Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
dòng biển nóng lm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng ven bờ và ns mà chúng đi qua tạo đk bốc hơi thuận lợi tạo ra lượng mưa cao
còn dòng biển lạnh lm giảm nhiệt độ không khí nên lượng bốc hơi giảm gây mưa ít ( có thể hình thành nên hoang mạc nhưng ít )
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa: khí áp, frông, gió, dòng biển và địa hình.
- Khí áp
+ Vùng khí áp thấp thường có lượng mưa lớn, do đây là khu vực hút gió, có không khí ẩm liên tục bốc lên cao, ngưng tụ và tạo thành mây, sinh ra mưa.
+ Vùng khí áp cao có gió thổi đi, không khí không bốc hơi lên được nên mưa rất ít hoặc không mưa.
- Frông
+ Dọc các frông nóng và frông lạnh luôn có tranh chấp giữa các khối không khí đã gây nên các nhiễu loạn không khí, tạo mây và sinh ra mưa.
+ Frông nóng thường có sương mù xuất hiện, gió mạnh và giật từng đợt. Frông lạnh thường có mưa rào, đôi khi có mưa đá, phạm vi mưa hẹp hơn frông nóng.
+ Miền có frông hoặc dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều, gọi là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.
- Gió
+ Gió mang hơi nước từ đại dương vào trong lục địa, càng vào sâu trong lục địa thì mưa càng ít. Ở đây, mưa chủ yếu do ngưng kết hơi nước từ sông, hồ, ao hoặc thảm thực vật.
+ Miền nằm trong đới gió Tín phong có mưa ít do gió khô. Miền khí hậu gió mùa thường có mưa nhiều do vào mùa hè có gió thổi từ đại dương vào lục địa.
- Dòng biển
+ Cùng nằm ven bờ đại dương nhưng có nơi mưa ít, có nơi mưa nhiều.
+ Nơi có dòng biển nóng chảy qua thường mưa nhiều vì không khí bốc lên mang nhiều hơi nước, tạo mây gây mưa.
+ Nơi có dòng biển lạnh chảy qua có lượng mưa ít do không khí không bốc lên được nên rất khô hạn.
- Địa hình
+ Địa hình ảnh hưởng nhiều đến phân bố mưa.
+ Sườn đón gió thường mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít.
+ Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều.
- Nhiệt độ: Đại dương có khả năng hấp thụ và giữ nhiệt nhanh hơn so với lục địa. Do đó, các khu vực gần đại dương thường có biến động nhiệt độ hàng ngày và hàng năm ít hơn so với các khu vực nội lục. Các đại dương cũng có khả năng làm mát hoặc làm nóng không khí, ảnh hưởng đến nhiệt độ trung bình tại các khu vực lân cận.
- Mức độ ẩm: Đại dương là nguồn nước lớn, và mức độ ẩm của không khí ở các khu vực gần đại dương thường cao hơn so với các khu vực nội lục. Điều này dẫn đến lượng mưa nhiều hơn và khí hậu ẩm ướt tại các khu vực đối diện với đại dương.
- Gió biển: Sự chuyển động của không khí từ đại dương đến lục địa và ngược lại tạo ra hệ thống gió biển quan trọng. Gió biển có thể làm mát hoặc làm nóng bờ biển, tùy thuộc vào hướng gió và nhiệt độ của đại dương.
- Ảnh hưởng của dòng biển: Dòng biển, như Dòng vận chuyển nhiệt Đại Tây Dương (Gulf Stream) ở Bắc Đại Tây Dương, có thể có tác động lớn đến khí hậu của các khu vực gần bờ biển. Chúng có thể tạo ra điều kiện khí hậu khác biệt, với nhiệt độ và mô hình mưa/khô khác nhau so với các khu vực lân cận.
- Sự phân bố đất và nước: Sự phân bố lục địa và đại dương cũng ảnh hưởng đến cách mặt trời chiếu vào các khu vực trên Trái Đất, tạo ra các mô hình mùa và biến đổi trong cường độ ánh sáng mặt trời, ảnh hưởng đến nhiệt độ và thời tiết.
Đại dương có khả năng hấp thụ và giữ nhiệt kém hơn Trái đất nha bạn
Biển và đại dương có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của con người như: các biển và đại dương cung cấp nguồn tài nguyên phong phú như sinh vật, khoáng sản,...; là không gian để phát triển các ngành kinh tế, dịch vụ (du lịch, khai thác và buôn bán thuỷ sản, khai thác khoáng sản, làm muối,...);...
* Nhiệt độ và độ muối
- Nhiệt độ trung bình trên bề mặt của nước biển và ở giữa đại dương là khoảng 17°C.
- Độ muối
+ Độ muối là một trong những thành phần hoá học quan trọng của nước biển.
+ Nước biển và đại dương có độ muối trung bình là 35%o.
+ Độ muối là do nước sông hoà tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
* Sự thay đổi của nhiệt độ và độ muối
- Nhiệt độ
+ Sự thay đổi nhiệt độ phụ thuộc vào vị trí địa lí, điều kiện khí hậu và các yếu tố tự nhiên khác.
+ Ở các biển và đại dương, nhiệt độ trung bình trên bề mặt cũng rất khác nhau.
+ Biên độ nhiệt năm của nước biển và đại dương không lớn.
+ Ở Xích đạo là 27 - 29°C, ở ôn đới là 15 - 16°C, ở hàn đới là dưới 1°C.
- Độ muối
+ Độ muối của nước biển thay đổi tuỳ thuộc vào lượng nước sông chảy vào biển, độ bốc hơi và lượng mưa.
+ Ở các biển và đại dương khác nhau có độ muối không giống nhau.
Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ. Cùng nằm ven bờ đại dương, nhưng nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa.
Dòng lạnh làm giảm nhiệt độ ven bờ, hơi nước trong các khối khí qua dòng lạnh bị chặn lại hình thành sương mù ngoài biển, nên khối khí qua dòng lạnh vào bờ thường có tính chất khô hạn hình thành hoang mạc ở các vùng ven bờ. Nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được, nên một số nơi mặc dù ở ven bờ I đại dương: nhưng vẫn là miền hoang mạc như : A-ta-ca-ma, Na-míp,...
Các loại dòng biển khác cũng có ảnh hưởng đến nhiệt, áp suất, độ ẩm vùng ven bờ nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu nơi đó.
Chúc em học vui vẻ nha!