Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Kể tên (Đồng bằng sông Cửu Long)
- Các nhà máy nhiệt điện : Trà Nóc (Cần Thơ), Cà Mau
- Các vườn quốc gia : Tràm Chim (Đồng Tháp), U Minh Thượng ( Kiên Giang), U Minh Hạ ( Cà Mau), Mũi Cà Mau ( Cà Mau), Phú Quốc (Kiên Giang). Khu dự trữ sinh quyển : Kiên Giang, Mũi Cà Mau
- Các mỏ khoáng sản :
+ Sét, Cao lanh : Hà Tiên (Kiên Giang)
+ Đá vôi xi măng : Kiên Lương (Kiên Giang)
+ Than bùn : U Minh Thượng ( Kiên Giang), U Minh Hạ ( (Cà Mau)
+ Đá Axit : Thốt Nốt ( Cần Thơ), Rạch Giá ( Kiên Giang)
+ Dầu mỏ : ở thềm lục địa (mỏ dầu Cái Nước - Bunga Kêkoa)
- Các cửa khẩu quốc tế : Dinh Bà, Vĩnh Xương (Đồng Tháp), Tịnh Biên (An Giang), Xà Xía (Kiên Giang)
- Các cảng sông : Cần Thơ, Mỹ Tho, Trà Vinh; cảng biển : Kiên Lương (Kiên Giang); sân bay : Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau, Phú Quốc...
- Các lễ hội truyền thống : Lễ hội Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc (An Giang). lễ hội Ooc Om Bóc (Sóc Trăng); thắng cảnh : Bến Ninh Kiều (Cần Thơ), Long Xuyên (An Giang), Cà Mau ; Bãi tắm nổi tiếng : Bãi Khem ở Phú Quốc (Kiên Giang)
b) Các trung tâm công nghiệp ở Đồng Bằng sông Cửu Long
1. Cần Thơ : Quy mô vừa, từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, luyện kim đen, nhiệt điện, hóa chất, phân bón, chế biến nông sản, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng
2. Cà Mau : Quy mô vừa, từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, nhiệt điện, hóa chất, phân bón, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng
3. Tân An : Quy mô nhỏ, dưới 9 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may.
4. Mỹ Tho : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may, điện tử
5. Long Xuyên : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may.
6. Rạch Giá : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, đóng tàu
7. Kiên Lương : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng
8. Sóc Trăng : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng
a) Sự khác biệt về thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp năng lượng giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Đông Nam Bộ
-Lợi thế của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với Đông Nam Bộ
+Nguồn than đá có trữ lượng lớn nhất nước ta
+Các hệ thống sông ở đây có trữ năng thuỷ điện lớn hơn các hệ thống sông ở Đông Nam Bộ, tiêu biểu là hệ thống sông Hồng (chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện cả nước)
-Lợi thế Đông Nam Bộ so với Trung du và miền núi Bắc Bộ
+Có nguồn dầu mỏ trữ lượng lớn
+Khí tự nhiên hàng trăm tỉ m 3
b) Tên 3 ngành công nghiệp trọng điếm và những sản phẩm tiêu biểu của các ngành đó ở Đông Nam Bộ
*Đông Nam Bộ là vùng có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm phát triển mạnh nhất nước ta, vì
-Là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, có thế mạnh về tự nhiên
-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào có trình độ cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn
-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất so với cả nước
-Thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước
-Chính sách quan tâm của Nhà nước,..
HƯỚNG DẪN
a) Giống nhau: Cả hai vùng đều có những thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp; sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; du lịch…
b) Khác nhau:
− Bắc Trung Bộ
+ Có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị: crôm, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý.
+ Rừng có diện tích tương đối lớn, độ che phủ lớn; trong rừng có niều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa…).
+ Các hệ thống sông có tiềm năng thủy điện ở mức trung bình và nhỏ, đặc biệt là sông Mã, sông Cả.
+ Diện tích vùng gò đồi tương đối lớn tạo khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn.
+ Dọc ven biển có nhiều khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng he hủy sản (gần ngư trường vịnh Bắc Bộ, nhiều đàm phá ven biển, diện tích cát rộng để nuôi tôm trên cát…).
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng: Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng với nhiều hang động đẹp loại hàng đầu thế giới; các bãi biển đẹp (Sầm Sơn, Cửa Lò, Nhật Lệ, Lăng Cô…), suối khoáng nóng (Bang, Thiên Tân…), vườn quốc gia (Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch Mã…) và nhiều khu dự trữ sinh quyển (Tây Nghệ An)…
− Duyên hải Nam Trung Bộ
+ Khoáng sản không nhiều, chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt các mỏ cát làm thủy tinh ở Khánh Hòa, vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam); ngoài ra còn có các mỏ dầu khí ở thềm lục địa cực Nam Trung Bộ…
+ Độ che phủ rừng nhỏ hơn Bắc Trung Bộ, có nhiều loại gỗ, chim và thú quý.
+ Tiềm năng thủy điện không lớn nhưng có thể xây dựng các nhà máy thủy điện công suất trung bình và nhỏ hải sản khác với các ngư trường lớn ở cực Nam Trung Bộ và ngư tường Hoàng Sa – Trường Sa; có nhiều đặc sản (chim yến…). Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản…
+ Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú với hàng loạt bãi bán đảo, các vũng vịnh (Mỹ Khê, Cam Ranh…) và nhiều bãi tắm đẹp (Mỹ Khê, Non Nước, Sa Huỳnh, Nha Trang, Mũi Né…), các vườn quốc gia (Núi Chúa) và hàng loạt khu dự trữ sinh quyển (Cù Lao Chàm), suối nước nóng (Hội Vân, Vĩnh Hảo)…
a) Tình hình khai thác hải sản ở Duyên hãi Nam Trung Bộ
- Là ngành kinh tế biển quan trọng và là thế mạnh của vùng.
- Họat động khai thác hải sản phát triển mạnh, chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước.
- Nhiều tỉnh có sản lượng khai thác hải sản vào loại cao nhất cả nước (theo số liệu Atlat vào năm 2007):
+ Bình Thuận: khoảng 155.000 tấn.
+ Bình Định: khoảng 113.000 tấn.
+ Quảng Ngãi: khoảng 88.000 tấn.
+ Khánh Hòa: khoảng 67.000 tấn.
b) Họat động khai thác hải sản ở Duyên hải miền Trung phát triển mạnh, vì
- Duyên hải Nam Trung Bộ có đường bờ biển dài nhất trong các vùng ở nước ta và tất cả các tỉnh đều giáp biển.
- Vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá lớn.
- Có các ngư trường trọng điểm: Ninh Thuận - Bình Thuận, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, gần ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Khí hậu nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tạo điều kiện cho các loài hải sản phát triển và sinh trưởng quanh năm; số ngày ra khơi nhiều.
- Là nơi gặp gỡ giữa các dòng biển, tạo điều kiện cho việc tập trung các luồng cá lớn bởi vì có nhiều phù du sinh vật do các dòng biển mang đến, là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho các loài động vật biển.
- Lực lượng lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp đông đảo, nhân dân có kinh nghiệm đánh bát, chế biến thủy, hải sản.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho ngành đánh bắt hải sản được chú trọng: đội tàu đánh cá, cảng cá, dịch vụ hải sản, cơ sở chế hải sản,...
- Nhu cầu lớn về mặt hàng hải sản ở trong và ngoài nước,...
HƯỚNG DẪN
− Bắc Trung Bộ
+ Thế mạnh về đánh bắt: Ít các bãi cá lớn, nổi tiếng, nhưng các tỉnh đều giáp biển, có khả năng phát triển nghề cá biển, nằm gần với ngư trường vịnh Bắc Bộ và Hoàng Sa.
+ Thế mạnh về nuôi trồng: Có các cửa sông, vịnh, đầm phá… nuôi được cả thủy sản nước lợ, nước mặn.
− Duyên hải Nam Trung Bộ
+ Thế mạnh về đánh bắt: Các tỉnh đều giáp biển và có bãi tôm, bãi cá; biển lắm tôm, cá và các hải sản khác, nhiều loài cá quý như cá thu, cá ngừ, cá trích, cá hồng, cá phèn, nhiều loài tôm, mực…; bãi cá lớn nhất ở các tỉnh cực Nam Trung bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa.
+ Thế mạnh về nuôi trồng: Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản…
HƯỚNG DẪN
a) Giống nhau
− Có các cao nguyên và đồi thấp, tạo điều kiện để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, … (Mộc Châu, Sơn La, Pleiku, Đắk Lắk…).
− Đất đai: Nhóm đất feralit với diện tích rộng, thuận lợi cho cây trồng công nghiệp, cây ăn quả, lương thực hoa màu…
− Khí hậu: Có cả nhiệt đới và cận nhiệt, cho phép trồng nhiều loài cây.
b) Khác nhau
− Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Đất: phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác; còn có đất phù sa cổ ở trung du, đất phù sa dọc thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi (Than Uyên, Nghĩa Lộ…), tạo điều kiện trồng nhiều loài cây.
+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi là thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi…). Khí hậu núi cao (ở vùng núi Hoàng Liên Sơn; vùng núi giáp biên giới ở Cao Bằng, Lạng Sơn…) thuận lợi cho trồng các cây thuốc quý, cây ăn quả, rau ôn đới…
+ Có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên (Mộc Châu, Sơn La…) để phát triển chăn nuôi trấu, bò, ngựa, dê.
− Tây Nguyên
+ Đất badan màu mỡ, tập trung với diện tích rộng, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu…) trên quy mô lớn.
+ Khí hậu: Có tính chất cận Xích đạo gió mùa, thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới (cao su, cà phê, hồ tiêu). Trên các cao nguyên cao trên 1000m (Lâm Viên…), khí hậu rất mát mẻ, khá thuận lợi cho trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè…).
+ Một số nơi có đồng cỏ tạo điều kiện chăn nuôi bò…
a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta
-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước
+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+
+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang
+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)
+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta
-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu
-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...
-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh
-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh
b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm
-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế
-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp
a) Tình hình phát triển và phân hố ngành thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long
-Là vùng có sản lượng thuỷ sản lớn nhất so với các vùng trong cả nước (chiếm hơn 1/2 sản lượng thuỷ sản của cả nước)
-Nhiều tỉnh có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn như Kiên Giang: 315.157 tấn, Cà Mau: 138.000 tấn, Bến Tre: 76.000 tấn, Tiền Giang: 75.000 tấn, Bạc Liêu: 69.000 tấn, Trà Vinh: 58.000 tấn (theo số liệu Atlat vào năm 2007)
-Nhiều tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn: An Giang: 263.914 tấn, Đồng Tháp: 230.008 tấn, Cần Thơ: 150.000 tấn, Cà Mau: 150.000 tấn, Bạc Liêu: 130 nghìn tấn (theo số liệu Atlat vào năm 2007)
b) Đồng bằng sông Cửu Long có ngành thủy sản phát triển nhất nước ta là do các nguyên nhân sau
*Điều kiện tự nhiên
-Có vùng biển giàu tiềm năng thuộc Biển Đông và vịnh Thái Lan với trên 700 km đường bờ biển
+Ở vùng biển phía đông, trữ lượng cá lên tới trên dưới 90 - 100 vạn tấn với khả năng khai thác 42 vạn tấn vào thời gian từ tháng V đến tháng IX
+Trữ lượng ở vùng biển phía tây là 43 vạn tấn, với khả năng khai thác 19 vạn tấn vào mùa vụ từ tháng XI đến tháng IV
-Tập trung nhiều bãi tôm, bãi cá lớn
-Có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), gần ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu
-Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm thuận lợi cho nhiều loài sinh vật biển phát triển, đặc biệt là ít khi có bão xảy ra nên tàu thuyền đánh bắt có thể hoạt động quanh năm
-Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều bãi triều, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi thuỷ sản
-Lũ hàng năm của sông Mê Công dem lại nguồn thuỷ sản
*Điều kiện kinh tế - xã hội
-Người dân có truyền thống đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. thích ứng linh họat với sản xuất hàng hoá
-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho việc khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản ngày càng phát triển. Các cơ sở chế biến thủy, hải sản có năng lực sản xuất cao
-Sản phẩm trồng trọt, chủ yếu là trồng lúa, cộng với nguồn cá tôm phong phú chính là nguồn thức ăn để nuôi cá, tôm hầu hết các địa phương
-Chính sách nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển ngành thủy sản
-Thị trường trong nước và xuất khẩu rộng lớn,..
a) Giống nhau
-Có các cao nguyên và đồi thấp, tạo điều kiên cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi,... (Mộc Châu, Sơn La, Plây Ku, Đăk Lăk,...)
-Đất đai: nhóm đất feralit với diện tích rộng, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực hoa màu,...
-Khí hậu: có cả nhiệt đới và cận nhiệt, cho phép trồng nhiều loại cây
b) Khác nhau
-Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+Đất: phần lớn là đất fcralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác; còn có đất phù sa cổ ở trung du, đất phù sa dọc thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi (Than Uyên, Nghĩa Lộ,...), tạo điều kiên trồng nhiều loại cây
+Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi là thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...). Khí hậu núi cao (ở vùng núi Hoàng Liên Sơn; vùng núi giáp biên giới ở Cao Bằng, Lạng Sơn,...) thuận lợi cho trồng các cây thuốc quý, cây ăn quả, rau ôn đới,...
+Có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên (Mộc Châu,...) để phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê
-Tây Nguyên
+Đất badan màu mỡ, tập trung với diện tích rộng, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu,...) trên quy mô lớn
+Khí hậu: có tính chất cận xích đạo gió mùa, thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu). Trên các cao nguyên cao trên 1000m (Lâm Viên,...), khí hậu mát mẻ, khá thuận lợi cho trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,...)
+Một số nơi có đồng cỏ (dẫn chứng) tạo điều kiện chăn nuôi bò
Thôi câu này em chịu thua
a) Kể tên
- 2 vườn quốc gia ở Bắc Trung Bộ : Bến Én(Thanh Hóa), Vũ Quang (Hà Tĩnh)
- 2 thắng cảnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ : Sa Pa, Hồ Thác Bà
- 2 nguồn nước khoáng ở Duyên hải miền Nam Trung Bộ : Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận)
- 2 lễ hội truyền thống ở Đồng Bằng sông Cửu Long : Bà Chúa Xứ (An Giang), Ooc Om Bóc ( Sóc Trăng)
b) Những thế mạnh để phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long
- Thế mạnh tự nhiên :
+ Thuận lợi cho việc khai thác (tài nguyên thủy sản, môi trường khai thác )
+ Thuận lợi cho việc nuôi trồng ( diện tích mặt nước, môi trường nuôi trồng, con giống....)
- Thế mạnh kinh tế - xã hội :
+ Thuận lợi về lao động, thị trường (diễn giải )
+ Thuận lợi về cơ sở vật chất - kĩ thuật, cơ sở hạ tầng và các yếu tố khác