K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Võ sĩ Bọ Ngựa (Trích- Tô Hoài)Hôm sau Bọ Ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng – không vui vẻ như bữa đầu nữa –thì bỗng nghe một tiếng động trước mặt. Gã đứng lại, ngẩng đầu lên, nom thấy mộtcon vật lạ chưa trông thấy bao giờ.Quái vật to gồ gồ như một viên đá. Sắc mình đen sì và bóng loáng. Cả đôi râu cũngđen. Chỉ trừ hai cái vạch trắng hai bên mắt. Mới thoạt trông không...
Đọc tiếp

Võ sĩ Bọ Ngựa (Trích- Tô Hoài)

Hôm sau Bọ Ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng – không vui vẻ như bữa đầu nữa –
thì bỗng nghe một tiếng động trước mặt. Gã đứng lại, ngẩng đầu lên, nom thấy một
con vật lạ chưa trông thấy bao giờ.
Quái vật to gồ gồ như một viên đá. Sắc mình đen sì và bóng loáng. Cả đôi râu cũng
đen. Chỉ trừ hai cái vạch trắng hai bên mắt. Mới thoạt trông không có thể đoán biết
được đầu đuôi nó đằng nào. Bởi chỗ nào cũng tròn múp míp, chỗ nào cũng nhẵn thín.
Nhất là dưới mắt Bọ Ngựa ta, thì càng lạ lùng hơn nữa. Từ thuở bé, Bọ Ngựa chưa
được trông thấy một con vật kì quái đến nhường ấy. Song thực đó chỉ là một cu cậu
thường hay đậu trên thân những cây dừa, cây cau và có tiếng kêu cồ cộ… cồ cộ. Tiếng
kêu ấy thành tên là Cồ Cộ. Hai mắt đen nhánh lẫn vào trong làn vỏ đen thẫm, nhưng
đôi mắt thực tinh. Bọ Ngựa mới sột soạt đi đến, mà Cồ Cộ đã trông thấy ngay. Cồ Cộ
hỏi:
- Tên kia, đến đây làm chi?
Bọ Ngựa cố gắng cứng cỏi:
- Ta là Đại Mã! Võ sĩ Đại Mã. Ta đi…
Cồ Cộ ngạc nhiên:
- Tên mi là Đại Mã? Lại là võ sĩ nữa?
Bọ Ngựa vênh mặt:
- Phải đó, ngươi đã nghe đại danh ta rồi ư?
Cồ Cộ cười:
- Thằng oắt tì! Tên mi là Bọ Ngựa chứ? Mà mi sao dám đặt hai chữ võ sĩ lên trước tên?
Không sợ bị đánh cho gãy cổ hả?
- Mỗi chốc, ai đánh nổi ta, ta là võ…
Cồ Cộ cả cười:
- Ta sẽ vặn gãy cổ mi. Nhưng này, võ sĩ Đại Mã oắt con ơi! Trước khi đánh nhau với
võ sĩ, ta hỏi võ sĩ một điều: Võ sĩ định đi đâu đó?
- Ta đi du lịch phiêu lưu, con đường của Dế Mèn.
- Ái chà! Hăng nhỉ. Bắt chước ông Dế Mèn! Đi được bao nhiêu lâu rồi?
- Đã qua biết bao nhiêu rừng núi, không thể nhớ xiết được.
Thấy Cồ Cộ cứ hỏi căn hỏi vặn, Bọ Ngựa đồ ngay Cồ Cộ cũng hạng xoàng, liền nổi
máu hăng, thách:
- Làm sao ngươi lại được hỏi căn vặn ta? Định đấu gươm với ta chăng?
Cồ Cộ cười ha hả:

- Ta đã bảo rồi ta sẽ đánh mi mà, đừng vội. Nhưng bây giờ thì ta lại thương mi mà
không muốn đánh mi nữa.
- Nếu thế, đồ hèn!
- … Nhưng ta sẽ làm cho mi mở mắt ra, rồi muốn sống, muốn tốt thì quay ngay về với
mẹ.
Nói rồi Cồ Cộ quắp lấy lưng Bọ Ngựa, giương cánh ra, bay tít lên ngọn cây dừa gần
đó. Bọ Ngựa hoảng hốt quá, rúm cả chân, rúm cả càng và nhắm tịt mắt lại. Bốn bên
xung quanh gió thổi vo vo. Cồ Cộ đỗ trên ngọn cây dừa và bảo Bọ Ngựa rằng:
- Mi đã mở mắt ra chưa? Nếu mở mắt rồi, hãy cùng ta nhìn xuống dưới kia. Mi đi bấy
nhiêu ngày đường, lặn lội qua bao nhiêu đèo, bao nhiêu suối, vậy mà không bằng ta
chỉ vỗ cánh mấy cái, bay lên cao, đã có thể trông thấy quê hương của mi. Cái sự khó
nhọc của mi đối với ta, chỉ là hạt bụi, hạt tấm. Đã hiểu như thế chưa? Và mi lại nên
biết thêm rằng ở trên đời này, không thiếu gì kẻ còn giỏi hơn ta bao nhiêu lần nữa.
Sau đó, chú Bọ Ngựa được Cồ Cộ đưa trả xuống đất. Bọ Ngựa chạy biến ngay về,
không dám ngoảnh cổ lại nữa.
Bọ Ngựa về đến cành hồng, mẹ vẫn chưa về. Nó nằm bẹp trên cây, không dám lởn vởn
đi đâu nữa. Bởi vẫn chưa tan cơn sợ.
Được mươi hôm thì mẹ trở về. Nó mừng rỡ nhãy cỡn lên ôm lấy mẹ. Từ đấy, hai mẹ
con lại sống với nhau đề huề. Mẹ nó đưa nó đi đến một chỗ ở mới kín đáo, ấm áp hơn.
Những lương thực mà bà lão đêm bên kia sông về cũng thừa đủ cho hai mẹ con ăn hết
một mùa đông giá rét.
Một hôm, trời có nắng. Nắng mùa đông ấm áp, dịu dàng làm sao. Hai mẹ con ra hong
cánh dưới ánh mặt trời. Trong lúc vui chuyện Bọ Ngựa con kể với mẹ:
- Mẹ ơi! Độ nọ mẹ sang bên kia sông rồi, ở nhà con đã làm được nhiều điều ghê lắm.
- Con thử kể cho mẹ nghe những ghê gớm ấy đến thế nào?
- Con đánh thằng Châu Chấu Ma ở đằng kia. Nó phải nhận con là thầy nó.
Bà Bọ Ngựa mỉm cười:
- Tưởng là con đánh ai. Châu Chấu Ma con chẳng phải đánh, nó vẫn sợ như thường.
Con đã làm một việc thừa, mà lại ác nữa.
Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu. Rồi chú tiếp:
- Con lại cho cả Gián Ống một trận.
Bà Bọ Ngựa cười to:
- Tưởng ai, cái thằng Gián Ống lúc nào cũng sợ, ai cũng sợ. Con lại làm một việc thừa,
mà lại độc ác nữa.
Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu hơn, và chú không khoe thêm gì nữa. Chú im lặng, nhìn ánh
nắng rung rinh trong lá cây.
Nhưng bà lão Bọ Ngựa đã nói tiếp:
- Và con sang đánh nhau cả với Bọ Muỗm, con bắt mụ ấy gọi con là võ sĩ Đại Mã. Mụ
ấy nện cho con một trận mê tơi. Con phải bỏ chạy về. Nhưng con cũng không chừa
được cái thói khoác lác. Cho nên, khi con nghe tiếng đồn có ông Dế Mèn đi phiêu lưu

thì con cũng tập tọng đi. Con đã quên cả lời mẹ dặn. Con đi, con gặp bác Cồ Cộ, con
dọa dẫm cả bác ta. Bác ta liền túm cổ con, bay lên ngọn cây dừa. Đến đây con mới thực
là sợ, biết chừa thói ngông cuồng và con mới thực hiểu rằng đường đời mỗi bước một
khó. Con chạy trở về. Phải kể đến đây mới là hết những chuyện mà con đã làm trong
khi vắng mẹ. Có phải thế chăng? Con ơi! Bác Bọ Muỗm chỉ cho con một cái đá hậu,
là con thủng bụng. Bác Cồ Cộ chỉ buông con từ ngọn cây cho rơi xuống, là con đủ tan
xương. Các bác ấy đã thương con đấy.
Trong khi bà lão Bọ Ngựa nói, chú Bọ Ngựa cứ ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rung
rung. À, chú Bọ Ngựa hợm mình đã biết hối rồi./
* Câu hỏi
1. Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Ai là nhân vật chính?
2. Chỉ ra đoạn văn có yếu tố miêu tả? Yếu tố miêu tả ấy có tác dụng gì trong khi kể
chuyện?
3. Thái độ của Bọ Ngựa khi lần đầu gặp bác Cồ Cộ như thế nào? Vì sao Bọ Ngựa
phải “cố gắng cứng cỏi”?
4. Bọ Ngựa có nét tính cách đẹp nào ? Còn có những biểu hiện và suy nghĩ nào cần
điều chỉnh để không gây rắc rối, để an toàn cho bản thân ?
5. Bọ Ngựa đã nhận ra những bài học nào từ Cồ Cộ, từ lời của mẹ ? Và em rút ra bài
học gì cho chính mình khi đọc xong truyện này?
Giups mình nha!!!

 

0
VÕ SĨ BỌ NGỰA“Hôm sau, Bọ Ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng – không vui vẻ như bữa đầu nữa – thì bỗng nghe một tiếng động trước mặt. Gã đứng lại, ngẩng đầu lên, nom thấy một con vật lạ chưa trông thấy bao giờ.Quái vật to gồ gồ như một viên đá. Sắc mình đen sì và bóng loáng. Cả đôi râu cũng đen. Chỉ trừ hai cái vạch trắng hai bên mắt. Mới thoạt trông không có thể...
Đọc tiếp

VÕ SĨ BỌ NGỰA

“Hôm sau, Bọ Ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng – không vui vẻ như bữa đầu nữa – thì bỗng nghe một tiếng động trước mặt. Gã đứng lại, ngẩng đầu lên, nom thấy một con vật lạ chưa trông thấy bao giờ.

Quái vật to gồ gồ như một viên đá. Sắc mình đen sì và bóng loáng. Cả đôi râu cũng đen. Chỉ trừ hai cái vạch trắng hai bên mắt. Mới thoạt trông không có thể đoán biết được đầu đuôi nó đằng nào. Bởi chỗ nào cũng tròn múp míp, chỗ nào cũng nhẵn thín. Nhất là dưới mắt Bọ Ngựa ta, thì càng lạ lùng hơn nữa. Từ thuở bé, Bọ Ngựa chưa được trông thấy một con vật kì quái đến nhường ấy. Song thực đó chỉ là một cu cậu thường hay đậu trên thân những cây dừa, cây cau và có tiếng kêu cồ cộ… cồ cộ. Tiếng kêu ấy thành tên là Cồ Cộ. Hai mắt đen nhánh lẫn vào trong làn vỏ đen thẫm, nhưng đôi mắt thực tinh. Bọ Ngựa mới sột soạt đi đến, mà Cồ Cộ đã trông thấy ngay. Cồ Cộ hỏi:

- Tên kia, đến đây làm chi?

Bọ Ngựa cố gắng cứng cỏi:

- Ta là Đại Mã! Võ sĩ Đại Mã. Ta đi…

Cồ Cộ ngạc nhiên:

- Tên mi là Đại Mã? Lại là võ sĩ nữa?

Bọ Ngựa vênh mặt:

- Phải đó, ngươi đã nghe đại danh ta rồi ư?

Cồ Cộ cười:

- Thằng oắt tì! Tên mi là Bọ Ngựa chứ? Mà mi sao dám đặt hai chữ võ sĩ lên trước tên? Không sợ bị đánh cho gãy cổ hả?

- Mỗi chốc, ai đánh nổi ta, ta là võ…

Cồ Cộ cả cười:

- Ta sẽ vặn gãy cổ mi. Nhưng này, võ sĩ Đại Mã oắt con ơi! Trước khi đánh nhau với võ sĩ, ta hỏi võ sĩ một điều: Võ sĩ định đi đâu đó?

- Ta đi du lịch phiêu lưu, con đường của Dế Mèn.

- Ái chà! Hăng nhỉ. Bắt chước ông Dế Mèn! Đi được bao nhiêu lâu rồi?

- Đã qua biết bao nhiêu rừng núi, không thể nhớ xiết được.

Thấy Cồ Cộ cứ hỏi căn hỏi vặn, Bọ Ngựa đồ ngay Cồ Cộ cũng hạng xoàng, liền nổi máu hăng, thách:

- Làm sao ngươi lại được hỏi căn vặn ta? Định đấu gươm với ta chăng?

Cồ Cộ cười ha hả:

- Ta đã bảo rồi ta sẽ đánh mi mà, đừng vội. Nhưng bây giờ thì ta lại thương mi mà không muốn đánh mi nữa.

- Nếu thế, đồ hèn!

- … Nhưng ta sẽ làm cho mi mở mắt ra, rồi muốn sống, muốn tốt thì quay ngay về với mẹ.

Nói rồi Cồ Cộ quắp lấy lưng Bọ Ngựa, giương cánh ra, bay tít lên ngọn cây dừa gần đó. Bọ Ngựa hoảng hốt quá, rúm cả chân, rúm cả càng và nhắm tịt mắt lại. Bốn bên xung quanh gió thổi vo vo. Cồ Cộ đỗ trên ngọn cây dừa và bảo Bọ Ngựa rằng:

- Mi đã mở mắt ra chưa? Nếu mở mắt rồi, hãy cùng ta nhìn xuống dưới kia. Mi đi bấy nhiêu ngày đường, lặn lội qua bao nhiêu đèo, bao nhiêu suối, vậy mà không bằng ta chỉ vỗ cánh mấy cái, bay lên cao, đã có thể trông thấy quê hương của mi. Cái sự khó nhọc của mi đối với ta, chỉ là hạt bụi, hạt tấm. Đã hiểu như thế chưa? Và mi lại nên biết thêm rằng ở trên đời này, không thiếu gì kẻ còn giỏi hơn ta bao nhiêu lần nữa.

Sau đó, chú Bọ Ngựa được Cồ Cộ đưa trả xuống đất. Bọ Ngựa chạy biến ngay về, không dám ngoảnh cổ lại nữa.

Bọ Ngựa về đến cành hồng, mẹ vẫn chưa về. Nó nằm bẹp trên cây, không dám lởn vởn đi đâu nữa. Bởi vẫn chưa tan cơn sợ.

Được mươi hôm thì mẹ trở về. Nó mừng rỡ nhãy cỡn lên ôm lấy mẹ. Từ đấy, hai mẹ con lại sống với nhau đề huề. Mẹ nó đưa nó đi đến một chỗ ở mới kín đáo, ấm áp hơn. Những lương thực mà bà lão đêm bên kia sông về cũng thừa đủ cho hai mẹ con ăn hết một mùa đông giá rét.

Một hôm, trời có nắng. Nắng mùa đông ấm áp, dịu dàng làm sao. Hai mẹ con ra hong cánh dưới ánh mặt trời. Trong lúc vui chuyện Bọ Ngựa con kể với mẹ:

- Mẹ ơi! Độ nọ mẹ sang bên kia sông rồi, ở nhà con đã làm được nhiều điều ghê lắm.

- Con thử kể cho mẹ nghe những ghê gớm ấy đến thế nào?

- Con đánh thằng Châu Chấu Ma ở đằng kia. Nó phải nhận con là thầy nó.

Bà Bọ Ngựa mỉm cười:

- Tưởng là con đánh ai. Châu Chấu Ma con chẳng phải đánh, nó vẫn sợ như thường. Con đã làm một việc thừa, mà lại ác nữa.

Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu. Rồi chú tiếp:

- Con lại cho cả Gián Ống một trận.

Bà Bọ Ngựa cười to:

- Tưởng ai, cái thằng Gián Ống lúc nào cũng sợ, ai cũng sợ. Con lại làm một việc thừa, mà lại độc ác nữa.

Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu hơn, và chú không khoe thêm gì nữa. Chú im lặng, nhìn ánh nắng rung rinh trong lá cây.

Nhưng bà lão Bọ Ngựa đã nói tiếp:

- Và con sang đánh nhau cả với Bọ Muỗm, con bắt mụ ấy gọi con là võ sĩ Đại Mã. Mụ ấy nện cho con một trận mê tơi. Con phải bỏ chạy về. Nhưng con cũng không chừa được cái thói khoác lác. Cho nên, khi con nghe tiếng đồn có ông Dế Mèn đi phiêu lưu thì con cũng tập tọng đi. Con đã quên cả lời mẹ dặn. Con đi, con gặp bác Cồ Cộ, con dọa dẫm cả bác ta. Bác ta liền túm cổ con, bay lên ngọn cây dừa. Đến đây con mới thực là sợ, biết chừa thói ngông cuồng và con mới thực hiểu rằng đường đời mỗi bước một khó. Con chạy trở về. Phải kể đến đây mới là hết những chuyện mà con đã làm trong khi vắng mẹ. Có phải thế chăng? Con ơi! Bác Bọ Muỗm chỉ cho con một cái đá hậu, là con thủng bụng. Bác Cồ Cộ chỉ buông con từ ngọn cây cho rơi xuống, là con đủ tan xương. Các bác ấy đã thương con đấy.

Trong khi bà lão Bọ Ngựa nói, chú Bọ Ngựa cứ ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rung rung. À, chú Bọ Ngựa hợm mình đã biết hối rồi.”

(Trích Võ sĩ Bọ Ngựa - Tô Hoài)

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản. Nêu những nét chính về thể loại đó.

Câu 2. Theo em, người kể chuyện trong văn bản trên là ai? Từ đó, cho biết truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 3. Xác định nhân vật chính trong truyện?

Câu 4. Thái độ của Bọ Ngựa khi lần đầu gặp bác Cồ Cộ như thế nào? Vì sao Bọ Ngựa phải“cố gắng cứng cỏi”?

Câu 5. Bọ Ngựa có nét tính cách đẹp nào? Còn có những biểu hiện và suy nghĩ nào cần điều chỉnh để không gây rắc rối, để an toàn cho bản thân?

1
25 tháng 11 2021

2. Người kể chuyện không được nhắc đến. Chuyện được kể theo ngôi thứ ba.

3. Nhân vật chính là Bọ Ngựa.

4. Khi gặp bác Cồ Cộ, Bọ Ngựa cảm thấy lạ lùng.

5. Bọ Ngựa biết hối hận với lỗi lầm của bản thân, còn phải sửa thói khoác lác, ngông cuồng.

Vào một buổi sáng chủ nhật đẹp trời, tôi rong chơi trong khu vườn nọ rồi không may mắc nạn. Đang loay hoay không biết làm sao thì có một cô bé ra vườn tưới cây đã thương tình cứu tôi.

Tôi vô cùng cảm kích trước lòng tốt của cô bé bởi tôi mắc nạn đã lâu mà không có ai cứu giúp. Ai trông thấy họ hàng bọ hung chúng tôi cũng ghét bỏ và chỉ muốn đi xa. Nhiều khi chính bản thân tôi cũng thấy tự ghét chính mình, ghét những việc mình đã làm trước đây. Cô bé có lẽ không hiểu nên tôi kể cho cô nghe câu chuyện của tôi. Câu chuyện rất dài .

Kiếp trước tôi cũng được làm một con người sống trên trần gian. Tên tôi là Lý Thông, làm nghề bán rượu. Nhưng sau khi mắc sai lầm tôi đã bị trừng phạt biến thành bọ hung, suốt đời chỉ ở những xó xỉnh hôi hám và bị người đời khinh ghét. Tôi bị trừng phạt vì đã đối xử không tốt với Thạch Sanh, cậu em kết nghĩa của tôi. Thạch Sanh là chàng trai mồ côi nhưng tốt bụng, hiền lành và khỏe mạnh. Khi về ở với mẹ con tôi, cậu ta rất được việc, chịu khó làm ăn mà không đòi hỏi điều gì. Thạch Sanh tốt bụng là thế mà tôi đã bao lần lấy oán trả ơn. Tôi đã lừa cậu ấy đi canh miếu thờ nhưng mục đích thực là để thế mạng tôi cho mãng xà. Nhưng Thạch Sanh không chết mà còn giết được con vật độc ác nữa. Thế là tôi nghĩ cách cướp công và đuổi Thạch Sanh đi. Sau khi đến kinh thành dâng công lên hoàng thượng, tôi được bổ chức quan Quận công danh giá, sống trong sung sướng, tôi dần dần quên đi người em kết nghĩa tốt bụng của mình.

Một thời gian sau, nhà vua tổ chức hội kén rể cho công chúa. Nàng xinh đẹp quá khiến tôi cũng mơ ước được làm phò mã. Nhưng không may nàng bị con đại bàng quái ác tha đi mất. Mất con, nhà vua vô cùng đau khổ. Người sai tôi đi cứu công chúa và hứa gả nàng cho tôi. Trong niềm vui sướng ngập tràn tôi cũng vô cùng hoang mang lo sợ, không biết công chúa ở đâu mà tìm.... Và một lần nữa tôi may mắn được Thạch Sanh giúp. Tôi không muốn gặp lại cậu em kết nghĩa này nhưng nghĩ chỉ có cậu ấy tìm được nơi công chúa bị giam giữ nên lợi dụng. Thạch Sanh vốn thật thà nên nhận lời giúp ta không chút nghi kỵ. Sau khi cứu được công chúa, ta đã lấp miệng hang lại, vĩnh viễn chôn vùi chàng ta.

Tôi khấp khởi vui mừng vì mang được công chúa trở về cho hoàng thượng. Tôi đã nghĩ đến cảnh tượng một hôn lễ hoành tráng và được làm phò mã nhà vua. Nhưng dường như ước muốn ấy không được thực hiện. Công chúa sau khi được cứu ở hang về thì bị câm không nói năng được gì nữa. Nàng lúc nào cũng buồn rười rượi. Việc cưới xin đành phải hoãn lại. Trong lòng tôi lo lắng không yên.

Trong ngục tối, bỗng một hôm vang lên tiếng đàn. Tiếng đàn nghe mới não nùng làm sao, nó vang động đến tận hoàng cung, nó làm cho công chúa tự nhiên nói được. Câu đầu tiên nàng nói là muốn cha cho gặp người gảy đàn. Linh tính tôi mách bảo có chuyện không hay nhưng vẫn cố chờ đợi. Không ngờ tôi lại gặp

Thạch Sanh. Thật éo le biết bao. Mọi tội lỗi của tôi bị vạch trần trong phút chốc. Bao mơ ước giàu sang, phú quý và lễ cưới với công chúa đã không còn. Có lẽ tôi sẽ bị mất mạng nữa. Nhưng nhờ có Thạch Sanh tốt bụng, tôi được tha tội chết, về quê sinh sống làm ăn. Nhưng lưới trời lồng lộng, không bị chết dưới đao kiếm nhà vua lại bị trừng phạt bởi đao kiếm nhà trời. Thần sét được phái xuống trừng phạt tôi. Thế là từ đó, tôi không được đầu thai làm kiếp người nữa mà đời đời lảm gã bọ hung hôi hám ở xó xỉnh tối tăm...

Cậu em kết nghĩa Thạch Sanh của tôi, sau đó đã được lấy công chúa. Lễ cưới của họ tưng bừng lắm. Nhưng lại vướng vào loạn 12 nước chư hầu kéo sang đánh vì trước kia bị công chúa từ hôn. Tôi nghĩ chắc lần này Thạch Sanh khó chống đỡ được. Nhưng tài ba thay, chàng ấy nhờ có tiếng đàn và niêu cơm thần kì của mình mà đánh thắng được lũ giặc, không tốn một mũi tên. Khâm phục thay cho tài trí Thạch Sanh.

Tôi hối hận lắm vì những sai trái của mình. Đời đời, kiếp kiếp tôi chỉ là con bọ hung bị ghét bỏ. Tôi chỉ ao ước một lần được hoá kiếp làm người, khi ấy tôi sẽ không làm điều xấu xa nữa. Không biết đến khi nào điều ước xa xôi đó mới thành hiện thực...

28 tháng 1 2020

Xin chào các bạn! Tôi là Bọ Hung. Hôm nay, tôi sẽ kể cho mọi người nghe câu chuyện của chính tôi và qua đây, mong mọi người đừng phạm phải sai lầm như tôi. Tôi vốn sinh ra được làm kiếp người, tên họ Lý Thông, nhưng do đã làm quá nhiều điều sai trái nên kiếp này tôi phải chịu phạt của ông trời, bị biến thành kiếp bọ hung.

Tôi làm công việc bán rượu ở vùng quê nghèo, quanh năm chỉ quanh quẩn sau lũy tre làng. Trong một lần đi bán rượu, tình cờ tôi gặp được Thạch Sanh, cậu ấy mồ côi cha mẹ nhưng là một người khỏe mạnh và tốt bụng. Tôi chợt nảy ra ý kết nghĩa huynh đệ với Thạch Sanh, cậu ấy vui vẻ đồng ý ngay. Khi về nhà tôi, cậu ấy chăm chỉ siêng năng và không đòi hỏi gì nhiều. Cậu ấy là người nhân hậu thật thà, thế mà tôi lại lấy lòng tiểu nhân hãm hại cậu ấy. Tôi lừa cậu ấy thay tôi canh miếu, mục đích là thế mạng tôi cho Chằn tinh ăn. Nhưng cậu ấy không chết lại còn giết được con Chằn tinh hung ác kia. Tôi chẳng những không biết ơn công cứu mạng của Thạch Sanh lại còn lừa cậu ấy chiếm chiến công giết Chằn tinh. Sau khi tôi lên kinh thành dâng chiến công cho hoàng thượng, tôi đã được phong chức quan Quận công và sống trong sung sướng, tôi đã quên đi người em kết nghĩa của mình.

Một thời gian sau, nhà vua kén rể cho công chúa, công chúa là một người cao quý, dung mạo xinh đẹp làm bao người mê mẩn. Nhưng không may trong buổi kén rể, công chúa đã bị một con đại bàng lớn bắt đi. Nhà vua đã cử tôi đi cứu công chúa, nếu cứu được công chúa, vua sẽ gả công chúa cho tôi. Nghe được tin này tôi rất vui nhưng cũng rất lo lắng vì tôi không biết công chúa ở đâu và bản thân cũng chẳng có tài cán gì cả. Tôi chợt nhớ đến Thạch Sanh, lân la đến nhờ cậy và thật may mắn, được Thạch Sanh giúp. Cậu ấy giúp tôi tìm được chỗ công chúa bị giam giữ, tìm được công chúa và cứu được nàng. Nhưng lúc đó, sự ích kỉ và lòng tham nổi lên, tôi đã lấy đá lấp kín cửa hang, để một lần nữa chiếm công lao của Thạch Sanh.

Khi đưa công chúa về hoàng cung, tôi hí hửng nghĩ đến lễ cưới sang trọng với công chúa và được trở thành phò mã của nhà vua. Nhưng ước nguyện ấy không thành được vì sau khi trở về, công chúa không nói chuyện, mặt nàng lúc nào cũng buồn rười rượi. Bỗng một ngày, đột nhiên trong ngục tối, tiếng đàn nghe rất bi thương và não nùng vang đến tận hoàng cung, khi công chúa nghe thấy tiếng đàn, nàng đã nói chuyện được trở lại. Câu đầu tiên nàng nói là muốn gặp người gảy đàn. Linh tính của tôi mách bảo có chuyện gì đó không hay sẽ xảy ra. Quả đúng như vậy, tôi gặp lại Thạch Sanh và mọi tội lỗi của tôi đã bị vạch trần. Tôi tưởng chừng mình sẽ bị nhà vua trừng phạt nhưng không, Thạch Sanh đã xin nhà vua tha tội cho tôi, tôi quay trở lại quê làm ăn nhưng do nghiệp của tôi quá lớn, ông trời không tha thứ cho tôi, tôi đã Thần Sét đánh chết và hóa kiếp thành bọ hung.

Thạch Sanh sau đó đã lấy công chúa và trở thành phò mã. Lễ cưới tổ chức tưng bừng, các hoàng tử của tám nước chư hầu vì ganh ghét đố kị đã tập hợp quân đội kéo sang đánh vào kinh thành. Nhờ sự tài ba của Thạch Sanh, cậu ấy đã đánh tan liên quân tám nước. Sau đó, nhà vua đã truyền ngôi cho Thạch Sanh.

Tôi rất hối hận về những việc mình đã làm trong quá khứ. Tôi đã bị trừng phạt, bị biến thành con bọ hung bẩn thỉu bị mọi người ghét bỏ. Tôi muốn trở lại làm người để sửa lại mọi lỗi lầm của mình. Qua câu chuyện của tôi, mong mọi người hãy sống nhân nghĩa, thương người tốt bụng như Thạch Sanh vì "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo".

19 tháng 2 2023

Mẫu cho bạn:

- Giới thiệu tác phẩm và dẫn vào câu văn.

- Giá trị BPTT nhân hóa: "bé con mà hợm mình đã biết hối lỗi".

+ Tác dụng:

-> Miêu tả con vật nói đến "bọ ngựa" sinh động và gần gũi, có cảm xúc hơn với người đọc.

-> làm cho câu văn trở nên hay hơn về nội dung lẫn hình thức.

- Đánh giá:

+ Nhà văn Tô Hoài đã đưa bptt nhân hóa vào văn của mình một cách tự nhiên làm cho độc giả đọc văn thấy thích thú và hấp dẫn hơn.

+ Chú bọ ngựa sau khi được nhân hóa liền trở nên giống với một cậu bé hợm mình nhưng đã biết ăn năn hối lỗi.

- Kết luận lại: BPTT nhân hóa là điểm ấn nổi bật nhất trong tác phẩm, làm cho từng câu chữ có hồn và có cảm xúc hơn.

11 tháng 4 2023

Mẹ bọ ngựa phải đi kiếm ăn cho mùa đông sắp đến, gửi cậu ở lại khóm cây hồng. Chú bọ ngựa không nghe lời mẹ, đi chọc phá xóm làng, ra oai với Gián và Châu chấu. Tính hống hách và kiêu căng đã dạy chú một bài học. Vì dám chòng ghẹo Bọ Muỗm, cậu bọ ngựa bị cho một bài học nhớ đời, khi mẹ cậu về, cậu chỉ nói về việc mình đã ra oai như thế nào. Không ngờ, mẹ bọ ngựa lại biết tất cả mọi chuyện và khuyên cậu không nên hống hách và kiêu căng về bản thân mình như vậy.

8 tháng 3 2019

Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.

Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!

Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.

25 tháng 11 2021

cho mình xin đoạn văn bản nhé

25 tháng 11 2021

cooler mới là ngầu nhé bạn