Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nước ta là
A. Vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa
B. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản và rừng
C. Nguồn lao động rẻ, chất lượng ngày càng được nâng cao
D. Mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư phát triển
Đáp án là B
HƯỚNG DẪN
a) Chế độ nhiệt
- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ bắc vào nam (Huế: 23,8°C; Đà Nẵng: 25,2°C; Nha Trang: 26,7°C).
- Nhiệt độ tháng cực đại chênh lệch nhau không đáng kể (Huế: 29,0°C; Đà Nẵng: 29,7°C; Nha Trang: 28,8°C). Nhiệt độ tháng cực tiểu tăng dần từ bắc vào nam (Đồng Hới: 17,0°C; Đà Nẵng: 20,0°C; Nha Trang: 24,0°C).
- Biên độ nhiệt tăng dần từ bắc vào nam (Đồng Hới: 12,0°C; Đà Nẵng: 9,7°C; Nha Trang: 4,8°C).
- Cả ba địa điểm đều có biến trình nhiệt một cực đại và một cực tiểu. Tuy nhiên, nếu như tháng có nhiệt độ cực đại ở Đồng Hới và Đà Nẵng là tháng 7, thì ở Nha Trang là tháng 6.
b) Chế độ mưa
- Tổng lượng mưa lớn nhất là ở Huế (4481,0mm), tiếp đến là Đà Nẵng (3647,8); thấp nhất là ở Nha Trang (1327,6),
- Tháng mưa cực đại khác nhau giữa các địa điểm (Huế: tháng X; Đà Nẵng: tháng XI; Nha Trang: tháng XI).
- Mùa mưa đều vào thu đông, nhung ở phía bắc đến sớm hơn ở phía nam: Huế có mùa mưa từ tháng IX đến tháng I, Đà Nẵng từ tháng VIII - I, Nha Trang từ tháng VII-XII.
Câu 9. Ở đồng bằng sông Hồng nới tập trung đông dân nhất là
A. Hải Phòng. B. Hưng Yên. C. Hà Nội. D. Hà Nam
Câu 10. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Tỉnh nào sau đây của đồng bằng sông Hồng không
giáp biển?
A. Hưng Yên, Hải Phòng. B. Hà Nam, Bắc Ninh
C. Hưng Yên, Ninh Bình. D.Nam Định, Bắc Ninh
Câu 11. Cho các nhận định sau về Đồng bằng sông Hồng
(1). Tài nguyên nước gồm nước mặt và nước ngầm
(2). Đất ít có khả năng mở rộng diện tích
(3). Lịch sử khai phá lãnh thổ khá sớm
(4). Mật độ dân số gấp 3,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long và 17 lần Tây Nguyên
(5). Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng, thu hút đầu tư nước ngoài thứ hai cả nước
Nhận định đúng là
A. (1), (2), (4).
B. (1), (2), (3), (5)
C. (1), (2), (5).
D. (1), (2), (3), (4), (5)
Câu 12. Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Hồng?
A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng
B. Là vùng chịu tác động của nhiều thiên tai nhiệt đới
C. Là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp
D. Một số tài nguyên thiên nhiên (đất, nước trên mặt, nước ngầm...) bị xuống cấp
Câu 13. Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do:
A. Trồng lúa nước cần nhiều lao động
B. Vùng mới được khai thác gần đây
C. Có nhiều trung tâm công nghiệp
D. Có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú
Câu 14. Lãnh thổ của Đồng bằng sông Hồng gồm:
A. Đồng bằng châu thổ và phần rìa vùng núi trung du
B. Nằm hoàn toàn trong đồng bằng châu thổ sông Hồng và vùng trung du Bắc Bộ
C. Châu thổ sông Hồng và sông Mã
D. Các đồng bằng và đồi núi xen kẽ
Câu 15. Chuyên môn hóa sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Hưng Yên là
A. Cơ khí, vật liệu xây dựng, dệt may
B. Cơ khí, điện tử, hóa chất
C. Cơ khí, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng
D. Cơ khí, sản xuất ô tô
a) Xác định quy mô, cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long
1. Hà Nội : Quy mô rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng; Cơ khí, sản xuất oto, hóa chất, phân bón, chế biến nông sản, dệt, may, sản xuất giấy, xenlulo, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim đen
2. Hải Phòng : Quy mô lớn từ trên 40 nghìn tỉ đồng đến 120 nghìn tỉ đồng; Cơ khí, luyện kim đen, chế biến nông sản, điện tử, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất, phân bón, đóng tàu
3. Bắc Ninh : Trung bình : Từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng ; Cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may, sản xuất giấy, xenlulo, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng
4. Phúc Yên : Trung bình : Từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng ; Cơ khí, chế biến nông sản, phân bón, hóa chất, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng
5. Hải Dương :Nhỏ : dưới 9 nghìn tỉ đồng;Cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng
6. Hưng Yên :Nhỏ : dưới 9 nghìn tỉ đồng;Cơ khí, chế biến nông sản, điện tử, phân bón, hóa chất, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng
7. Nam Định :Nhỏ : dưới 9 nghìn tỉ đồng;Cơ khí, dệt, may, điện tử, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng
b) Giải thích :
- Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng vì :
+ Là thủ đô của cả nước, lại có vị trí địa lí thuận lợi nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, nối với cảng Hải Phong qua quốc lộ 5 và là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế
+ Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm với nguồn nguyên liệu từ nông, thủy sản phẩm phong phú
+ Lực lượng lao động đông, có trình độ, thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng
+ Là đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh phía Bắc, có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển mạnh
+ Thu hút nhiều đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp
- Hải Phòng là trung tâm công nghiệp lớn của vùng vì :
+ Vị trí thuận lợi giáp biển, có cảng biển lớn, cửa ngõ xuất nhập khẩu của các tỉnh phía bắc, là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế.
+ Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm nên có nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến
+ Lực lượng lao động khá dồi dào, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật khá hoàn thiện
+ Thu hút được đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp
sao mày ngu thế, Hà Nội, Hải Phòng ,Hưng Yên Nam Định,Hải Dương ,Phúc Yên, Bắc Ninh ở Đòng Bằng sông Cửu Long à, oẳng oẳng,Vác sách đi học lại lớp 1 đi
HƯỚNG DẪN
a) Giống nhau
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, là hai đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế (Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long).
- Có quy mô hàng đầu ở vùng kinh tế trọng điểm phía bắc.
- Thuận lợi về điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển công nghiệp (lao động, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật, thị trường, chính sách...).
- Cơ cấu ngành đa dạng, có các ngành chuyên môn hóa.
b) Khác nhau
- Hà Nội: Quy mô lớn hơn; là thủ đô, trung tâm kinh tế của cả nước, có nhiều thuận lợi hơn về điều kiện kinh tế - xã hội; cơ cấu đa dạng hơn, có ngành mà Hải Phòng không có như sản xuất ô tô...
- Hải Phòng: Thành phố cảng, có nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng; cơ cấu kém đa dạng hơn, có ngành chuyên môn hóa là đóng tàu.
B)
-nông nghiện từ năm 2000 đến 2014 phát triển nhanh từ 129,1 nghìn tỉ đồng lên 623,2 tỉ đồng
-Lâm nghiệp từ năm 2000 đến 2014 phát triển chậm từ 7,7 nghìn tỉ đồng lên 24,6 nghìn tỉ đồng
-Thủy sản năm 2000 đến 2014 phát triển đáng kể từ 26,5 ngìn tỉ đồng lên 188,6 nghìn tỉ đồng
A)
Tỉ trọng ngành nông nghiệp là :0,77
Tỉ trọng ngành lâm nghiệp là :0,04
Tỉ trọng ngành thủy sản là :0,15
đình quang 12D
a) Tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản qua các năm là:
Năm Ngành |
2000 |
2005 |
Nông nghiệp |
79,1 |
71,6 |
Lâm nghiệp |
4,7 |
3,7 |
Thủy sản |
16,2 |
24,7 |
Tổng số |
100 |
100 |
b) Nhận xét :Nhìn chung cơ cấu tỉ trọng các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có sự thay đổi theo xu hướng tích cực:
- Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm nhẹ từ 79,1% xuống 71,6%, tuy nhiên đây vẫn là ngành giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp nói chung.
- Tỉ trọng ngành lâm nghiệp cũng giảm từ 4,7% xuống còn 3,7%.
- Tỉ trọng ngành thủy sản đang tăng lên nhanh từ 16,2% lên 24,7%. Nhờ chính sách chuyển hướng phát triển nông nghiệp, chú trọng đầu tư nuôi trồng thủy hải sản và tăng cường đánh bắt xa bờ.
HƯỚNG DẪN
- Hà Nội
+ Đầu mối giao thông quan trọng nhất ở phía bắc nước ta, tập trung các tuyến giao thông huyết mạch toả đi khắp các vùng trong nước và nối với quốc tế.
+ Đường bộ: Quốc lộ 1, 2, 3, 5, 6, 18, 32. Đường sắt: Có các tuyến đường sắt trọng yếu đi TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên. Đầu mối lớn về đường không và đường sông.
+ Vai trò đầu mối của Hà Nội chủ yếu do đây là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật hàng đầu ở nước ta.
- Đà Nẵng
+ Đầu mối giao thông hỗn hợp của các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không.
+ Là nơi hội tụ của Quốc lộ 1, đường sắt Bắc - Nam, sân bay và nhất là cảng biển có ý nghĩa quốc gia và quốc tế.
+ Đầu mối này góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền Trung nước ta và một phần của Hạ Lào.
- TP. Hồ Chí Minh
+ Đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất không chỉ đối với vùng Nam Bộ và cả nước, mà còn có ý nghĩa lớn đối với các nước phía nam bán đảo Đông Dương. Quy tụ cả các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và đường hàng không.
+ Đường bộ: Quốc lộ 1, 20, 22, 13... Đường sắt: Có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua. Đây là đầu mối đường hàng không lớn nhất cả nước và cũng là đầu mối quan trọng về đường sông, đường biển.
Câu 1: Trả lời:
Hoạt động của gió mùa ở nước ta
- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
- Gió mùa mùa đông:
+ Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.
+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
+ Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
-Gió mùa mùa hạ: Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.
+ Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt –Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).
+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc va mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, các đô thị loại I của nước ta là Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng.
=> Chọn đáp án D