Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tình huống 1: Hưng có thể nhờ bố mẹ chỉ cách chăm sóc ông và làm việc nhà. Phụ bố mẹ theo khả năng của chính em.
Tình huống 3: Nếu là Xuân, em sẽ trấn an mẹ, rằng mẹ đừng quá lo lắng, mình có thể mở thêm online để bán được nhiều hơn. Cả nhà sẽ cùng nhau ngồi lại bàn bạc chi tiêu tiết kiệm hơn.
Tình huống 1: Em sẽ mời người thân vào nhà uống nước và nói chuyện ạ
Tình huống 2: Em sẽ ra hiệu sách để tìm tài liệu.
Tình huống 1: Hồng cứ theo cả 2 định hướng, đôi khi cái mình thích chưa chắc là cái mình giỏi, và đôi khi định hướng gia đình chưa phải cái mình thích nhưng nó lại phù hợp. Cứ phải có thời gian để xác định chắc chắn được, và cuối cùng đấu tranh cho điều phù hợp.
Tình huống 2: Hoàng nên tham gia nhiều buổi workshop, nhiều ý kiến từ mọi người, tự tìm hiểu và tìm các cơ hội làm thực tế, sẽ biết mình thích gì, có gì, phù hợp gì.
Những khó khăn của bản thân em khi thể hiện trách nhiệm và khi giao tiếp ứng xử với bố mẹ, người thân trong gia đình:
+ Khoảng cách tuổi tác giữa bố mẹ và em khá lớn nên quan điểm về mọi mặt cuộc sống đôi khi xảy ra sự bất đồng quan điểm.
+ Thời gian trên lớp, trên trường chiếm hầu hết quỹ thời gian trong ngày của em khiến nhiều công việc trong nhà em không thể tham gia.
Tình huống 1: Em sẽ cố gắng đưa ra những lợi ích khi tham gia cho các bạn nghe để các bạn hứng thú hơn.
Tình huống 2: Điều này hay gặp ở làm việc nhóm, chúng mình cần có những bảng phân công càng chi tiết càng tốt, mô tả yêu cầu và hạn cụ thể cùng với chế tài xử phạt, không quyền lợi.
Quan điểm của em về vấn đề: gia đình:
+ Hình thức thể hiện quan điểm: thuyết trình
+ Gia đình là nơi sinh thành nuôi dưỡng bồi đắp tâm hồn tình cảm cho con người. Nơi đó có những người thân yêu cha mẹ, ông bà, anh chị em…
+ Vai trò và ý nghĩa của gia đình:
- Gia đình như một tế bào tự nhiên, là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội. Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không tồn tại và phát triển được. Chính vì vật, muốn xã hội tốt thì phải xây dựng gia đình tốt.
- Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Mỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra trong gia đình. Không thể có con người sinh ra từ bên ngoài gia đình. Gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân. Và cũng chính trong gia đình, mỗi cá nhân sẽ học được cách cư xử với người xung quanh và xã hội.
- Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội. Chỉ trong gia đình, mới thể hiện mối quan hệ tình cảm thiêng liêng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái. Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc trong cuộc sống, chốn về bình yên sau những vất vả gian lao, nơi luôn rộng mở khoan dung sau những sai lầm vấp ngã.
- Gia đình là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc những công dân tốt cho xã hội. Sự hạnh phúc gia đình là tiền đề để hình thành nên nhân cách tốt cho những công dân của xã hội. Vì vậy muốn xây dựng xã hội thì phải chú trọng xây dựng gia đình. Hồ chủ tịch nói: “Gia đình tốt thì xã hội tốt, nhiều gia đình tốt cộng lại thì làm cho xã hội tốt hơn”.
- Gia đình là nguồn động viên, hỗ trợ về tinh thần để mỗi người nỗ lực hơn, mạnh mẽ và vững vàng hơn trong cuộc sống.
Tình huống 1: Cả nhà không nên nói nhiều việc đó mà hãy vào an ủi chị đồng thời hỗ trợ chị bằng đồng tiền để dành của gia đình, đặt niềm tin để chị khởi nghiệp lại. Tất nhiên lần này phải cẩn thận, kĩ càng hơn.