Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tình huống 1: Em sẽ khuyên Nam không nên vừa vẽ tranh vừa xem ti vi bởi vì sử dụng thời gian chưa hợp lí. Vì vậy chúng ta nên cố gắng hoàn thành một việc thật tốt rồi mới chuyển sang công việc khác như vậy mới đạt được kết quả tốt
- Tình huống 2: Em sẽ khuyên Mai lập kế hoạch bao gồm các công việc cần làm trong ngày cùng với thời gian hoàn thành các công việc. Vừa tiết kiệm thời gian vừa có thể hoàn thành công việc sớm hơn và tốt hơn
- Tình huống 3: Em sẽ khuyên Chiến không nên chỉ dành thời gian chơi điện tử mà còn phải giúp đỡ ba mẹ làm việc nhà. Bởi vì vừa lãng phí thời gian vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, gây hại cho mắt. Vì vậy Chiến nên phụ giúp ba mẹ làm việc nhà
Hình 1:
Sau khi rửa mặt xong nên giặt sạch khăn, vắt khô, phơi trên móc và phơi ở trên dưới ánh nắng mặt trời. Làm như vậy thì khăn sẽ luôn sạch sẽ thơm tho và không bị ẩm mốc, đảm bảo được sức khỏe cho làn da của Lan
Hình 2:
Sách vở là đồ dùng học tập của bản thân nên cần được bảo quản, giữ gìn. Bạn Tuấn không nên xé sách vở vì như vậy sẽ nhanh làm hỏng sách vở, thay vào đó bạn nên giữ sách vở sạch đẹp.
Hình 3:
Mạnh nên để nên để đồ dùng học tập ngay ngắn, đúng vị trí sau mỗi lần sử dụng để tránh bị rơi. Nên kiểm tra thường xuyên đồ dùng học tập tránh việc thất lạc đồ dùng học tập.
- Tranh 1: Chị không nên tắt mở tivi liên tục bởi vì làm vậy sẽ nhanh làm tivi bị hỏng vì vậy chỉ nên bật khi muốn xem tivi
- Tranh 2: Hai chị em không nên dùng bút vẽ lên ghế bởi vì làm như vậy sẽ làm ghế bị bẩn, xấu vì vậy hai chị em hãy ngưng vẽ lên ghế
- Tranh 3: Hùng không nên đóng cửa mạnh khi ra vào bởi vì làm như vậy sẽ làm mau bị hỏng cái cửa ra vào
Khi đang đi chơi với chị, Cốm thấy hoa đẹp liền vứt luôn hộp sữa trên tay ra đường và nói với chị định hái hoa về tặng mẹ. Theo em, Cốm làm như vậy là chưa thể hiện ý thức bảo vệ, giữ gìn vẻ đẹp của quê hương. Cốm nên vứt vỏ hộp vào thùng rác gần đó, cũng không nên hái hoa ở nơi công cộng về để tặng mẹ.
Hình 1:
Em đồng tình với việc làm của bạn Lan vì bạn đã biết cách bảo quản đồ dùng học tập: bọc sách để giữ sách vở luôn đẹp, dán nhãn tên để tránh nhầm lẫn, đồng thời giúp bạn rèn luyện thói quen cẩn thận.
Hình 2:
Em không đồng tình với việc làm của bạn Bình. Vì đây là hành động không biết bảo quản đồ dùng học tập. Cặp sách bị vứt tùy tiện xuống sân trường như vậy sẽ bám rất nhiều bụi bẩn, làm cặp nhanh cũ và bị rách. Hình thành thói quen xấu là tùy tiện quăng vứt đồ bừa bãi.
Hình 3:
Em không đồng tình với việc làm của Hoa. Vì bạn ấy chưa biết cách bảo quản đồ chơi mà rất hay làm hỏng nó. Mỗi khi chơi xong, Hoa cần cất đồ chơi gọn gàng vào tủ, giữ gìn đồ chơi cẩn thận để tránh làm rách hay hư hỏng đồ chơi. Nếu Hoa tiếp tục duy trì thói quen xấu này thì bản thân sẽ trở nên cẩu thả, thiếu trách nhiệm với đồ dùng cá nhân.
- Tình huống 1: Khi bị cô giáo nhắc nhở, Thắng nên nhận lỗi, xin lỗi cô và nên nói với cô rằng Quang đã trêu Thắng, lấy sách của Thắng nên Thắng mới nhổm người lên lấy quyển sách lại
- Tình huống 2: Khi vô tình va vào anh làm bát đũa rơi xuống nền, Minh nên nhận lỗi, xin lỗi anh trai của mình và cùng anh trai của mình dọn dẹp lại bát đũa đã bị rơi xuống và hứa lần sau sẽ không thế nữa
- Tình huống 3: Khi Mai vô tình giẫm vào chân Hùng, Mai nên nhận lỗi, xin lỗi và hứa lần sau sẽ không như thế nữa
Tình huống 1: Trong giờ ra chơi, vì muốn chạy thật nhanh ra sân chơi, Huy đã đẩy Hùng làm bạn ngã, khiến Hùng tức giận.
Em đồng tình với cách ứng xử “Hùng đã hít thở thật sâu để bình tĩnh trở lại. Sau đó, Hùng nhắc nhở Huy không nên làm như vậy”. Vì đây là cách ứng xử phù hợp, tích cực, không gây sự tức giận cho bản thân và không làm tổn thương đến Huy.
Tình huống 2: Hôm nay là buổi học đầu tiên của Vân ở trường mới. Thầy cô, bạn bè đều là những người lần đầu Vân gặp. Bạn cảm thấy lo lắng và hơi có chút sợ hãi.
Em đồng ý với cách ứng xử: “Vân chia sẻ với bạn cùng bàn. Được bạn động viên, Vân đã vượt qua nỗi sợ hãi và chủ động làm quen với các bạn”. Vì đây là cách ứng xử phù hợp, tích cực, giúp Vân tự tin hơn, hòa đồng cùng với các bạn và không bị cảm thấy cô đơn, buồn tủi.
- Ngoài ra, em còn có cách ứng xử khác để kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
+) Tình huống 1: Nếu là Hùng em sẽ nghĩ là bạn vô tình làm mình ngã. Sau đó nhẹ nhàng nhắc nhở bạn từ sau cẩn thận hơn, không nên vội vàng để tránh làm ảnh hưởng đến các bạn khác.
+) Tình huống 2: Nếu em là Vân em sẽ tự động viên bản thân mình, tự tin hơn, chủ động làm quen và nhanh chóng hòa hợp cùng các bạn và thầy cô mới
Tranh 1: Em sẽ khuyên bạn bàn dưới là dùng bút mực cẩn thận, không nên vẫy mực tránh trường hợp mực dính vào áo bạn bàn trên. Nếu bạn bàn dưới cố tình làm như thế em sẽ báo giáo viên xử lí bạn ấy
Tranh 2: Em sẽ khuyên hai bạn nữ giấu cặp sách trả lại cặp sách cho Hoa. Nếu hai bạn nữ không trả lại cặp sách cho Hoa thì em sẽ nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm của hai bạn nữ để xử lí hai bạn ấy