Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tóm lược sự phát triển của giáo dục qua các thời Đinh, Tiền Lê, Lý. Trần, Hồ, Lê sơ:
- Thời Đinh, Tiền Lê :
+ Do những biến động của đất nựớc ở thế kỉ X, sự tồn tại của các triều đại không dài và những người đứng đầu các triều đại hầu hết là các thủ lĩnh quân sự nên giáo dục của đất nước chưa có điều kiện phát triển.
+ Thời kì này các nhà sư là tầng lớp trí thức tinh thông cả Nho học, Phật giáo và họ mở trường, lớp tại các chùa để dạy học, đã đào tạo được nhiều tài năng như sư Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh.
- Thời Lý, Trần, Hồ :
+ Do đòi hỏi phải tuyển những người tài đức đế phục vụ đất nước nên việc giáo dục và thi cử đã được các triều đại coi trọng.
+ Dưới triều Lý năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử đặt tại Thăng Long. Năm 1075 đã cho mở khoa thi quốc gia đầu tiên. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử giám tại kinh thành.
+ Dưới triều Trần, giáo dục ngày càng mở rộng. Năm 1247, vua Trần Thái Tông đã cho đặt bộ máy Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).
+ Dưới triều Hồ đã ban hành những quy định để đưa thi cử vào nề nếp, đưa toán vào thi cử.
- Thời Lê sơ : phát triển mạnh mẽ nhất dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497).
+ Mở rộng trường công của nhà nước đến các địa phương.
+ Quy định 3 năm mở một kì thi Hội đế lựa chọn tiến sĩ.
+ Năm 1484, cho dựng bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ đặt trong Văn Miếu.
+ Thời Lê Thánh Tông đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ được hàng trăm tiến sĩ.
- Tác dụng : Việc phát triển giáo dục đã tạo điều kiện để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và thông qua thi cử đã tuyển chọn được nhiều người có tài năng phục vụ cho đất nước.
Nhà nước thời Lý, Trần và thời Lê Thánh Tông:
- Đây là cuộc cải cách lớn nhằm xây dựng một bộ máy hành chính hoàn thiện, đầy đủ từ trên xuống dưới.
- Cải cách được thực hiện theo hướng tập trung toàn bộ quyền lực vào tay vua, vua trực tiếp điều hành bộ máy nhà nước. Tăng cường các cơ quan chuyên môn và sự giám sát hoạt động chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.
- Quan lại làm việc trong bộ máy hành chính chủ yếu được tuyển chọn bằng con đường thi cử.
- Cuộc cải cách đã đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đến đỉnh cao.
* Đánh giá chung về công cuộc xây dựng đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ.
- Thông qua các cuộc kháng chiến chống phương Bắc thắng lợi đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, đưa nước ta bước vào thời kì độc lập, tự chủ, củng cố quốc gia dân tộc.
- Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế ngày càng được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương,
- Thiết lập quan hệ ngoại giao với các triều đại phong kiến Trung Quốc với tư cách là một nước độc lập, đồng thời đặt quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng khác.
- Có những chính sách tích cực phát triển kinh tế, chăm lo đời sống nhân dân, ổn định xã hội.
- Đạt được một số thành tựu về văn hóa.
- Qua các thời kì Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ nhìn chung giáo dục phát triển.
- Thời Lý, Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành (1075)
- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan chức và nhân tài cho cả nước.
- Thời Lê sơ quy chế thi cử được ban hành rõ ràng. Năm 1484, Nhà nước quyết định dựng bia Tiến sĩ. Hàng loạt trí thức được đào tạo góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
*Vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long vì:
- Năm 110, vua Lý Thái Tổ đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La (Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên).
Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực đất trời, có thể rồng cuộn hổ chầu, ở giữa nam, bắc, tây, đông, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng và bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật thịnh đạt phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là hơn cả. Thực là chỗ hội họp của bốn phương, nơi thượng đô của kinh sư muôn đời”.
*Ý nghĩa của việc dời đô:
- Thể hiện sự sáng suốt của vị vua đầu tiên của thời Lý.
- Tạo điều kiện cho kinh thành Thăng Long dần dần trở thành đô thị phồn thịnh, là bộ mặt của đất nước.
- Thể hiện được uy thế của Đại Việt: Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh, vừa là một thành thị có quy mô lớn trong khu vực và trên thế giới lúc bấy giờ.
*Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý – Trần:
Nhà Lý (1009-1225); nhà Trần (1226-1400) ra sức hoàn chỉnh bộ máy thống trị;
- Chính quyền trung ương: được tổ chức hoàn chỉnh.
+ Vua đứng đầu đất nước, nắm quyền hành cao nhất về chính trị, luật pháp, nghi lễ, đối ngoại.
+ Giúp vua trị nước có Tể tướng (Thái úy hay Tướng quốc), các đại thần, các chức hành khiển, các cơ quan hành chính, pháp lí như sảnh, việc, đài.
+ Ngoài ra, còn có các chức quan trong coi sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.
- Chính quyền địa phương:
+ Đất nước được chia thành nhiều lộ, thời Trần, Hồ có các chức An Phủ sứ cai quản.
+ Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương, xã, đứng đầu xã gọi là quan xã.
-Thành Thăng Long được chia thành hai khu vực: Kinh thành của vua, quan và phố phướng của nhân dân, có chức Lưu thủ (thời Lý) hay Đại Doãn (thời Trần) trông coi.
ảo quá toàn A
Câu 61. Sắp xếp theo thứ tự thời gian tồn tại của các triều đại phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X-XV:
A. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, Hồ, Lê sơ.
B. Lí, Trần, Ngô, Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lê sơ.
C. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lí , Trần , Lê sơ.
D. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Trần, Hồ, Lí, Lê sơ.
Câu 62. Trong xã hội nước ta dưới thời Bắc thuộc, mâu thuẫn xã hội nào là cơ bản nhất?
A. giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
B. giữa nông dân với địa chủ phong kiến phương Bắc
C. giữa vua, quý tộc với chính quyền đô hộ phương Bắc.
D. giữa vua, quan lai với chính quyền đô hộ phương Bắc.
Câu 63. Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X nhằm thực hiện âm mưu gì?
A. Sát nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.
B. Biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới.
C. Phát triển nền kinh tế hàng hoá ở nước ta.
D. Xây dựng chính quyền phong kiến ở nước ta
Câu 64. Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý – Trần, Lê Sơ nhằm mục đích
A. bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến
B. bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội
C. bảo vệ đất đai và lãnh thổ của Tổ quốc.
D. bảo vệ tính mạng và tài sản của nông dân
Đáp án D