phòng (có giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng).
- Giống nhau:
+ Mạng lưới đô thị tương đối dày đặc.
+ Có nhiều đô thị với qui mô trung bình và lớn; đều có chức năng đa dạng: hành chính, công nghiệp, kinh tế,...
- Khác nhau:
+ Đồng bằng sông Hồng có số lượng đô thị từ loại đặc biệt đến loại 4 ít hơn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSH: 12 đô thị; ĐBSCL: 16 đô thị).
+ Quy mô dân số đô thị Đồng bằng sông Hồng lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Phân cấp đô thị: Đồng bằng sông Hồng có đầy đủ 5 cấp đô thị (loại đặc biệt, loại 1, 2, 3, 4); Đồng bằng sông Cửu Long có 3 cấp đô thị (loại 2, 3, 4).
+ Chức năng đô thị Đồng bằng sông Hồng đa dạng hơn Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Phân bố mạng lưới đô thị Đồng bằng sông Hồng rộng khắp cả vùng với mật độ dày đặc nhất cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long phân bố không đều, tập trung dày đặc ven sông Tiền, sông Hậu. Rìa Đồng bằng sông Cửu Long dân cư thưa thớt hơn, kinh tế kém phát triển hơn nên mật độ đô thị thưa hơn.
Hướng dẫn giải:
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 28, các tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 28 và trang 22, các nhà máy thủy điện trên sông Xê Xan là: Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4, Yaly
Hướng dẫn giải:
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 28, các tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc là: Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng.
b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 28, các nhà máy thủy điện ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là: A Vương, Đa Nhim, Hàm Thuận – Đa Mi, Vĩnh Sơn, Sông Hinh.