K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 5 2016

Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là một tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí- Trần. 

Trương Hán Siêu (?- 1354) là nhà văn đời Trần, quê ở Ninh Bình. Thời trẻ, ông từng là môn khách của Trần Hưng Đạo, là người có ít nhiều đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ hai và thứ ba. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều Trần, là người học vấn uyên thâm, tính tình cương trực, được các vua Trần tôn là thầy, được các nho sĩ đời sau xem là một trí thức nho học chân chính của thời Thịnh Trần. Tác phẩm của ông bộc lộ tinh thần yêu non sông đất nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của lịch sử dân tộc, đượm sắc thái trữ tình hoài cổ. Ngôn ngữ trong văn chương của Trương Hán Siêu tinh tế, lắng đọng, sử dụng thành công những hình dung từ giàu sắc thái trữ tình, giọng điệu thi phú rất uyển chuyển. 

Bài “Phú sông Bạch Đằng” được sáng tác sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông khoảng 50 năm. Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc như trận thắng quân Nam Hán năm 938 của Ngô Quyền, trận thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của Trần Hưng Đạo. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về con sông lịch sử đầy niềm tự hào này, nhưng bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là nổi tiếng và đặc sắc nhất. Tác phẩm được viết theo lối phú cổ thể. Đây là một thể loại văn có nguồn gốc từ Trung Quốc, viết bằng văn vần hoặc văn xuôi có xen lẫn văn vần, có nội dung kể, tả khách quan các sự việc, phong tục, cảnh vật, bàn sự đời. 

Bài “Phú sông Bạch Đằng” có hai nhân vật là khách và các bô lão. Khách trong tác phẩm là người có chí bốn phương, thích du ngoạn, ngắm cảnh, bồi bổ kiến thức “Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều”. Khách bơi thuyền đến sông Bạch Đằng, được gặp các bô lão, được các bô lão kể cho nghe về chiến công oanh liệt của tướng quân nhà Trần năm nào khiến cho “Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ-Bầu trời đất chừ sắp đổi” với ‘Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới-Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”. Khách và các bô lão bình luận về tầm vóc của chiến thắng, rút ra những nguyên nhân thắng lợi và ca ngợi sự tài tình, nhân đức của các vua Trần cùng tướng quân Trần Quốc Tuấn: 

Anh minh hai vị thánh quân, 
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thủa thanh bình, 
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao

“Phú sông Bạch Đằng” là bài phú tiêu biểu bộc lộ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa sáng ngời của đất nước ta. Bài phú còn thể hiện tinh thần nhân văn cao đẹp, tâm sự hoài cổ tha thiết của tác giả. Tác phẩm có cấu tứ đơn giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, có lúc lắng đọng gợi cảm, lúc lại triết lí sâu xa. Tác phẩm được đánh giá là đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật phú của văn học trung đại Việt Nam.

Quốc ca là bài ca vĩ đại, là biểu tượng của mỗi quốc gia, gắn với lịch sử đặc biệt, vận mệnh thiêng liêng và ý chí, khát vọng của mỗi dân tộc. Chào cờ và hát Quốc ca là một nghi lễ thiêng liêng, nghi thức quan trọng thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước, với nhân dân. Do vậy, ở nhiều nước trên thế giới, việc hát Quốc ca...
Đọc tiếp

Quốc ca là bài ca vĩ đại, là biểu tượng của mỗi quốc gia, gắn với lịch sử đặc biệt, vận mệnh thiêng liêng và ý chí, khát vọng của mỗi dân tộc. Chào cờ và hát Quốc ca là một nghi lễ thiêng liêng, nghi thức quan trọng thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước, với nhân dân. Do vậy, ở nhiều nước trên thế giới, việc hát Quốc ca được coi là nghĩa vụ, quyền lợi của công dân, được quy định hết sức nghiêm túc và theo thời gian đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mỗi người dân và trong toàn xã hội. (1)

“Đoàn quân Việt Nam đi/ chung lòng cứu quốc/ Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa…”. Tiếng hát “Tiến quân ca” đã vang lên trên Quảng trường Ba Đình lịch sử trong ngày khai sinh đất nước Việt Nam của chúng ta. “Tiến quân ca” mang theo ước vọng của cả dân tộc đi qua các cuộc trường chinh vệ quốc để non sông ca khúc khải hoàn. Máu của những người con nước Việt đã tô thắm màu cờ đỏ sao vàng, để mỗi người dân được hát vang bài hát vĩ đại của dân tộc Việt Nam trên quê hương hòa bình, thống nhất. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã hát Quốc ca với nhiệt huyết từ mỗi trái tim cho dân tộc và đất nước, cho quá khứ, hiện tại và tương lai. (2)

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, vì chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc giáo dục ý thức công dân, về lễ thức trong xã hội, trong đó có việc thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca, nên việc thực hiện ở nhiều nơi, nhiều lúc có phần tùy tiện. Việc sử dụng các băng ghi âm sẵn cả nhạc, cả lời cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng“hát nhép”, không hát Quốc ca trong nghi lễ. Thậm chí, nhiều học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước không thuộc lời “Tiến quân ca”. (3)

(Theo Thế Phương – Hà Nội Mới)

a. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?

b.Xác định câu chủ đề của đoạn (1).

c. Văn bản trên đề cập đến nội dung gì? Thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản?

d.Theo anh/ chị câu:“Máu của những người con nước Việt đã tô thắm màu cờ đỏ sao vàng, để mỗi người dân được hát vang bài hát vĩ đại của dân tộc Việt Nam trên quê hương hòa bình, thống nhất.” có ý nghĩa gì?

0
3 tháng 3 2023

Phần kết đã thể hiện bài học lịch sử vô cùng quý báu đối với dân tộc ta. Đó là quy luật bĩ, thái (khốn cùng, thông suốt) của trời đất, cũng là quy luật suy vong hưng thịnh tất yếu của mỗi quốc gia. Vì thế sự vững bền khi đã được xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc, thì viễn cảnh của đất nước chắc chắn sẽ thật tươi sáng, huy hoàng phát họa sâu đậm niềm tin và quyết tâm xây dựng lại đất nước của nhân dân ta khi vận hội duy tân đã mở.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 12 2023

- Tư tưởng: quy luật bĩ, thái của trời đất, suy vong, hưng thịnh của mỗi quốc gia

- Khát vọng: xây dựng, phát triển đất nước độc lập, giàu mạnh

15 tháng 2 2019

Đại cáo bình Ngô chia thành bốn đoạn:

    + Đoạn 1 (từ đầu... Chứng cớ còn ghi): Khẳng định tư tưởng, nhân nghĩa, chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt

    + Đoạn 2 (từ “Vừa rồi” đến “Ai bảo thần dân chịu được” ): Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh

    + Đoạn 3 ( từ “Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa” đến “Cũng là chưa thấy xưa nay” ): Kể lại diễn biến cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn.

    + Đoạn 4 (còn lại): Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Trong phần mở đâu bài cáo, Nguyễn Trãi đã đưa ra một tiền đề có tính chất tiên nghiệm: nguyên lí nhân nghĩa. Đó là một tiền đề có nguồn gốc từ phạm trù nhân nghĩa của Nho giáo, mang tính chất phổ biến và được mặc nhiên thừa nhận thời bấy giờ. 

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Nguyễn Trãi đã khẳng định cốt lõi của nhân nghĩa là yên dân, làm cho dân được sống yên ổn, hạnh phúc. Trừ bạo để yên dân là diệt trừ bọn cướp nước và lũ bán nước vì đó là những kẻ thù hại dân. Khi có quân xâm lược thì nhân nghĩa lớn nhất chính là chống ngoại xâm, diệt bạo tàn, vì độc lập của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Nguyễn Trãi đã biết chắt lọc lấy cái hạt nhân cơ bản, tích cực: “cốt ở yên dân”, “trước lo trừ bạo”. Dân tộc ta chiến đấu chống xâm lược là nhân nghĩa, là phù hợp với nguyên lí chính nghĩa thì sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc là một chân lí khách quan phù hợp với nguyên lí đó. Nhân nghĩa không còn là một đạo đức hạn hẹp mà là một lí tưởng lớn lao của thời đại. 

Đề bài: Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo.

Ý thức về độc lập, chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ trong văn bản “Bình Ngô đại cáo”. Trước hết, Nguyễn Trãi xác định tư cách độc lập của dân tộc bằng một loạt những dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục: nước ta có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, có chiều dài lịch sử với các triều đại sánh ngang với các triều đại của phương Bắc, có anh hùng hào kiệt ở khắp nơi trên đất nước. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn phân định rất rõ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, tất sẽ thắng lợi, vì đã đứng lên để giành lại chủ quyền của dân tộc, còn kẻ thù chắc chắn sẽ thất bại vì đã xâm phạm lên chủ quyền của đất nước khác.

9 tháng 1 2018

Chuyện Diêm Vương xử kiện ở âm phủ là chi tiết thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm. Chi tiết này thể hiện niềm tin người trung đại về một thế giới khác bên cạnh cõi trần

- Thể hiện khát vọng về công lý, là bước ngoặt của truyện, tạo nên tính li kì, hấp dẫn

- Mang ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống,hành động hợp lẽ phải, tránh làm điều ác

Chọn ý e: ý kiến khác

30 tháng 3 2018

Tình yêu quê hương đất nước, non sông có thêm nỗi lòng của người li hương:

   + Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ quê da diết thể hiện qua những hình ảnh dân dã, thân quen

   + Lòng tác giả bồi hồi, xúc động khi nghĩ tới nong tằm, ruộng dâu, lúa trổ bông, cua đồng béo…

   + Niềm mong mỏi mãnh liệt được quay trở về

- Nét độc đáo của bài thơ chính là việc thể hiện tình cảm lớn lao- tình yêu quê hương, đất nước qua những hình ảnh nhỏ bé, giản dị, mộc mạc và đời thường.

3 tháng 6 2017

Tóm lược nội dung của 4 đoạn trong Bình Ngô đại cáo:

Đoạn 1 (từ đầu đến "Chứng cớ còn ghi"): Tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với việc đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.

– Đoạn 2 (từ "Vừa rồi" đến "Ai bảo thần dân chịu được"): Sự thật chân thực và ghê rợn về tội ác của quân Minh

– Đoạn 3 (từ "Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa" đến "Cũng là chưa thấy xưa nay"): Kể lại diễn biến của cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn. Đoạn này cũng nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và sức mạnh của lòng yêu nước kết tinh thành sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

– Đoạn 4 (còn lại): Lời tuyên bố độc lập và rút ra bài học lịch sử.

Trong cả bốn đoạn trên, tư tưởng yêu nước, yêu người, thù giặc luôn gắn kết chặt chẽ với nhau. Nguyễn Trãi đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập. Hai tư tưởng ấy vừa hòa quyện với nhau vừa thống nhất với nhau làm một, không thể tách rời được.