Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gia đình tôi có truyền thống kinh doanh thực phẩm tươi sống thuỷ hải sản.Từ đời ông tôi, rồi đến bố tôi sau cùng là tôi.Khi tôi tiếp quản việc kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn,vui buồn lẩn lộn.Nhưng có một kỷ niệm đáng nhớ nhất mà mỗi lần tôi ngẫm nghĩ lại thật buồn cười : “việc treo biển hiệu cho cửa hàng.”
Vì công việc kinh doanh đối với tôi lúc đầu còn mới mẻ nên việc mua bán ế ẩm.Tôi nảy ý định treo biển “Ở đây có bán cá tươi” nhằm quảng cáo để mọi người biết.Nghĩ sao làm vậy…Biển vừa được treo lên,có người đi ngang qua, xem rồi cười bảo: Cửa hàng của anh lâu nay bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển “cá tươi”.Tôi nghe thế ! Thấy chột dạ liền bỏ chữ “tươi” đi.Hôm sau có người khách đến mua cá, nhìn lên biển rồi cũng cười và bảo: Chẵng nhẽ người ta ra hàng hoa mua cá hay sao mà anh phải đề “ở đây”.Nghe người khách nói có lý, tôi liền bỏ ngay hai chữ “ở đây”đi.Cách vài hôm sau có người khách nọ đến mua cá, nhìn lên biển rồi cũng cười và bảo: Ở đây bày cá ra khoe hay sao mà đề “có bán”,cần gì phải đề thế.Tôi nghe cũng có lý,liền bỏ luôn hai chữ”có bán”.Thành ra trên biển chỉ còn có một chữ “cá”.Tôi nghĩ thầm trong bụng chắc từ bây giờ không còn ai bắt bẻ gì nữa.Nhưng không ngờ vài hôm sau , người hàng xóm sang chơi, nhìn cái biển rồi nói: Mới tới đầu ngõ đã ngửi mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy rẩy cá, ai chẳng biết là bán cá mà đề biển làm gì nữa.Thế là tôi đem cất nốt cái biển luôn.
Qua sự việc trên nghĩ lại thật buồn cười.Sao mình ba phải thế “ con tám cũng ừ,con tư cũng gật”.Treo biển lên để quảng cáo là một việc rất có ý nghĩa nhưng tôi lại không nhận thức được ý nghĩa đó, không có chủ kiến của mình.Rốt cuộc treo biển lên rồi lại cất đi chỉ vì những ý kiến vô thưởng vô phạt.Việc làm ấy vừa tốn công, tốn sức vừa đáng chê cười.Sau khi ngẫm nghĩ từ việc làm kì quặc của mình,tôi khuyên mọi người khi làm việc gì cũng cần phải suy xét trước sau một cách cẩn thận.
- Trong truyện, có đến năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Đó chính là việc sử dụng biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích.
- Biện pháp này nhằm nhấn mạnh và khắc sâu một nội dung của truyện, góp phần bộc lộ chủ đề của tác phẩm. Việc lặp lại hành động của ông lão đã khắc sâu thêm tính cách của mụ vợ. Sự lặp lại đó không làm cho truyện bị nhàm chán mà có tính chất tăng tiến thể hiện sự nghiêm trọng ngày càng lớn của sự việc, bộc lộ được bản chất tham lam của mụ vợ.
refer
Tôi là một người dân chài vùng biển, năm nay cũng gần sáu mươi tuổi, tôi sống cùng lão chồng già của mình. Gia đình tuy không khá giả nhưng đầm ấm. Ngày ngày, tôi ở nhà chăm lợn, trồng rau, vá lưới, chồng ra biển đánh cá hòng kiếm bữa cơm, có khi nhiều thì đem bán lấy tiền đong gạo. Cuộc sống cứ thế qua ngày, chẳng giàu sang, phú quý nhưng bình yên bên những người hàng xóm.
Một hôm, khi tôi đang ngồi vá lưới trước sân nhà, thì lão già đi thả về, trông lão có vẻ hồ hởi, vui mừng lắm. Nhìn lão, tôi hỏi:
-Hôm nay có gì vui mà ông phấn khởi thế ?
Tôi vừa dứt lời, lão kể:
- Hôm nay tôi gặp chuyện kì lạ lắm bà ạ. Cả buổi sáng tôi quăng chài kéo lưới nhưng không bắt được bất cứ con cá nào, tôi chán nản quyết quăng mẻ cuối thì giăng được một con cá vàng. Kì lạ thay, khi tôi gỡ cá vàng ra khỏi lưới, thì nó cất tiếng van xin thảm thiết:
- Ông lão ơi, ông lão, ông thương tình mà tha cho tôi để tôi được trở về với chốn biển cả. Tôi hứa sẽ đền lại cho lão xứng đáng, ông muốn gì tôi cũng sẽ đáp ứng lão. Xin hãy ban ơn, ban phước mà tha cho tôi.
Nghe nó nói vậy, tôi vừa ngạc nhiên vừa xúc động. Rồi không do dự, tôi quyết định thả nó ra mà không cần chút báo đáp nào. Lòng tôi thấy vui mừng và an nhiên vô cùng.
Nghe lão kể chuyện, lòng tôi cứ nôn nao khó tả. Cái lão già khốn kiếp này thật là ngu ngốc mà. Lòng tham nổi lên, tôi không kiềm chế được mà mắng lão tới tấp:
- Ông không thấy mình khốn khổ lắm à, nhà cửa thì rách nát, đến cái máng lợn ăn cũng sứt mẻ, khổ cực. Ít ra cũng nên đòi hỏi chút báo đáp, ân huệ chứ. Lão mới có chừng ấy tuổi mà lẩm cẩm thế à, miếng ăn tới nơi còn không biết tận dụng. Ông hãy mau ra biển mà xin cái máng lợn ăn mới đi, tôi chịu không nổi cái sự ngốc nghếch của ông rồi đấy.
Nghe xong lời quát, lão rơm rớm nước mắt, bần thần ra biển xin cá vàng. Tôi ở nhà mong đợi, bởi tôi nghĩ nếu cá vàng đã nói thế thì chắc chắn là có phép lạ, điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của vợ chồng tôi.
Đang chăm chú nghĩ thì bỗng có luồng sáng xuất hiện, một cái máng lợn mới thấy thế cho cái máng lợn cũ hiện ra. Lúc ấy chồng tôi cũng vừa về, lão lật đật chạy vào xem cái máng lợn mới, ra vẻ hài lòng, thích thú. Lúc này, tôi lại nghĩ nếu con cá vàng có phép thuật lớn như vậy, mình không thể sống trong căn nhà nghèo khổ, rách nát này được. Đây là cơ hội đổi đời. Tôi bèn nói với chồng:
- Ông mau mau ra xin con cá ấy một ngôi nhà thật mới thật đẹp và lộng lẫy đi. Chẳng lẽ cứ sống cực khổ như thế này mãi.
Lão chồng tôi nghe xong, giật mình bảo:
-Thôi bà ạ, cá vàng hứa trả ơn ta nó cũng trả rồi, mình cũng sống thế này bao năm có quản gì mà bà lo lắng.
Tôi mắng lão:
- Ông không biết nắm bắt cơ hội à, nhanh nhanh đi đi, đừng vòng vo chi thêm nữa, ý tôi đã quyết.
Thế là ông chồng tôi lại nhanh chóng ra biển. Tôi ở nhà mong đợi điều kỳ diệu sắp đến, vài phút sau, căn nhà tồi tàn cũ nát được khoác lên một vẻ mới khang trang, xa hoa, lộng lẫy. Tiện nghi đầy đủ, giàn hoa trước cổng vô cùng xinh đẹp, chưa bao giờ tôi được sống trong một căn nhà tuyệt vời như thế này. Tôi say sưa hưởng thụ tất cả những gì trước mắt mình mà không màng lo nghĩ tới xung quanh. Nhưng trong phút chốc, lòng tham của tôi lại nổi lên, tôi không thể ngừng ước muốn những thứ lớn lao hơn nữa. Tôi muốn mình được cung phụng, được có kẻ hầu người hạ, được là một nữ hoàng khiến bao kẻ phải sụp lạy, cúi đầu. Lúc này đây, trong tôi chỉ còn lại lòng tham và sự ích kỷ, dường như những phù phiếm xa hoa đã cướp mất đi lý trí của tôi, khiến tôi quên đi người chồng tình nghĩa bấy lâu cùng mình chung sống, một người như tôi sao lại lấy cái gã nghèo hèn, bẩn thỉu kia làm chồng cơ chứ?
Rồi tôi nhìn lão chồng tôi đầy không bỉ mà nói:
-Lão kia, ông hãy ra nói với cá vàng hãy để ta được làm nhất phẩm phu nhân. Nhanh lên, đừng để ta tức điên lên nữa.!
Ông chồng nhìn tôi bằng ánh mắt đầy phẫn nộ và tràn trề thất vọng: - Bà điên rồi sao? Sống trong nhung lụa thế chưa thoả mãn bà sao? Tại sao lại có suy nghĩ điên rồ như thế chứ?
Tôi nghe xong không nuốt cơn tức, lên giọng:
-Nhanh đi đi, đừng lắm lời.
Rồi lão ngậm ngùi một mình ra biển gọi cá vàng. Được cá vàng chấp thuận lời đề nghị, tôi trở thành một nhân phẩm phu nhân như ý. Bộ quần áo sang trọng, đôi hài đắt tiền, vàng bạc đeo lên người không biết bao nhiêu cho kể. Tôi sung sướng hết thảy, bao nô nhân hầu hạ cứ bận rộn khắp nhà, ai cũng phải nghiêng mình cúi đầu, thật hả hê, hãnh diện. Lão chồng cũng nhìn tôi thụp lạy:
- Kính thưa nhất phẩm phu nhân, chắc hẳn người đã hài lòng rồi nhỉ? Không để lão ta nói thêm câu nào, cơn giận sôi lên, tôi sai bọn gia nhân đẩy lao ra chuồng ngựa dọn dẹp. Từ đấy, tôi sống trong sự giàu sang phú quý, còn lão chồng bị tôi đày đọa như một người ở trong chính ngôi nhà này. Với tôi, đó là sự trừng phạt đích đáng cho tội ngu dốt và nhu nhược của lão.
Sau một thời gian, chán cảnh làm phu nhân, tôi bèn sai người gọi lão tới và ra lệnh:
- Lão già kia, giờ ta muốn trở thành nữ hoàng của vương quốc để cai trị một cõi này. Ngươi mau ra biển và bảo với con cá vàng kia đi, không thì đừng trách ta độc ác.
Lão chồng nghe xong thì tay chay bủn rủn. Lão hét lên trong tuyệt vọng:
- Mụ điên thật rồi! Đừng tác oai, tác quái thêm nữa, tỉnh táo lại đi!
Tôi không hề bận tâm đến những lời lão nói, sai người đuổi lao ra biển. Một lúc sau, từ ngôi nhà tráng lệ đã trở thành một cung điện nguy nga, tôi một bước lên ngôi nữ hoàng, tổ chức tiệc tùng ăn chơi trong cùng điện. Bao binh lính, thị vệ vây quanh, cuộc sống nữ hoàng quả thật rất sung sướng, chưa bao giờ tôi trải qua cảm giác này, tôi lấy làm tự đắc lắm.
Nhưng rồi cũng nhanh chóng chán nản, tôi ôm mộng trở thành một Long Vương ngự trị dưới Long Cung để con cá vàng kia hầu hạ. Tôi gọi lão chồng già ngu muội tới và ra lệnh cho lão ra biển nói với cá vàng lời đề nghị đó. Khi lão vừa ra đi, trong lòng tôi chắc mẩm sẽ được toại nguyện, đầu suy nghĩ nhiều cách để hành hạ con cá vàng kia và lão già. Nhưng không ngờ, vừa hay trong chớp mắt tất cả đã biến mất, trước mắt tôi giờ chỉ còn chiếc máng lợn sứt mẻ và ngôi nhà tồi tàn. Tôi thét lên trong vô vọng, tất cả đã mất hết, bao nhiêu của cải, quyền lực chẳng còn gì cả. Nước mắt giàn giụa, tiếc nuối, đau lòng, hối hận khôn xiết. Tôi bần thần chán nản, lặng lẽ bên xó bếp. Lão chồng tôi cũng vừa về tới, thấy cảnh này lão chỉ lắc đầu ngán ngẩm mà không nói gì.
Một hồi lâu, lão nhìn tôi ân cần bảo:
-Thôi bà ạ, nghèo thì mình sống theo cách của người nghèo, cố gắng rồi mọi chuyện cũng qua. Tôi tựa đầu vào vai lão mà khóc sụt sùi, lão chưa bao giờ ruồng bỏ tôi cả, dù cho tôi có tàn nhẫn đến thế nào cuối cùng lão vẫn là người bên cạnh động viên , bảo vệ tôi. Tôi thật sự thấy có lỗi và buồn vô tận, chỉ vì sự ích kỉ và lòng tham, chưa bao giờ thoả mãn với những gì mình đang có mà cuối cùng phải nhận lấy kết cục bi thảm. Đó là một bài học trong đời, sau cùng, tôi hiểu được rằng, những của cải do chính bàn tay và lao động của mình làm ra mới bền vững và tồn tại mãi, điều mà mình xứng đáng có được phải xuất phát từ tấm lòng của một người thiện lương.
tham khảo
Vợ chồng tôi sinh sống ngay trên bờ biển. Suốt ngày tôi đi đánh cá còn bà lão ở nhà kéo sợi. Cuộc sông của chúng tôi tuy nghèo nhưng hạnh phúc. Tôi chẳng ước ao gì hơn khi gần cuối đời được sống thanh thản. Song sự đời đâu chiều theo ý muốn của con người dù họ đã cam chịu. Có một chuyện xảy ra khiến cho đến bây giờ tôi vân còn nhớ mãi.
Hôm đó tôi ra biển đánh cá, vợ tôi ở nhà kéo sợi như thường lệ. Tôi thả lưới lần đầu tiên chỉ thấy rong biển, lần thứ hai trong lưới chỉ có một con cá vàng. Tôi định bắt con cá thì… lạ chưa, cá cất tiếng kêu vang:
- Ông lão ơi! Ông sinh phúc thả tôi xuống biển, tôi sẽ đền ơn ông, ông muốn gì cũng được!
Tôi rất ngạc nhiên, từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến nay tôi chưa bao giờ thấy một con cá nào biết nói như vậy, song tôi vẫn thả nó xuống biển và nói:
- Trời phù hộ cho người, ngươi trở về biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì!
Về nhà tôi đem chuyện đó kể cho vợ tôi nghe, không ngờ bà lão mắng:
- Đồ ngốc, sao không bắt con cá vàng đền cái gì? Đòi một cái máng cho lợn ăn không được à? Cái máng nhà ta gần vỡ rồi!
Tôi nghĩ cũng phải, liền di ra biển, biển gợn sóng êm ả. Tôi cất tiếng gọi, cá vang bơi lên hoi:
- Ông lão ơi, ông cần gì thế?
Tôi chào và nói:
- Vợ tôi muốn một cái máng mới, cái máng nhà tôi đã sứt mẻ cả rồi. Cá trả lời:
- Ông lão cứ về đi, đừng băn khoăn gì cả. Tôi sẽ giúp ông, ông sẽ có một cái máng mới.
Tôi về đến nhà, vợ tôi đã có cái máng mới thật, nhưng vừa trông thấy mặt tôi, mụ đã quát to:
- Đồ ngu, đòi một cái máng thật à? Một cái máng thì thấm vào dâu, đi tìm con cá đòi mọt cái nhà to và đẹp.
Thế rồi mụ càu nhàu, té tát mãi, không chịu được tôi đành đi ra biển. Biển xanh dã nổi sóng. Tôi cất tiếng gọi cá, cá bơi lên hỏi:
- Ông lão ơi! Ông cần gì thế?
Tôi cúi đầu và nói:
- Cá ơi, giúp tôi với! Mụ vợ mắng tôi nhiều hơn, chẳng để tôi yên chút nào. Mụ đòi mọt tòa nhà đẹp.
Cá vàng đáp ngay:
- Ông lão đừng băn khoăn quá! Cứ về đi! Ông sẽ có một tòa nhà to và đẹp.
Trở về nhà, tôi đã thấy mụ vợ ngồi chễm chệ trong căn nhà mới như lời hứa của cá vàng.
Nhưng cũng ngay lập tức, mụ nổi trận lôi đình bắt tôi quay trở lại đòi cho mụ được lam nhất phẩm phu nhân.
“Mụ thì làm sao có thể thành nhất phẩm phu nhân được kia chứ”, tôi thầm nghĩ. Nhưng vốn đã quen chịu đựng, tôi vẫn đi ra biển. Không ngờ theo yêu cầu của tôi, cá vàng đã làm cho mụ được như ý.
Khổ nỗi tôi bị đuổi ra khỏi tòa dinh thự trở thành người quét chuồng ngựa cho vợ từ ngày mụ chán làm Nhất phẩm phu nhân mà đòi tôi xin ca bằng được cho mụ làm Nữ hoàng.
Được ít tuần làm Nữ hoàng thấy chán, mụ lại gọi tôi đến và bảo:
- Mày đi tìm con cá vàng và bảo nó là tao không muốn làm Nữ hoàng nữa, tao muốn làm Long Vương ngự trên biển, để bắt con cá vàng hầu hạ theo ý muốn của tao!
Lúc này tôi đã ở vào thế không dám trái ý. Tôi đành lủi thủi đi ra bờ biển. Một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Tôi run run gọi con cá vàng. Con cá bơi lên hoi:
- Ông lão có việc gì thế? Ông lão cần gì?
Tôi cúi đầu chào con cá và nói:
- Cá ơi giúp tôi với! Thương tôi với. Tôi sống làm sao được với mụ vợ quái ác này! Bây giờ mụ ấy không muốn là Nữ hoàng nữa, mụ ấy muốn làm Long Vương để bắt cá vàng phải hầu hạ làm theo ý muốn của mụ.
Vừa nghe nói, cá vàng lặng lẽ lặn mất tăm. Tôi chờ mãi vẫn chẳng thấy cá vàng trở lại. Đợi mãi, đợi mai, tôi đành phải quay về, trong lòng vô cùng lo lắng khi nghi đến sự giận dữ còn đáng sợ hơn bão biển.
Nhưng lạ chưa, về đến nơi, tất cả lâu đài nguy nga tôi đã cầu xin cá vàng đều biển mất. Trước mắt tôi là túp lều trành nát khi xưa và mụ vợ đang ngồi quay sợi bên cái mắng lợn ăn sứt mẻ.
Tội chợt bừng tỉnh. Chỉ tại mụ vợ tham lam vô độ còn tôi thì từ ông chồng nhu nhược thành kẻ nổ lệ mới nên cơ sự này.
Nhìn thấy tôi, mụ vợ tôi chẳng nói gì, cứ cúi đầu kéo sợi. Tôi cầu trời cho mụ trở lại hiền lành như cũ, dể tôi trở lại làm chồng và vợ chồng tôi lại được sống thanh thản như xưa.
bài 1
Tôi vốn là một hoàng tử con nhà trời, nhưng vua cha muốn tôi có những trải nghiệm cuộc sống thực tế dưới trần gian để trưởng thành hơn, cũng là để khảo nghiêm cuộc sống của người dân nơi hạ giới nên đã cho tôi đầu thai vào kiếp người. Nhưng cuộc sống dưới trần thế này không phải cuộc sống nhung lụa, hòa quang như khi còn trên thiên đình mà tôi trở thành một con người hoàn toàn khác với cuộc sống khác, đó là cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn tình thương phải tự mình mưu sinh. Hơn thế nữa, lần đầu tôi được tiếp xúc với những con người, tốt có, xấu có và phải vượt qua được hết những thử thách vua cha đặt ra tôi mới đạt được hạnh phúc thực sự.
Tên dưới trần thế của tôi là Thạch Sanh, tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ làm nghề tiều phu, tuy nghèo nhưng bố mẹ luôn giành cho tôi những tình cảm thương yêu, quan tâm nhất. Nhưng bất hạnh thay, khi tôi vừa mới lên mười thì bố mẹ đều ra đi, tôi trở thành một đứa trẻ mồ côi sống cô đơn ở một vùng núi đá hẻo lánh. Gia tài bố mẹ để lại cho tôi chỉ là một căn lều lụp xụp, rách nát vốn chẳng thể che chắn hết những trận mưa, và một chiếc rìu để tôi có thể kiếm sống. Cuộc sống khó khăn, bất hạnh là vậy nhưng tôi không hề chán nản buông xuôi, ngược lại tôi luôn nỗ lực, phấn đấu lớn lên, trở thành một chàng trai khỏe mạnh, cao lớn.
Cuộc sống của tôi có lẽ cứ như vậy trôi qua nếu như không có cuộc gặp gỡ với Lí Thông, một tay buôn rượu. Khi gặp tôi thấy khỏe mạnh hắn ta đã tính toán để mang tôi về làm giàu cho mẹ con hắn, còn chủ động kết nghĩa huynh đệ với tôi. Lúc ấy tôi không hề biết được âm mưu thực dụng của hắn ta mà vô cùng cảm động vì từ nhỏ tôi đã sống quá cô đơn, ngoài bố mẹ thì hắn ta là người đầu tiên quan tâm đến tôi. Vậy là không hề suy tính mà đi theo hắn về nhà, với sức khỏe của tôi công việc làm ăn của Lí Thông ngày càng phát đạt, hắn ta lúc nào cũng ăn nói ngọt ngào làm tôi lầm tưởng hắn ta thực sự coi tôi là anh em.
Năm ấy, trong làng có một con xà tinh tác oai tác quái, đến kì hạn ba tháng người dân lại phải mang đến trước miếu của nó một thanh niên khỏe mạnh để cho nó tu luyện. Và lần này đến lượt Lí Thông, thế là mẹ con hắn đã toan tính mang tôi rat hay thế cho hắn, nói với tôi là trông trước miếu giúp hắn một đêm. Lúc ấy trong cảm nhận của tôi hắn là một người anh em tốt nên việc nhờ vả này đâu có ích gì. Đến tối tôi mang rìu ra canh trước cửa miếu, khi tôi đang thiu thiu ngủ thì bỗng hiện lên một con xà tinh khổng lồ, nó quấn lấy tôi và xiết chặt. Không hề nao núng, tôi vung rìu lên chiến đấu với nó, cuối cùng chặt đầu nó và mang về nhà. Khi thấy tôi về nhà mẹ con Lí Thông đã ngạc nhiên lắm vì chắc mẩm tôi đã nằm trong bụng xà tinh. Khi biết sự tình, mẹ con Lí Thông đã nói đó là vật nuôi của nhà vua, nay tôi chém Xà tinh thì thoát không khỏi tội chết, và nói tôi hãy trốn đi. Và nghiễm nghiên Lí Thông mang đầu xà tinh đi nhận thưởng.
Tôi vẫn không hề hay biết mà trở về típ lều nhỏ trước đây mình sinh sống. Vào buổi sáng nhiều ngày sau đó, khi đang chẻ củi thì tôi nghe thấy tiếng kêu cứu của một cô gái, ngẩng đầu lên nhìn thì ra cô gái bị đại bàng tinh quắp mang đi. Tôi đã lần theo đường bay của đại bàng đến một hang núi, đến trước cửa động đang định xông vào cứu người thì bị địa bàng tấn công, như lần trước tôi cũng giết được đại bàng, khi định xuống cứu thì Lí Thông cũng vừa đến nơi, nghe nói người bị bắt là công chúa và ai cứu công chúa sẽ được nhà vua trọng thưởng. Một lần nữa Lí Thông lừa tôi xuống hang đại bàng cứu công chúa, tôi ngay lập tức đồng ý. Khi công chúa lên đến nơi thì hắn ta lấy đá lấp cửa hang, để tôi không thể lên. Lúc bấy giờ tôi mới biết lòng dạ thâm độc của Lí Thông.
Tôi đã đi xung quanh hang động để tìm cửa ra thì vô tình cứu được con trai của vua thủy tề, sau đó được vị vua này ban cho cây đàn thần. Tôi mang theo đàn thần trở về túp lều của mình, nửa đêm hôm đó oan hồn của xà tinh và đại bàng đã đã lấy trộm bảo vật trong cung cấm, vu oan cho tôi, tôi bị giam vào trong ngục, buồn chán tôi mang cây đàn ra đánh thì có người mang tôi đến diện kiến nhà vua. Lúc này công chúa nhìn tôi và nói với vua cha rằng chính tôi đã cứu nàng. Nhà vua đã chọn tôi làm phò mã còn mẹ con Lí Thông thì bị trừng phạt thích đáng.
Không lâu sau đó, mười tám nước chư hầu đã kéo quân xâm lược, nhà vua đã giao cho tôi trọng trách cầm quân đánh giặc. Khi ra trận tôi dùng cây đàn thần vua thủy tề cho để làm tê liệt ý chí chiến đấu của quân giặc. Khi đã giành đc thắng lợi tôi còn mang liêu cơm thần ra để thiết đãi quân chư hầu, ban đầu chúng tỏ vẻ coi thường lắm vì liêu cơm rất nhỏ mà quân sĩ đến vài chục vạn người. Nhưng liêu cơm ăn bao nhiêu cũng không hết, quân chư hầu bấy giờ mới tâm phục khẩu khục và không dám sang xâm phạm nữa. Cũng từ đó tôi và công chúa Quỳnh Nga sống hạnh phúc mãi mãi.
Tôi vốn là một hoàng tử con nhà trời, nhưng vua cha muốn tôi có những trải nghiệm cuộc sống thực tế dưới trần gian để trưởng thành hơn, cũng là để khảo nghiệm cuộc sống của người dân nơi hạ giới nên đã cho tôi đầu thai vào kiếp người. Nhưng cuộc sống dưới trần thế này không phải cuộc sống nhung lụa, hòa quang như khi còn trên thiên đình mà tôi trở thành một con người hoàn toàn khác với cuộc sống khác, đó là cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn tình thương phải tự mình mưu sinh. Hơn thế nữa, lần đầu tôi được tiếp xúc với những con người, tốt có, xấu có và phải vượt qua được hết những thử thách vua cha đặt ra tôi mới đạt được hạnh phúc thực sự.
Tên dưới trần thế của tôi là Thạch Sanh, tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ làm nghề tiều phu, tuy nghèo nhưng bố mẹ luôn giành cho tôi những tình cảm thương yêu, quan tâm nhất. Nhưng bất hạnh thay, khi tôi vừa mới lên mười thì bố mẹ đều ra đi, tôi trở thành một đứa trẻ mồ côi sống cô đơn ở một vùng núi đá hẻo lánh. Gia tài bố mẹ để lại cho tôi chỉ là một căn lều lụp xụp, rách nát vốn chẳng thể che chắn hết những trận mưa, và một chiếc rìu để tôi có thể kiếm sống. Cuộc sống khó khăn, bất hạnh là vậy nhưng tôi không hề chán nản buông xuôi, ngược lại tôi luôn nỗ lực, phấn đấu lớn lên, trở thành một chàng trai khỏe mạnh, cao lớn.
Cuộc sống của tôi có lẽ cứ như vậy trôi qua nếu như không có cuộc gặp gỡ với Lí Thông, một tay buôn rượu. Khi gặp tôi thấy khỏe mạnh hắn ta đã tính toán để mang tôi về làm giàu cho mẹ con hắn, còn chủ động kết nghĩa huynh đệ với tôi. Lúc ấy tôi không hề biết được âm mưu thực dụng của hắn ta mà vô cùng cảm động vì từ nhỏ tôi đã sống quá cô đơn, ngoài bố mẹ thì hắn ta là người đầu tiên quan tâm đến tôi. Vậy là không hề suy tính mà đi theo hắn về nhà, với sức khỏe của tôi công việc làm ăn của Lí Thông ngày càng phát đạt, hắn ta lúc nào cũng ăn nói ngọt ngào làm tôi lầm tưởng hắn ta thực sự coi tôi là anh em.
Năm ấy, trong làng có một con xà tinh tác oai tác quái, đến kì hạn ba tháng người dân lại phải mang đến trước miếu của nó một thanh niên khỏe mạnh để cho nó tu luyện. Và lần này đến lượt Lí Thông, thế là mẹ con hắn đã toan tính mang tôi rat hay thế cho hắn, nói với tôi là trông trước miếu giúp hắn một đêm. Lúc ấy trong cảm nhận của tôi hắn là một người anh em tốt nên việc nhờ vả này đâu có ích gì. Đến tối tôi mang rìu ra canh trước cửa miếu, khi tôi đang thiu thiu ngủ thì bỗng hiện lên một con xà tinh khổng lồ, nó quấn lấy tôi và xiết chặt. Không hề nao núng, tôi vung rìu lên chiến đấu với nó, cuối cùng chặt đầu nó và mang về nhà. Khi thấy tôi về nhà mẹ con Lí Thông đã ngạc nhiên lắm vì chắc mẩm tôi đã nằm trong bụng xà tinh. Khi biết sự tình, mẹ con Lí Thông đã nói đó là vật nuôi của nhà vua, nay tôi chém Xà tinh thì thoát không khỏi tội chết, và nói tôi hãy trốn đi. Và nghiễm nghiên Lí Thông mang đầu xà tinh đi nhận thưởng.
Tôi vẫn không hề hay biết mà trở về típ lều nhỏ trước đây mình sinh sống. Vào buổi sáng nhiều ngày sau đó, khi đang chẻ củi thì tôi nghe thấy tiếng kêu cứu của một cô gái, ngẩng đầu lên nhìn thì ra cô gái bị đại bàng tinh quắp mang đi. Tôi đã lần theo đường bay của đại bàng đến một hang núi, đến trước cửa động đang định xông vào cứu người thì bị địa bàng tấn công, như lần trước tôi cũng giết được đại bàng, khi định xuống cứu thì Lí Thông cũng vừa đến nơi, nghe nói người bị bắt là công chúa và ai cứu công chúa sẽ được nhà vua trọng thưởng. Một lần nữa Lí Thông lừa tôi xuống hang đại bàng cứu công chúa, tôi ngay lập tức đồng ý. Khi công chúa lên đến nơi thì hắn ta lấy đá lấp cửa hang, để tôi không thể lên. Lúc bấy giờ tôi mới biết lòng dạ thâm độc của Lí Thông.
Tôi đã đi xung quanh hang động để tìm cửa ra thì vô tình cứu được con trai của vua thủy tề, sau đó được vị vua này ban cho cây đàn thần. Tôi mang theo đàn thần trở về túp lều của mình, nửa đêm hôm đó oan hồn của xà tinh và đại bàng đã đã lấy trộm bảo vật trong cung cấm, vu oan cho tôi, tôi bị giam vào trong ngục, buồn chán tôi mang cây đàn ra đánh thì có người mang tôi đến diện kiến nhà vua. Lúc này công chúa nhìn tôi và nói với vua cha rằng chính tôi đã cứu nàng. Nhà vua đã chọn tôi làm phò mã còn mẹ con Lí Thông thì bị trừng phạt thích đáng.
Không lâu sau đó, mười tám nước chư hầu đã kéo quân xâm lược, nhà vua đã giao cho tôi trọng trách cầm quân đánh giặc. Khi ra trận tôi dùng cây đàn thần vua thủy tề cho để làm tê liệt ý chí chiến đấu của quân giặc. Khi đã giành được thắng lợi tôi còn mang liêu cơm thần ra để thiết đãi quân chư hầu, ban đầu chúng tỏ vẻ coi thường lắm vì liêu cơm rất nhỏ mà quân sĩ đến vài chục vạn người. Nhưng liêu cơm ăn bao nhiêu cũng không hết, quân chư hầu bấy giờ mới tâm phục khẩu khục và không dám sang xâm phạm nữa. Cũng từ đó tôi và công chúa Quỳnh Nga sống hạnh phúc mãi mãi.
2. Bài làm :
Tôi là một con cua nhỏ sống ở một cái giếng cũ lâu năm. Chung quanh tôi có rất nhiều bạn bè : Anh nhái, cô ốc,...Trong đó còn có cả một anh ếch ộp nữa. Anh ếch nhà ta trời sinh ra đã được ở trong giếng này nên cũng không hiểu mấy bên ngoài, còn chúng tôi cũng vừa mới định cư ở đây nên cũng biết chút ít. Ếch thì suốt ngày ngồi dưới đáy kêu ồm ộp, mỗi lần như thế, chúng tôi lại giật thót lên. Thế là Ếch tưởng mình như chúa tể, lại nhìn lên trời chỉ qua miệng giếng nên coi trời bằng cái vung. Anh Ếch bảo chúng tôi chẳng làm ăn được cái tích sự gì, cứ nghe thấy tiếng anh ta là sợ. Một năm, trời mưa to, nước trong giếng nơi chúng tôi ở dềnh lên mỗi lúc một cao, rồi tràn cả ra ngoài, anh Ếch cũng được nước đưa ra ngoài luôn. Ra ngoài, anh ta cứ nghênh nga nghênh ngang vừa đi vừa kêu. Ếch cứ như vậy nên cũng không để ý gì xung quanh. Bỗng một con trâu lớn đi qua. Chúng tôi định cất tiếng bảo Ếch cẩn thận nhưng thôi rồi, con trâu kia đã dẵm anh ta bẹp dí.
Chuyện đã xảy ra lâu rồi, chúng tôi rất thương tiếc cái chết của anh. Nhưng đó lại là một bài học đắt giá : Đừng bao giờ chủ quan, kiêu ngạo, hãy cố gắng mở rộng hiểu biết của mình để không nhận lại hậu quả đáng tiếc cho chính mình.
Xin lỗi mik không làm được câu 1, chỉ làm được câu 2 thôi. Mik không chép mạng đâu nha, tự nghĩ đó ~
~Hok tốt~
~~~Leo~~~
Lý Thông tôi là một người chuyên bán rượu trong làng. Nhờ vào tay nghề ủ rượu ngon, nên gần xa trong làng ai cũng biết đến.
Một lần, tôi trong một chuyến đi xa, tôi ghé lại nghỉ chân ở quán nước. Chợt tôi thấy một chàng trai vạm vỡ, nước da bánh mật, gánh một bó củi to trên lưng. Tôi tò mò, hỏi ra mới biết đó là Thạch Sanh, một chàng trai mồ côi sống bằng nghề kiếm củi. Thấy Thạch Sanh hiền lành, khỏe mạnh lại mồ côi, tôi ngẫm nghĩ: “Thạch Sanh khỏe mạnh lại khù khờ thế này, mang nó về nhà giúp việc chắc tôi đỡ được bao nhiêu”. Vậy là tôi ngỏ ý kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, Thạch Sanh thấy có người thương mình thì vui vẻ nhận lời. Kết nghĩa xong, tôi bèn mời Thạch Sanh về nhà ở để dễ bề lợi dụng.
Từ ngày có nó mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Những công việc nặng nhọc trong nhà, thằng bé tranh làm hết. Hai mẹ con tôi từ đó nahfn nhã nhiều. Nhưng rồi cuộc sống không êm đềm nhưu tôi vẫn thường nghĩ. Trong vùng lúc bấy giờ chợt xuất hiện một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Nó thần thông quảng đại thế nên dân làng đành bó tay, không ai có thể diệt trừ được nó. Để yên ổn, dân làng họp lại đưa ra kế sách đành tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lệ làng phép nước, sao có thể tránh khỏi, cuối cùng cũng đến ngày tôi phải nộp mạng. Tôi về nhà, nhìn nhà cửa, nhìn mẹ già mà không khỏi đành lòng chịu chết như thế. Chợt Thạch Sanh từ núi gánh củi về, tôi chợt nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy:
- Mấy nữa, anh có chuyến giao rượu xa, ngặt nỗi, làng lại cử anh đi canh miếu. Chuyến hàng này rất quan trong anh không đi không yên tâm, em có thể giúp anh đi canh miếu thay anh được không?
Thấy tôi nhờ vả, Thạch Sanh không chần chừ đáp:
- Anh cứ yên tâm giao em.
Nghe vậy, tôi và mẹ vui mừng lắm. Hôm Thạch Sanh đi canh miếu tôi thấp thỏm không thôi. Phần vì cũng cảm thấy có lỗi, thằng bé hiền lành, nhưng rồi nghĩ:" Nó không thay mình thì người chết đêm nay là mình". Trời về khuya, tôi cũng thôi, không nghĩ gì nữa mà tắt đèn đi ngủ. Vừa thiu thiu ngủ thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh:
- Anh ơi.... anh ơi.... anh....
Nghe tiếng gọi, mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, ,mẹ con tôi van xin khẩn thiết:
-Em ơi, em sống khôn chết thiêng tha cho mẹ và anh…. Anh xin lỗi…..
Thạch Sanh không hiểu chuyện gì đang xảy ra, bèn phân chần:
- Anh ơi, là em, em đây, em nào đã chết, em là người mà anh
Lúc bấy giờ tôi mới tôi mới tin là Thạch Sanh còn sống. Nhưng làm sao mà nó còn sống trở về được. Chẳng lẽ nó biết được ở miếu có chằn tính, bản thân nó chỉ là thế mạng nên quay về đây trả thù.
- Thế sao chú về sớm thế, anh nhờ chú canh miếu mà.
Nghe hỏi, Thạch Sanh thật thà kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Nhìn con trăn sau lưng Thạch Sanh tôi chợt nghĩ ra kế:
- Trời ơi, con trăn ấy là của nhà vua nuôi đã lâu. Nay em bắt giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng, em hãy lo trốn ngay đi! Có chuyện gì để mặc anh ở nhà lo liệu!
Sau khi xúi Thạch Sanh bỏ trốn, tôi cùng mẹ hăm hở đem xác chằn tinh lên kinh đô lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.
Năm đó, Vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp, vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã. Tôi cũng hăm hở đến dự lễ ném cầu này, vì biết đâu tôi lại giành được tú cầu, một bước lên tiên. Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Cả kinh thành náo loạn đi tìm công chúa.
Tôi được đức vua cho nhiệm vụ đi tìm công chúa và hứa sẽ gả con gái, truyền ngôi cho tôi nữa. Nhưng tôi chỉ vừa mừng vừa lo, không biết tìm công chưa kiểu gi cả. Tôi liền nghĩ đến Thạch Sanh, tôi về lại gốc đa năm xưa tìm nó. Thật vui mừng khi nó chính là người bắn trúng con đại bàng. Thạch Sanh còn tình nguyện xuống hang sâu để tìm công chúa. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lay dây để kéo công chua lên, sau đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi hắn cứu được công chúa, tôi đã không thả dây xuống cứu hắn nữa mà vít luôn của hang lại đề phòng nó tranh công của tôi.
Thế nhưng, từ lúc công chúa về cung không nói không rằng, vua cha rất lo lắng. Tôi đã mời rất nhiều nhà sư, đạo gia về để lễ tế nhưng không có tác dụng. Một hôm, trong từ trong tù phát ra một tiếng đàn của ai đó. Bỗng công chúa cất tiếng nói và muốn gặp người đánh đàn. Vua liền truyền người đánh đàn vào cung. Trước mặt mọi người tôi đã bị Thạch Sanh vạch mặt, Thạch Sanh vẫn thương tình tôi nên tha cho mẹ con tôi về quê làm ăn. Nhưng giữa đường do giữ lời thề năm xưa lúc kết nghĩa anh em. Tôi đã bị sét đánh chết.
Tôi là một người nông dân nghèo, sống ở vùng quê vất vả, quanh năm với ruộng vườn, cuốc mướn. Vợ tôi mất khi vừa sinh đứa con đầu lòng, tôi ở với cậu con trai nhỏ vừa lên tám. Hai cha con cùng nhau làm việc, nương tựa nhau mà sống. Cậu con trai của tôi tuy còn nhỏ nhưng hiểu được nỗi vất vả của cha mà ngoan ngoãn, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó. Tuy không có nhiều thời gian học hành nhưng nhìn con hiểu biết lại nhanh nhẹn, thông minh hơn bạn bè cùng trang lứa tôi lấy làm vui lắm.
Bận vừa rồi có xảy ra một việc bất ngờ mà khi nghĩ lại tôi vô cùng tự hào về đưa con nhỏ của mình. Hôm ấy, tôi cùng con trai dậy từ sớm ra đồng làm cày kẻo trời trở trưa nắng nóng. Đang cày giỡ vạt ruộng thì bỗng có một người mang áo vải đỏ, đội mũ quan, cưỡi trên mình con ngựa đầy oai phong tới gần chỗ chúng tôi. Ông ta hý ngựa dừng lại rồi nói:
-Hai cha con lão làm việc vất vả quá nhỉ? Tiện đây có thể cho tôi hỏi chút được không?
Tôi vừa lau dùng tay mồ hôi trên trán vừa nói:
- Vâng, chúng tôi quen rồi, vất vả thế này có sá gì đâu? Ngài cần hỏi gì vậy ạ?
Tôi vừa buông lời thì ngài ấy bảo:
- Lão cho tôi biết trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Nghe xong câu hỏi tôi ngẩn người lớ ngớ, chẳng biết nên trả lời gì. Cậu con trai tôi đứng bên cạnh nghe được câu chuyện, nhanh nhảu hỏi vặn lại người cưỡi ngựa kia:
- Ngài hãy trả lời giúp tôi ngựa của ông một ngày đi được mấy bước?
Nếu ngài cho tôi biết tôi sẽ trả lời câu hỏi của ngài. Vị kia nghe thế liền bất ngờ, mặt trông vẻ sửng sốt. Nhưng không để cha con tôi chờ đợi lâu, ngài ấy bảo:
- Tôi chỉ đùa chút thôi, có gì đâu? Vừa hay cậu bé đây có vẻ là người nhanh trí, biết cách hỏi ngược khiến ta không khỏi ngạc nhiên. Dám hỏi cha con tên họ là gì? Người làng nào vậy?
Rồi ông ấy từ biệt chúng tôi, thẳng đường mà phi ngựa. Tôi cũng chả để ý lắm nhưng về sau này mới biết đó là vị quan của triều đình cử đi tìm nhân tài giúp nước.
Mấy hôm sau, làng tôi nhận được chiếu lệnh trên triều đình ban xuống. Nhà vua ban cho làng ba thúng gạo nếp cùng ba con trâu đực với yêu cầu phải nuôi để cho ba con trâu đực ấy đẻ thành chín con. Nếu đến năm sau mà làng không giao nộp theo đúng yêu cầu thì phải chịu tội. Ai ai trong làng cũng lo lắng bởi cái sắc lệnh hết sức vô lý từ vị vua anh minh. Tôi cũng hết sức bồn chồn, lo sợ, không hiểu chuyện gì đang xảy ra, không biết nên làm thế nào cho phải. Làng đêm nào cũng họp, ngày nào cũng bàn bạc để tìm cách giải quyết nhưng chẳng ích gì.
Hôm đó, đang ăn cơm, cậu con trai tôi bảo:
- Làng mình có chuyện gì mà thấy ai cũng xôn xao vậy cha?
Tôi kể cho con nghe về lệnh vua ban xuống cho làng. Nghe xong câu chuyện, nó bảo:
- Lộc vua ban có trâu gạo thì làng nên bổ mà làm tiệc, cả làng cùng ăn một trận cho sướng. Cha nói với làng, mình xin một trâu và một thúng gạo làm phí đi đường lên kinh lo việc.
Nhận thấy ý nghĩ của con có phần nhẹ dạ, tôi mắng:
- Việc vua giao chưa xong còn ăn với uống. Thịt trâu rồi lấy gì mà lo liệu. Mày dại vừa thôi kẻo có ngày bay đầu đó con ạ.
Nghĩ rằng con sẽ sợ sệt mà im lặng, ai ngờ thằng bé vẫn một mực quả quyết rằng:
- Con đã tính toán cả rồi, cha cứ yên tâm tin con để con lo liệu, rồi mọi chuyện đâu cũng vào đấy thôi. Dù hơi phân vân lời cậu con trai nhưng tôi vẫn đem chuyện ra trình bày trước làng.
Khi nghe xong câu chuyện , cả làng tuy có hơi ngờ vực nhưng vẫn đồng ý theo quyết định đó nếu chúng tôi viết giấy cam đoan với làng. Sau mấy hôm, tôi cùng con trai lên đường đến kinh. Phí đi đường vừa hết cũng là lúc tới kinh đô. Tôi cùng con trai được hai tên lính dẫn vào cung. Vừa đến sân, con tôi bật khóc um sùm, nhà vua bực tức sai lính ra điệu hai cha con tôi vào và hỏi:
-Thằng bé kia, ngươi có việc gì oan ức, sao phải tới đây mà khóc làm ầm ĩ cả hoàng cũng vậy?
Khi nghe vua hỏi, con tôi bèn trả lời:
- Tâu đức vua, con vốn mất mẹ từ nhỏ, muốn có em bé để chơi với con nhưng cha không chịu đẻ cho con. Thỉnh cầu đức vua minh xét, ra lệnh cho cha con đẻ con? Nghe thằng bé nói vậy, tôi cũng bật cười. Trong triều thần ai nấy cũng bật cười trước lời thỉnh cầu ấy. Vua nhìn con tôi, rồi bảo:
-Ngươi muốn có em thì bảo bố lấy vợ mới. Chứ bố ngươi là giống đực, đẻ em sao được hả con?
Nghe xong, nhóc nhà tôi như mở cờ trong bụng, cười tươi tỉnh hỏi:
- Nhà vua nói thế hẳn có gì đó mâu thuẫn? Làng chúng con có lệnh bắt nuôi trâu đực để đẻ thành chín con mà nộp cho ngài. Như ngài nói đấy giống đực thì làm sao đẻ được ạ?
Đức vua bật cười bảo:
- Là ta thử thế thôi, dân làng không biết làm cỗ mà ăn hả?
- Thưa ngài, làng con biết đó là lộc của ngài cho nên đã mổ trâu, đúc xôi làm tiệc với nhau rồi ạ. Thằng bé nói.
Khi đó ai ai cũng gật đầu, hớn hở ra mặt.
Cha con tôi sau đó được nhà vua mời ở lại nghỉ ngơi mấy hôm, đặng khi nào khoẻ lại rồi về. Trưa hôm sau, khi hai cha con tôi đang ăn cơm thì có một người đến, tự xưng là sứ giả của nhà vua. Ngài ấy mang tới một con chim sẻ và yêu cầu chúng tại phải dọn thành ba cỗ thức ăn, đó là lệnh vua ban. Nghe xong tôi hoảng hốt, con chim nhỏ thế kia làm một cỗ cũng không đủ, huống gì làm ba, thỉnh cầu ngài báo lại vừa về sự vụ. Chưa kịp lấy lại tinh thần, con tôi nhanh nhảu:
- Cha đưa cho con cái kim may ra đây. Rồi nó bảo:
- Ông về tâu với đức vua rằng hãy rèn chiếc kim này thành một con dao để xẻ thịt chim. Sứ nghe vậy liền về tâu lại với vua. Chắc hẳn lời thằng bé khiến vua bị thuyết phục nên ngài mới ban thưởng cho cha con tôi rất nhiều vàng bạc trước khi về.
Chúng tôi trở về với cuộc sống thường ngày, số bạc vàng được thưởng hai cha con tôi thống nhất dựng lại căn nhà và giúp đỡ những người khó. Cuộc sống từ đấy cũng đỡ vất vả hơn.
Cũng năm ấy, nước láng giềng lăm le xâm chiếm bờ cõi. Nước ta vốn nổi tiếng có nhân tài, anh kiệt, chúng muốn xem nhân tài nước ta thế nào bèn bảo sứ giả đưa sang một một con ốc vặn dài, hai đầu bị rỗng, đố làm sao dùng một sợi chỉ xuyên qua ruột ốc. Khi đưa ra câu đố, các thần và nhà vua tìm mọi cách cũng không trả lời được câu hỏi đầy oái oăm. Cuối cùng, đành mời sứ thần ở lại để tìm hỏi ý kiến con trai tôi, xem có minh kiến gì giúp đất nước.
Lúc đó, tôi đang lúi húi với nồi cơm trong bếp, thằng bé chơi bi sau nhà cùng lũ trẻ con hàng xóm. Khi nghe quan trình bày câu đố của người sứ giả kia, con cất lên lời hát mà rằng:
" Tang tính tang, tính tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang"
Nghe xong, viên quan trở về tâu với đức vua trình bày lại mọi chuyện. Đức vua và triều thần gật đầu đồng ý với lời giải vô cùng hợp lý ấy. Trước sự chứng kiến của mọi người, con kiến luồn sợi chỉ qua được ruột ốc, sứ giả nước láng giềng bày tỏ lòng khâm phục trước trí tuệ của dân nước bạn. Họ liền từ bỏ ý định xâm lấn nước ta.
Sau đó, nhà vua quyết định phong cho con tôi làm trạng nguyên, mời hai cha con lên hoàng cung, xây dinh thự sát bên để tiện hỏi han việc hệ trọng.
Tôi vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc và tự hào về đứa con nhỏ của mình. Không phải vì giàu sang, phú quý mà vì đó là đứa trẻ hiếu thảo, thông minh và khiêm tốn. Tôi vẫn luôn dặn dò con rằng cần phải học hành chăm chỉ, trau dồi kiến thức kỹ năng hơn nữa để phát huy khả năng của mình. Hy vọng này, sau này con sẽ là một người tốt, dùng tài năng và trí tuệ của mình để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước.
Sau khi tham khảo bài Đóng vai người cha kể lại chuyện Em bé thông minh, các em có thể tự nâng cao kiến thức văn bản thông qua việc tìm đọc một số bài văn đặc sắc khác như: Soạn bài Em bé thông minh, Tóm tắt Em bé thông minh, Kể lại truyện Em Bé Thông Minh bằng lời văn của em, Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Em bé thông minh.
Tôi là chủ của một cửa hàng bán cá nọ. Tôi sẽ kể cho các bạn một câu chuyện mà tôi thấy áy náy vô vùng.
Số là hôm đó tôi muốn quảng cáo về cửa hàng của mình. Thế là tôi làm một cái biển, mặt đề mấy chữ to tướng:
"Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI"
Khi biển vừa treo lên, có một người đi ngang qua nhìn cái biển, cười bảo:
- Trước kia nhà hàng này quen bán cá ươn hay sao mà giờ phải đề là " cá tươi".
Tôi nghe vậy, thấy có lí, liền bỏ ngay chữ "tươi" đi.
Hôm sau, có một người khách đến mua cá, nhìn cái biển, cười bảo:
- Người ta chả lẽ ra hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là "có bán".
Nghe vậy, tôi nghĩ:" Ừ nhỉ! Sao mình lại không nghĩ ra." Thế là tôi bỏ ngay hai chữ "Ở đây".
Vài hôm sau, lại có một người khách đến mua cá, nhìn cái biển cúng cưởi bảo:
- Nhà này không bán cá thì bày ra để khoe hay sao mà phải đề là "có bán".
Tôi nghe vậy thấu đúng, liền bỏ ngay chữ "có bán", thành tấm biển chỉ có mỗi chữ " cá". Tôi nghĩ giờ chẳng ai bắt bẻ được tôi nữa.
Cách vài hôm, có nhười láng giềng sang chơi nhà tôi, nhìn cái biển, nói:
- Chưa đi đến đâu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần thì thấy toàn là cá, ai chả biết là bán cá, còn cải đề cái biển làm gì, mất công ra!
Thế là tôi lại cất nốt cái biển. Kì lạ là sau hôm đó nhà tôi rất vắng khách, không hiểu tại sao, mong các bạn giải thích hộ tôi nhé.
* Chú ý: Bài văn có nhiều lỗi diễn đạt, mong các bạn sửa lại. Chúc các bạn học tập vui vẻ!!!