Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ông giáo làng nghèo khổ cũng bị dồn vào mức đường cùng không có lối thoát. Câu chuyện của Lão Hạc – một hàng xóm của tôi phải bán con chó vàng yêu quý và phải tìm đến cái chết khiến tôi day dứt mãi. Ôi, một kiếp người! Lão Hạc ở gần nhà nên tôi hoàn toàn thấu hiểu hoàn cảnh của lão góa vợ lão sống cảnh gà trống nuôi con vì không đủ tiền cho con cưới vợ con lão phấn chí đi đồn điền cao su khiến lão day dứt đau đớn nhiều lần khóc vì thương con nhớ con. Lão làm thuê kiếm sống, bòn tiền vườn dành dụm cho con nhưng rồi lão ốm một trận hai tháng mười tám ngày tiêu gần hết số tiền, có con chó vàng bầu bạn cũng phải tính đến chuyện bán nó. Nhưng tôi nghe lão nói nhiều lần vẫn chưa thấy bán. Làm quái gì một con chó mà lão băn khoăn quá thế nhỉ. Thế rồi một hôm Tôi vừa sang đến sân nhà tôi lão đã thông báo ngay
Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ! Tôi vừa hỏi cho có chuyện thì lão bật khóc: Mặt lão… xưa, cụ Nguyễn Khuyến đã từng viết: "Tuổi già hạt lệ như xương Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan?" Tuổi già nước mắt thường lẫn vào trong nỗi đau kìm nén thế mà lão Hạc khóc như con trẻ. Phải chăng nỗi đau đã vỡ òa thành những giọt nước mắt, Lão cho rằng mình đã lừa một con chó. Tấm lòng lão nhân hậu quá! Tâm hồn lão mới thánh thiện làm sao!
Tôi định mời lão ăn khoai luộc uống nước chè tươi, một niềm vui dung dị, tìm lời an ủi lão. Rồi lão cũng nguôi ngoai nhưng từ chối lời mời của tôi. Bởi lão muốn nhờ tôi mấy việc. Việc thứ nhất là trông hộ mảnh vườn cho con trai việc thứ hai là gửi ba mươi đồng bạc lo ma sợ phiền lụy bà con lối xóm. Ôi tấm lòng của lão Hạc không chỉ dành cho con mà còn rất giàu lòng tự trọng. Đó là vẻ đẹp đáng quí ẩn dấu dưới vẻ bề ngoài tưởng như gàn dở lẩn cẩn. Từ sau hôm ấy lão Hạc sống mòn chế được món gì thì ăn món đấy. Tôi ngấm ngầm giúp đỡ nhưng lão biết vợ tôi không ưa nên lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Một lần nữa tôi càng kính trọng hơn lòng tự trọng của lão. Nhưng Binh Tư kể chuyện Lão Hạc xin bả chó đánh trộm chó. Trời ơi lão Hạc lại đổ đốn như thế này sao? Vì miếng ăn vì cái đói mà lão tha hóa biến chất ư? Một con người đã khác vì một con chó đã nhịn ăn để có tiền lo ma mà giờ đây đói ăn vụng túng làm liều như thế này ư, tôi đau đớn và thất vọng quá.
Bỗng có tiếng xôn xao bên nhà lão Hạc tôi vội chạy sang tôi không thể tin nổi: Lão Hạc dùng bả chó để tự tử. Ôi một cái chết đau đớn dữ dội vật vờ, lão tru tréo bọt mép, sùi ra hai mắt lăn sòng sòng thỉnh thoảng lại giật nảy người lên một cái, một cái chết thương tâm quá! Thì ra từ lúc bán con chó vàng lão đã bán đi niềm hi vọng sống âm thầm chuẩn bị cho mình cái chết. Phải chăng đó là cái chết vì con để chấm dứt kiếp sống mòn, để tránh tha hóa biến chất để khẳng định lương tâm trong sạch? Hỡi ơi lão Hạc! Lão đã ra đi như thế này ư? Đó là kiếp người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng không có lối thoát. Xã hội này đen bạc quá! Là người trí thức tôi phải làm gì để góp phần xóa bỏ xã hội bất nhân này xây dựng cuộc sống này. Đó là câu hỏi khiến tôi day dứt và khao khát hành động.
Tôi nhớ trước kia khi còn khỏe mạnh, dòng sinh lực trong cơ thể tuôn trào giúp tôi có thể đi đến bất cứ nơi nào mình muốn. Tôi len lách đến mọi ngóc ngách của sự sống. Ở đó tôi được mọi người đón chào nồng nhiệt.
Tôi có một mái tóc dài óng ả với hàng nghìn bông hoa đua nhau nở vào mỗi dịp xuân về. Mùi hương lan tỏa khắp nơi khiến cho từng đàn ong bé xíu nhấp nhô trong các khóm hoa, các nàng bướm xinh đẹp với đôi cánh đầy màu sắc tung tăng dạo chơi khắp nơi. Khi đó, mọi sinh vật từ khắp nơi đổ về đây sinh sống. Rái cá, hải ly, chuột nước, gà nước cùng nhiều loài cá khác nhau đã tạo cho cuộc sống của tôi thêm màu sắc. Họ nô đùa trên cơ thể, vui buồn cùng tôi. Họ tung tăng bơi lội trong dòng sinh lực mãnh liệt trào dâng.
Bầy gấu hàng ngày đều đến uống nước và bắt cá. Chúng cảm thấy khỏe mạnh khi được thưởng thức làn nước ngọt lịm, trong veo và mát mẻ. Mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho tôi một cơ thể tuyệt đẹp với những sợi nước hùng mạnh. Dòng nước nhỏ từ khắp nơi đổ về mang theo nhiều niềm vui mới. Chúng kể cho nhau nghe các câu chuyện mà mẹ thiên nhiên đã tạo ra, về những điều lý thú ơ nơi mà chúng đã đi qua. Các cô gái với mái tóc xõa dài trên làn nước trong mát, ca những bài hát ca ngợi về tôi. Những đứa trẻ nô đùa trong làn nước, vài chiếc thuyền nhỏ với ngư dân đang tung tấm lưới lớn trên mặt nước tạo ra nốt nhạc tươi vui của cuộc sống.
Từ đây, tôi mang dòng sinh lực mãnh liệt của mình đến với mọi nơi, nơi những hạt lúa chín vàng trên các cánh đồng lúa, những hạt ngô vàng óng phơi trên ánh nắng vàng. Tôi nuôi sống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những hàng cây xanh tươi cùng con người khỏe mạnh, đầy ắp những ước mơ cứ thế ra đời.
Giờ thì sao, tôi đã mất đi tất cả. Mái tóc dài óng ả giờ đầy ắp rác, thân cây khô héo mục nát. Đau đớn hơn, túi nilon đầy màu sắc hàng ngày trôi lơ lửng trên người tôi. Những mảnh chai lọ, thậm chí là xác chết của một vài vật nuôi trôi nổi bốc mùi hôi thối. Những bông hoa xinh đẹp giờ héo tàn, ủ rũ rồi biến mất. Người tôi bẩn đến mức không thể nào tin.
Cơ thể tôi bốc mùi hôi thối, dòng nước đen ngòm với vô số thứ bẩn thỉu. Các sinh vật một thời gắn bó với tôi giờ chẳng còn lại mấy. Một số không thể nào chịu đựng được đã bỏ đi nơi khác, một số khác ở lại bám trụ với nơi này. Nhưng cũng chẳng được bao lâu vì cuối cùng họ cũng sẽ cất bước ra đi bỏ lại tôi với một cơ thể yếu ớt, bệnh tật. Các nguồn nước giờ cũng chẳng thèm đến với tôi. Họ bỏ đi với một con sông khác, một số khác thì bị biến mất vì khô hạn.
Bây giờ, những dòng sông xưa đều rơi vào tình trạng như tôi, bị đối xử thậm tệ. Thay vào đó là các dòng nước bẩn đầy chất độc hại từ các nhà máy, thuốc nhuộm, hóa chất. Thậm chí, cánh đồng lúa với chất diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật liên tục đổ vào người tôi cả ngày lẫn đêm. Mùi của chúng thật khó chịu. Chúng khiến bầu không khí trở nên ngột ngạt làm tôi chẳng thể nào thở được. Bầy cá chết hàng loạt, xác của chúng nổi trên mặt nước. Mắt chúng mở trong như oán trách tại sao tôi lại làm điều đó với chúng. Mái tóc đen óng ả của các thiếu nữ cũng rời xa tôi. Dòng nước nuôi dưỡng cánh đồng cũng bị chặn bởi các thớ đất rắc chắc. Tiếng nô đùa của lũ trẻ giờ đã mất. Tất cả đã đi vào dĩ vãng xa xôi. Con người mắc phải các căn bệnh khi uống nước của tôi. Họ xa lánh, rời bỏ tôi.
Những hàng cây xanh tươi hai bên bờ giờ chẳng còn giữ được dáng vấp như xưa. Chúng ủ rũ héo tàn, màu lá đen thẫm vàng vọt chẳng khác nào một người bệnh. Các cây thì thầm với tôi những tiếng yếu ớt, bệnh hoạn. Họ không thể chịu đựng được lâu hơn nữa.
Mẹ thiên nhiên không còn đủ sức để có thể giúp tôi vượt qua những tháng ngày đáng sợ này. Tôi cảm thấy khó thở, lồng ngực như muốn vỡ ra vì đau nhói. Giọt nước mắt tuôn trào vì cay đắng. Mũi tôi ngứa rang lên vì mùi hôi thối bốc lên từ chính cơ thể. Đầu tôi ngứa vì rác bẩn. Tôi đang hấp hối từng ngày. Tôi đã làm gì nên tội mà phải gánh chịu hậu quả như thế này? Hãy cứu lấy tôi, cứu lấy những gì đã mất dù chỉ là một hành động vô cùng nhỏ. Làm ơn!
Tôi chợt tỉnh giấc. Rồi tôi nghĩ lại giấc mơ của tôi. Tôi nhìn nhận lại bản thân và hành động của mình đối với thiên thiên rồi dút ra bài học :Một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa cũng đủ để bạn giúp đỡ các dòng sông đang bị ô nhiễm nặng trở về với những tháng ngày hạnh phúc nhất. Dòng sông đang kêu gào thảm thiết vì những hành động vô ý thức, lãng phí và thiếu kiến thức của chúng ta...
cây tre trong bài cây tre việt nam được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào ? GIÚP MÌNH VỚI
Dựa vào dàn ý để tạo nên một bài văn hoàn chỉnh theo ý bạn nhé!!
I. Mở bài
Sưu cao, thuế nặng đã trở thành tai họa của gia đình tôi không biết từ lúc nào.Tôi đã phải đứt ruột đem bán đứa con gái đầu lòng cùng với một ổ chó mà vẫn không đủ tiền nộp sưu cho chồng và cả chú Hợi đã chết từ năm ngoái.II. Thân bài
Chồng tôi vẫn bị giam cầm, đánh đập tàn nhẫn ở ngoài đình. Mãi đến hôm qua người ta mới cõng chồng tôi về, trông anh ấy rũ rượi như một xác chết.Bà con hàng xóm đến cứu giúp, chồng tôi mới tỉnh lại. Lại được bà lão hàng xóm cho bát gạo, tôi mới nấu cháo để cho anh ấy ăn.Anh ấy chưa kịp ăn bát cháo thì ông cai lệ và người nhà lí trưởng đã tiến vào với những dụng cụ bắt người và đòi thu thuế.Tôi cúi đầu van xin họ cho tôi được khất.Bọn họ không chịu mà còn đòi bắt trói chồng tôi -> tôi xin tha cho chồng nhưng bọn họ còn đánh cả tôi rồi sấn tới trói chồng tôi.Tôi bắt đầu lớn tiếng với họ -> họ tát vào mặt tôi rồi nhảy vào cạnh chồng tôi -> tôi không nhịn được nữa nên ăn thua với họ.Chồng tôi sợ quá phải ngăn tôi nhưng tôi nói rằng thà ngồi tù chứ để cho nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được.III. Kết bài:
Việc làm của tôi đã được nhiều người hưởng ứng. Sau lần đó người nhà lí trưởng cũng như tên cai lệ không còn hống hách và đàn áp bà con trong xóm như xưa nữa.THAM KHẢO:
Tôi là Lê Thị Đào, sau khi lấy chồng thì người ta gọi tôi là Dậu theo tên của chồng tôi. Gia đình mẹ đẻ tôi cũng thuộc hạng trung lưu, sau khi lấy chồng thì cũng kiếm vừa được của ăn của để. Khổ nỗi, giờ thóc cao gạo kém, người trong nhà thì nhiều thêm, lại hai đám tang nữa của mẹ chồng và em trai chồng, hai cỗ quan tài đã mất gần 14 đồng, chồng thì ốm đau liên miên. Nên giờ nhà tôi mới biến thành nghèo nhất nhì trong hạng cùng đinh trong làng Đông Xá này.
Lại đau đầu hơn, giờ đang là mùa thuế, ngoài đình trống mõ ầm ầm, suốt cả ngày đêm, thúc giục người dân nộp thuế. Nhà tôi lại đang túng, chồng thì ốm vật vã liên miên, con thì nhỏ, trụ cột trong nhà trông hết cả vào người đàn bà như tôi gánh vác, một người làm 5 miệng ăn thì tiền đâu mà nộp sưu! Cùng đường, tôi đành dứt ruột bán cái Tý. Thôi thì ở nhà mình nó khốn khổ quá, cơm chả đủ ăn, đến nhà Nghị Quế may ra còn có cơm ăn, áo mặc. Dù đau lòng nhưng nghĩ đến chồng, nghĩ đến tương lai của con tôi đành nén nỗi đau đớn bán đi khúc ruột của mình. Cuộc đời thật lắm trái ngang, tôi bán cả con, cả đàn chó vừa mới mở mắt, cả gánh khoai những tưởng đủ tiền sưu, chồng được thả về, nào ngờ ra đình lại lòi ra thêm cái khoản sưu của người em chồng đã mất từ tháng 10 năm ngoái. Thật quá khốn nạn! Chúng cướp tiền trắng trợn của những người dân đen như chúng tôi. Đến người chết nay đã xanh mồ, xanh mả chúng cũng không tha.
Chồng tôi vẫn bị đánh trói ngoài đình vì tôi chưa chạy được tiền sưu. Lũ khốn nạn bọn chúng cứ làm như đánh đập là người ta có thể nôn ra tiền ngay được. Chồng tôi bị ốm, cả 2 ngày chưa có thứ gì vào bụng lại bị chúng đánh đập dã man nên kiệt quệ sức lực mà ngất đi. Tối hôm nay, khi đang dỗ cái Tỉu, tôi hoảng hốt khi thấy người ta vác chồng tôi về như vác một cái xác. Người ta vứt bịch chồng tôi xuống sàn, nói vài ba câu rồi bỏ đi. Nhìn chồng mình bất tỉnh nằm giữa sân tôi bàng hoàng, đau đớn lay gọi chồng, gào khóc, gọi hồn vía chồng, 2 đứa con nhìn bố mẹ hoảng sợ cũng tru tréo không ngừng. Nhờ trời động lòng thương, nhờ sự giúp đỡ của bà con làng xóm mà sáng ngày hôm sau chồng tôi qua cơn nguy kịch dần tỉnh lại. Được bà lão hàng xóm hỏi thăm, cho bát gạo, tôi nấu ngay cháo cho chồng. Nhưng khốn nạn thay, chồng tôi chưa kề được bát cháo vào miệng, thì không biết tên cai lệ và người nhà lí trưởng nghe tin từ đâu, hùng hùng hổ hổ xông vào nhà tôi, với những tay thước, dây thừng, roi song trông thật dữ tợn. Tên cai đi với bộ dáng huênh hoang, hách dịch, quất mạnh đầu roi xuống để ra oai. Hắn thét:
- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua rồi, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
Chồng tôi hoảng quá, vội để bát cháo xuống phản rồi lăn đùng ra đó, chắc vẫn còn bị ám ảnh bởi những trận đòn roi dã man của chúng. Tên người nhà lí trưởng quay sang tên cai lệ, chỉ vào chồng tôi, cười mỉa:
- Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!
Lúc này, tôi cũng hoảng lắm, nhà thì còn thiếu sưu, tiền gạo còn chả đủ, chồng thì cứ ốm mãi, nhỡ người ta lại lôi ra hành xác tiếp thì sao? Nhỡ chồng mình chết thật thì sao? Nghĩ đến đây, tôi bỗng toát mồ hôi vì lo sợ. Không! Dù thế nào tôi cũng không thể để chồng tôi bị chúng lôi đi lần nào nữa…
Bỗng tên cai chỉ vào mặt tôi:
- Chị khất sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy ra nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa.
Tôi nói, giọng run rẩy, cố thuyết phục bọn chúng:
- Nhà cháu đã túng lại phải đóng thêm cả suất sưu chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất...
Không để tôi nói được hết câu, tên cai trợn ngược mắt, chống hai tay vào hông, ra vẻ, quát tháo, chửi rủa ầm ĩ:
- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!
- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!
Tên này vẫn hầm hè:
- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi chứ chỉ mắng thôi à!
Hắn quay phắt ra, lên giọng, ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng:
- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!
Tên người nhà lí trưởng cứ lóng nga lóng ngóng, hết nhìn chồng tôi rồi lại nhìn tên cai lệ, dường như hắn không dám hành hạ người ốm thì phải, nhỡ làm sao thì hắn lại chịu tội. Có lẽ hắn vẫn còn một chút tình người. Quá mất kiên nhẫn, tên cai lệ hầm hầm xông đến giật phắt cái dây thừng trong tay tên kia, chạy sầm sập như muốn rung chuyển đất trời đến định trói chồng tôi.
Tôi hoảng quá, đặt ngay cái Tỉu đang bế trên tay xuống, vội chạy ra chỗ chồng. Trong lúc chạy đi tôi thấy thằng Dần nãy giờ vẫn co ro sợ hãi trong một góc nhìn theo tôi, thấy tôi đặt cái Tỉu xuống thì chạy ra bế lấy em nó rồi quay về chỗ cũ. Lòng tôi bỗng nhói lên đau đớn.
Tôi may mắn đỡ được cánh tay của tên cai. Tôi ngẩng đầu, cố gắng thiết tha cầu khẩn:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
- Tha này!Tha này!
Vừa nói, hắn vừa bịch vào ngực tôi vài cái, rồi hếch cằm, trợn trừng mắt, tiếp tục định trói chồng tôi. Đau quá! Đau như không thở được nữa!
Cơn đau đó khiến sự nhẫn nhục của tôi đạt gần như đạt đến giới hạn. Không biết lúc ấy, tôi vớ được cái gan hùm ở đâu, liều mạng đấu lí với chúng nó:
- Chồng tôi đang đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Dứt câu. Một cái bạt tai đau điếng giáng xuống mặt tôi. Hắn phủi tay, tiếp tục làm việc hắn cần làm. Cái tát đau điếng, bỏng rát, sao có thể bằng cơn giận của tôi lúc này. Nó đã đẩy sự tức giận của tôi lên đến đỉnh điểm. Tôi nhất định phải bảo vệ được cái gia đình này! Bảo vệ chồng tôi dù ra sao thì ra.
Tôi nghiến chặt hai hàm răng, dằn từng tiếng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi nhanh như cắt, tôi túm lấy cổ tên cai ấn dúi hắn ra cửa. Hắn có vẻ rất bất ngờ khi thấy một con đàn bà như tôi mà dám chống lại hắn. Cái sức lẻo khoẻo của thằng nghiện như hắn sao có thể bằng được tôi. Bị tôi ấn túm bất ngờ, hắn ngã chỏng quèo ra đất. Ngã rồi, mà miệng vẫn còn nham nhảm đòi tiền sưu nhà tôi. Tôi đang định tiến gần hơn chỗ tên cai lệ thì tên người nhà lí trưởng đã sấn sổ tới chỗ tôi, tính cầm gậy đánh tôi, mắt hắn trợn ngược lên, răng nghiến rít từng tiếng, nghe rất kinh khủng. Ngay lập tức, tôi xoay ngang người chộp được cây gậy, cố gắng dùng hết sức để giằng lấy. Rồi không biết cây gậy văng ra từ bao giờ, tôi vội túm lấy tóc hắn, giật mạnh, rồi lẳng hắn ra ngoài thềm nhà. Hai tên lồm cồm bò dậy, bộ dạng vô cùng thảm hại. Nhìn bộ dạng chúng như thế, tôi vô cùng hả dạ. Tôi cũng không ngờ là tôi hạ được bọn chúng nhanh như thế-những kẻ vừa mới đây còn hung hãn, dữ tợn, bất nhân như tưởng mang theo cả trận cuồng phong đến với gia đình nhà tôi.
Đứng dậy nhìn tứ phía không thấy bóng 1 đồng bọn, có lẽ bọn chúng biến mất từ khi tôi đánh 2 tên này. Cai lệ và người nhà lí trưởng dắt díu nhau về đình. Khi rời khỏi nhà tôi, hắn không quên ném cái nhìn căm thù thì và chửi câu đe dọa:
- Con khốn! Rồi mày cứ chờ mà xem!
Tôi thầm nghĩ: “Thật đúng là cái bọn hèn, chỉ biết ức hiếp dân nghèo.”
Anh chồng tôi nãy giờ đã muốn can ngăn, nhưng mệt quá nên chỉ ngồi một chỗ kêu: “U nó không được thế, người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta là mình phải tù, phải tội.”
Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận:
-Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.
Chứ cứ mặc kệ thế, để chúng quyết mình sống hay mình chết à?
Bà lão hàng xóm lại lật đật chạy sang hỏi thăm, bế hộ cái Tỉu. Bà vừa ẵm con bé, vừa nhìn tối với vẻ lo lắng, ái ngại nói:
- Sao chị lại thế! Đánh nó chỉ bõ được cơn tức, rồi mình còn gánh hậu quả nặng hơn cả thế nữa ấy chứ! Lại còn là đàn bà...
Nhìn khuôn mặt cụ lộ rõ vẻ sững sờ trước hành động chống trả của tôi khi nãy. Nhìn cụ, tôi đáp:
- Cụ ạ! Cháu cũng biết là mình là dân đen, dân nghèo, chống đối lại các bác ấy đã là quá lắm rồi. Lại còn là đàn bà con gái, thế cũng chẳng hay hớn gì. Nhưng cứ để thế cho chúng nó mặc xác hành hạ, đánh đập, nhỡ chồng con chết hay làm sao thì còn đau khổ hơn thế nữa ấy!
Bà lão cũng chẳng nói gì thêm. Tôi lại vào nhà, khuyên chồng ăn cố ít cháo cho đỡ, dỗ hai đứa trẻ đang khóc lóc ầm ĩ vì sợ hãi. Tôi chưa biết ngày mai sẽ thế nào, chỉ cần ngay lúc này chồng tôi không bị bắt đi, không bị hành hạ. Sống bình yên được ngày nào hay ngày ấy.
Ngoài đình, mõ vẫn vang, tù và vẫn inh ỏi, trống thúc cứ ầm ầm thúc giục sưu thuế. Từng hồi, từng hồi dai dẳng, ám ảnh...
Tui chỉ có dàn ý mong bạn thông cảm nha !!!
Mở truyện: - Ngày trở về sau thời gian bao lâu ở dồn điền?
-Cảm xúc trên đường về ( không biết bố thế nào,mong muốn mau về làng..)
-Mãi suy nghĩ ,ngỡ ngàng khi bước về làng cũ, cảm xúc ban đầu như thế nào?
* Phát triển truyện: - Hồi ức những kỷ niệm về những ngày tháng ở nhà: cảnh sống kham khổ với rau chuối ..vẫn ấm áp hương vị quê hương…
-Ngôi nhà hiện ra với những gì quen thuộc: bờ rào, mái nhà tranh ,cây rơm…
- Tình huống bất ngờ: cỏ vườn quá tốt; căn nhà heo vắng; không thấy bóng dáng của thầy? Cậu vàng đâu không chạy ra đón? Ngạc nhiên như thế nào trước cảnh tượng đó? Tâm trạng bồn chồn lo lắng ra sao?
- Đẩy cửa bước vào… nhà cột chặt cửa…gọi mãi không ai mở cửa…
- Chạy sang nhà ông giáo( bạn thân của thầy ngày trước) bao lo lắng suy nghĩ;bao câu hỏi đặt ra trong đầu…
- Hốt hoảng gọi …. Chạy thẳng vào nhà gặp ông giáo… hỏi han ( phần này là trọng tâm cần xây dựng được cuộc đối thoại giữa hai người, qua lời ông giáo kể và sự hỏi han của con trai lão Hạc) để làm rõ cuộc sống và tâm nguyện của lão Hạc trước khi chết. Tình cảm lão dành cho con như thế nào?
Sự trông mong ,chờ đợi và hy vọng của lão đối với con như thế nào..
- Ông giáo trao lại cho con trai lão Hạc những gì mà lão gửi lại…
* Kết truyện:- Cảm xúc của con trai lão Hạc bộc lộ : xót xa, đau đớn, thẫn thờ Trở về nhà…
-Thắp lên bàn thờ cha nén hương… nhìn ra mãnh vườn … Nước mắt nhạt nhòa…bóng hình cha hiện về mờ ảo… chạy ra vườn trong bóng hoàng hôn.
Tại trường học không chỉ có học tập rèn luyện kỉ luật mà còn có những buổi lao động để giúp học sinh tăng cường thể lực, rèn luyện sức khỏe và tinh thần trách nhiệm được giao. Mỗi tháng tại trường của em luôn tổ chức những buổi lao động như vậy trong toàn trường.
Buổi lao động được diễn ra trong sự chỉ đạo của cô tổng phụ trách, thầy giáo dạy thể dục và còn có cả sự hỗ trợ của bác lao công trong trường. Mọi người đều tham gia một cách tích cực, vui vẻ. Thật may mắn là thời tiết ngày hôm đó cũng thật thuận lợi, trời mát mẻ chứ không phải cái không khí oi bức thường ngày vẫn diễn ra.
Trước khi buổi lao động diễn ra, cô tổng phụ trách họp tòa trường lại và tiến hành điểm danh các lớp, kiểm tra dụng cụ lao động của các lớp để buổi lao động có thể diễn ra thuận lợi nhất. Cô phân công vị trí lao động của các lớp và phát khẩu hiệu để các lớp về vị trí lao động của mình. Ai cũng hào hứng với công việc được phân công.
Phía bên trái, các anh chị lớp 9 lớn hơn được phân công dọn sạch các bồn hoa và cọ bể nước của trường. Những bồn hoa cỏ mọc um tùm, đã lâu không được chăm sóc bây giờ đã được dọn đi sạch sẽ, các anh chị cần mẫn nhổ cỏ, xới đất, trồng lại loạt cây mới. Những khóm hoa mười giờ xinh xắn đã được thay thế bởi những cây hoa dại, rồi theo thời gian, những bồn hoa này sẽ trở nên thật đẹp đẽ và rực rỡ tô điểm cho trường.
Bể nước phía sau trường cũng được cọ rửa thật sạch sẽ. Người mang giẻ, người mang xô người mang xà phòng. Mỗi người một chân một tay, mỗi người một công việc để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách nhanh chóng nhất. Cuối cùng bể nước đã lâu không đụng tới nay trở nên thật sạch sẽ, nước sạch đầy ắp chứ không còn là một cái bể cáu bẩn những nước và loăng quăng như trước nữa.
Một phía bên kia trường, khối lớp 7 đang quét sân trường. Sân trường em rộng rãi, trồng các loài cây, phượng, sà cừ, bằng lăng. Những tán lá xòe rộng che phủ cho sân trường nhưng lá rụng xuống khắp nơi khiến bác lao công phải vất vả mỗi ngày. Mỗi người đều hăng hái làm phần việc của mình thật chăm chỉ. Có người quét lá, có người hót lá, các bạn nam thì nhận nhiệm vụ nặng nhọc hơn một chút là đổ rác.
Chẳng mấy chốc mà sân trường đầy lá hàng ngày hôm nay đã thoáng đãng sạch sẽ hơn bao giờ hết. Những cành cây xòa lòa vướng víu cũng bị chặt bỏ để đảm bảo an toàn cho ngôi trường và cũng là tạo ra khoảng không gian rộng hơn cho ngôi trường.
Các khối lớp 6 thì được nhiệm vụ là dọn vệ sinh các lớp học. Mỗi lớp được phân công hai phòng học khác nhau. Công việc tất bật người đi lại, bạn thì lau cửa sổ bạn thì lau bảng, bạn kê bàn ghế, bạn quét lớp, bạn lau cửa kính. Ai cũng chăm chỉ lao động và vui vẻ với công việc của mình.
Các lớp lao động dưới sự giám sát của cô giáo tổng phụ trách và thầy dạy bộ môn thể dục. Các thầy cô đi nhắc nhở các lớp, động viên các bạn với những câu nói hóm hỉnh, vui tính đồng thời nhắc nhở những lớp tổng vệ sinh chưa tốt vẫn còn bẩn hoặc chưa hoàn thành. Thầy thể dục còn xắn tay áo vào giúp đỡ các bạn với công việc của mình như cửa sổ cao quá không lau được, đèn cao quá không lau bụi được. Mọi người đều vui vẻ vì sự giúp đỡ của thầy.
Lao động không chỉ là thời gian để rèn luyện sức khỏe, để tăng tính chăm chỉ của bản thân mà còn là thời gian để mọi người gần nhau hơn, tăng tình đoàn kết giữa mọi người với nhau khi các bạn được giúp đỡ nhau trong công việc của mình. Các bạn nam cũng thể hiện sự ga-lang của mình trong việc giúp đỡ các bạn nữ hoàn thành công việc. Thỉnh thoảng lại có vài trò đùa vui vẻ giữa các bạn trong lớp với nhau. Tiếng nói chuyện, tiếng nói cười vui vẻ vang lên khắp mọi nơi trong ngôi trường.
Sau buổi lao động, dường như ngôi trường được thay một bộ mặt mới hơn. Quang cảnh sân trường trở nên sạch đẹp thoáng đãng xinh xắn với những khóm hoa mười giờ được trồng vào. Sân trường không còn những mảnh rác, giấy vụn hay lá cây rụng như mọi ngày. Các lớp học cũng thay đổi sạch sẽ thoáng đãng, cửa kính sạch bong những bụi bẩn, bảng sạch sẽ và bàn ghế được kê lại ngay ngắn thẳng hàng.
Buổi lao động đã diễn ra thật thuận lợi và vui vẻ để đạt được kết quả cao nhất. Các bạn đã phải vất vả nhưng niềm vui và những kỉ niệm được tạo ra sẽ mãi còn. Tại ngôi trường, chúng ta không chỉ học được những kiến thức mà còn học được cách lao động, cách hoạt động trong tập thể hay cách giúp đỡ nhau hoàn thiện công việc của mình. Đó thực sự là những bài học bổ ích cho mỗi người học sinh qua những buổi lao động.
Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?
Bài làm
Đề 1:
Tôi choàng tỉnh giấc, dậy từ khi mặt trời còn chưa treo ngọn tre. Đó là một thói quen bình thường của người làm nghề nông. Cả cái làng Vũ Đại này, có ai không làm nghề nông chỉ trừ ông Bình giáo ra. Ông ấy là người học rộng lại hiểu sâu, chính vì vậy mà tôi định đến nhà ông giáo để viết một số giấy tờ nhà đất.
Con đường làng dài và hẹp. Gió thổi vi vu khiến cho những rặng tre xào xạc, đung đưa. Quanh nhà ông giáo, những hàng râm bụt lá vàng úa vẫn còn tồn tại sau trận bão khủng khiếp. Vừa thấy tôi, ông giáo liền nói: "Chào bác". Tôi đáp lại:
- Vâng, chào anh! Hôm nay tôi sang đây là muốn nhờ anh viết một số giấy tờ đất đai!
- Vậy mời bác vào nhà nhà xơi nước cái đã!
Ông giáo mời tôi ngồi trước thềm nhà, chúng tôi đang bàn bạc thì bỗng đâu có tiếng nói hớt hải vọng tới: Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
A! Thì ra là lão Hạc, lão mặc bộ quần áo xộc xệch, đầu tóc rồi bù trông có vẻ kham khổ lắm. Lão là người hàng xóm của tôi. Vợ lão chết, con lão thì đi làm đồn điền cao su không biết khi nào về. Lão cứ sống như vậy cô đơn, thui thủi một mình ngày này qua ngày khác. Nhưng có điều khiến tôi thấy rất lạ. Hôm trước, tôi còn sang xin nhà lão mấy củ gừng về pha nước thì thấy lão cưng nựng con chó lắm kia mà; một điều "cậu" này, hai điều "cậu" nọ. Khi ăn thỉnh thoảng lão còn gắp thức ăn cho con chó của lão. Vậy mà giờ lại phải bán nó đi sao? Ông giáo hỏi:
- Thế nó cho bắt à?
Lúc bấy giờ thì mắt lão Hạc đã ầng ậc nước. Những nếp nhăn xô vào với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, trông lão giờ già đi đến hơn chục tuổi.
- Khốn nạn! Nó có biết gì đâu ông giáo ơi! Nó thấy tôi gọi thì chạy ra. Cùng lúc đó thì chúng nó tóm gọn con chó rồi lôi đi xềnh xệch.
Tôi bắt đầu hiểu ra câu chuyện của lão Hạc và mường tượng cảnh thằng Mục, thằng Xiên dốc ngược con chó lên, trói chân, trói tay nó lại rồi mang đi. Lão Hạc mếu máo nói:
- Lúc đấy thì cu cậu mới biết là cu cậu chết! Mắt nó long sòng sọc rồi dại đi. Nó cứ ăng ẳng nhìn tôi như thể nó nói: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão thế nào mà giờ lão xử tôi như vậy hả.
- Cụ cứ khéo tưởng tượng đấy chứ nó có biết gì đâu. Vả lại! Ai nuôi chó mà chẳng để giết thịt. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy chứ! - Ông giáo nói.
Lão Hạc chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Ta hóa kiếp cho nó để nó được đầu thai thành kiếp khác may ra có là kiếp người. Như ông với tôi chẳng hạn!
Tôi nghe mà không kìm được nước mắt. Tôi cảm thấy đau khổ và xót thương cho lão Hạc quá! Lão chỉ có mỗi con chó để bầu bạn hằng đêm. Có con chó đó cũng đỡ buồn và bù đắp được cho sự thiếu thốn tình cảm của lão. Vậy mà giờ lão phải bán nó đi để lấy tiền để dành cho con sao! Lão Hạc quả là một con người tốt và có tình thương yêu con sâu sắc mà hiếm ai có được.
Ông giáo nói:
- Không có kiếp gì là sướng cả! Để tôi vào nhà pha ấm nước chè rồi ba ông con mình vừa rít thuốc lào vừa uống, thế là sướng!
- Ông giáo dạy phải! Nhưng giờ tôi có việc gấp phải đi bây giờ ông giáo ạ!
- Còn sớm mà, cụ hẵng ở lại chơi với chúng tôi cái đã!
- Ông giáo cho tôi xin khất chứ hôm nay thì nhất quyết không được.
Vậy là lão Hạc lại loạng choạng ra về trong sự ái ngại của tôi và ông giáo. Thuốc lào đã được vo viên mà không ai thèm đụng đến. Tôi nghĩ đến lão Hạc, một con người đầy tình thương và giàu lòng tự trọng. Một người vì con mà sẵn sàng bán đi thứ yêu quý nhất, kỷ vật của mình. Một người mà đã mếu máo, khóc hu hu như trẻ con vì nỡ lừa một con chó. Một người đáng kính như vậy mà phải sống khổ, sống sở như vậy sao? Cuộc đời thật bất công đối với những con người tốt, chỉ toàn khổ đau, bất hạnh. Tôi từ biệt ông giáo đi về mà lòng đau như cắt.
Tôi, ông giáo và lão Hạc, những người nông dân nghèo khổ, bị xã hội dồn đến đường cùng mà vẫn phải sống, vẫn phải tồn tại trên cái thế giới này. Cảm ơn lão Hạc, lão đã cho tôi hiểu được tình thương và lòng tự trọng quý giá của một con người. Tôi sẽ mãi khắc sâu bài học này trong tâm can và ý chí của mình đến cuối đời!
Kể lại câu chuyện Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo mẫu 2
Ở xóm Giữa của làng Đại Hoàng chỉ có khoảng vài chục nóc nhà. Lão Hạc là hàng xóm của gia đình em và gia đình ông giáo Tri. Ông giáo Tri là người có học, hiểu biết rộng và tử tế nên được dân làng tin cậy. Chiều chiều, lão Hạc thường xách cái vò đất nung sang nhà ông giáo để xin nước giếng. Lần nào ông giáo cũng giữ lão Hạc lại chuyện trò, uống bát nước chè tươi hoặc hút điếu thuốc lào... để cho lão bớt cảm thấy lẻ loi, cô độc. Vợ chết đã lâu, con trai lại đi phu cao su đất đỏ mãi tận Nam Kì, Lão Hạc sống thui thủi một mình trong căn nhà nát chỉ có mỗi chú chó Vàng làm bạn. Lão quý nó như quý con, cho nó ăn bằng bát như người.
Chiều nay, lão sang chơi sớm hơn mọi khi. Vừa thấy ông giáo, lão báo ngay:
– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
Ông giáo ngạc nhiên:
– Cụ bán nó rồi ư? Sao cụ bảo là...?
Lão Hạc gật đầu, cố lấy giọng vui vẻ nhưng miệng méo xệch và mắt thì đỏ hoe. Ông giáo nhìn lão ái ngại, lòng đầy thương xót:
– Thế nó để cho bắt dễ dàng hả cụ? Bất chợt, lão Hạc bật khóc hu hu, khuôn mặt co rúm lại vì đau khổ.
– Khốn nạn... ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau dốc ngược lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc là trói chặt cả bốn chân nó lại. Đấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó kêu ư ử và nhìn tôi, như muốn trách tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó. Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
Ông giáo vỗ an, an ủi lão:
– Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại, ai nuôi chó mà chả để bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác cụ ạ!
Lão Hạc cố gượng cười:
– Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút... Kiếp người như kiếp tôi đây chẳng hạn!
Biết lão đang tự mỉa mai, ông giáo nói:
– Kiếp ai thì cũng thế cả thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? Thôi, bây giờ có cái này là sung sướng: Cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai, nấu ấm nước chè, rồi tôi với cụ vừa ăn khoai, uống nước hút thuốc lào vừa nói chuyện, thế là sướng!
Vẻ mặt lão Hạc nghiêm trang hẳn:
– Xin phép ông giáo để cho khi khác! Tôi muốn nhờ ông giáo giúp cho một việc.
– Việc gì thế cụ?
– Chuyện là thế này, ông giáo ạ!
Thế rồi lão Hạc kể lể về anh con trai của lão chỉ vì không có tiền cưới vợ mà phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền cao su ở tận Nam Kì đã hơn năm nay. Lão nhờ ông giáo trông coi hộ mảnh vườn ba sào để sau này, con trai lão về thì có sẵn đất đấy mà làm ăn. Còn chuyện thứ hai là lão gửi ông giáo giữ hộ ba mươi đồng bạc dành dụm từ việc bán chút hoa lợi còm cõi và tiền vừa bán chó. Lão bảo rằng lão đã già yếu, lại nay ốm mai đau, chẳng biết thế nào. Rủi có nằm xuống thì sẵn số tiền ấy, nhờ ông giáo đứng ra lo liệu cho, thiếu đâu đành trông cậy vào hàng xóm. Lặng nghe lão Hạc nói, ông giáo trầm ngâm suy nghĩ. Lão Hạc vốn là người khái tính, ít chịu phiền ai. Không biết lão có ý định gì mà hôm nay lại nhắc đến những chuyện hệ trọng như thế?! Ông giáo động viên lão Hạc:
– Gớm, cụ cứ lo xa làm gì cho mệt? Cụ còn khoẻ lắm, chết là chết thế nào? Cụ cứ để tiền mà ăn, khi nào chết hãy hay, tội gì có tiền mà lại chịu nhịn đói?!
Lão Hạc vẫn năn nỉ:
– Mong ông giáo thương tình tôi già nua tuổi tác mà nhận cho! Được vậy thì tôi cảm ơn lắm!
Không thể từ chối, ông giáo đành nhận lời, nhưng vẫn băn khoăn hỏi lại:
– Có bao nhiêu tiền dành dụm, cụ gửi tôi cả thì từ mai lấy gì mà ăn?
Lão Hạc xua tay tỏ ý không cần:
– Ông giáo đừng lo, tôi đã sắp xếp đâu vào đấy cả rồi ạ! Xin phép ông giáo, tôi về!
– Vâng! Cụ lại nhà!
Lão Hạc chậm chạp lê từng bước chân ra cổng, ông giáo nhìn theo cái dáng lòng khòng, lam lũ của lão mà động lòng thương. Dạo này, cà làng đói. Có người cả tháng không biết đến hạt cơm, chỉ củ khoai, củ sắn, mớ rau lang, rau má... sống lay lắt qua ngày. Lão Hạc cũng thế, nhưng lão thà nhịn đói chứ nhất quyết không bán mảnh vườn để dành cho con. Lúc bóng lão Hạc đã khuất sau rặng tre đầu ngõ, ông giáo thở dài quay vào nhà, trong tay vẫn giữ chặt chiếc túi nhỏ màu nâu cũ kĩ đựng mấy chục đồng bạc của lão Hạc gửi. Ông giáo lắc đầu, lẩm bẩm một mình: "Rõ khổ!".
Chứng kiến đầu đuôi câu chuyện, trong lòng em trào lên tình cảm xót xa và mến phục. Cuộc sống của lão Hạc chẳng có gì vui. Cái nghèo đeo đẳng làm khổ lão suốt đời. Ông lão già nua, ốm yếu ấy sống âm thầm, lặng lẽ trong sự chờ đợi mỏi mòn đứa con trai yêu quý của mình. Ngày trở về của anh ấy chắc còn xa lắm, mà lão Hạc thì như ngọn đèn lắt lay trước gió. Tình thương và đức hi sinh của ông lão thật đáng cảm phục và bi kịch của cuộc đời ông lão khiến cho chúng ta rơi nước mắt.
Số phận bi đát của lão Hạc cũng là số phận chung của nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, khi chưa được Đảng giác ngộ và dẫn dắt vào con đường đấu tranh giải phóng khỏi ách nô lệ của chế độ thực dân, phong kiến vạn ác.
Kể lại câu chuyện Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo mẫu 3
Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm xúc với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một.
Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ.
Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu chuyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi chứng kiến tất cả.
Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thây lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ẩng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ năm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
Thầy Thứ lại an ủi lão:
- Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Lão Hạc chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn!...
Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?
Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu môt ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sung sướng.
- Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi te tái đứng lên:
- Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé.
- Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi. - Thầy tôi nhắc nhở.
- Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác... Lão Hạc ngần ngại.
- Việc gì còn phải chờ khi khác... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.
Tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia.
Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão mới làm như vậy.
Đã 60 năm, đất nước đổi thay chế độ, lão Hạc không còn, cuộc sống của người nông dân ngày nay đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của đất nước mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương chia sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.