K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2017

cua đỏ khong chạy đua được

27 tháng 12 2017

1:con cua màu xanh

2: cái cây bàn chải đánh răng

3: cái đó là đôi mắt

4: cây kem

5: a) con sư tư

Đọc đoạn văn sau và tl câu hỏi:  ''Có phảib cái ánh sáng trong quyển sách rọi sang,làm cho cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên ,về cái thế giới những con người như anh mà anh kể,và về con đường anh đag đi tới ?Có phải cái cảm giác bàng,đáng lẽ cô pải biết khi yyeeu ,bây giưof cô mới biết,giúp cô đánh giá đúng hơn mói tình nhạt nhẽo mà cô đã...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và tl câu hỏi:

  ''Có phảib cái ánh sáng trong quyển sách rọi sang,làm cho cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên ,về cái thế giới những con người như anh mà anh kể,và về con đường anh đag đi tới ?Có phải cái cảm giác bàng,đáng lẽ cô pải biết khi yyeeu ,bây giưof cô mới biết,giúp cô đánh giá đúng hơn mói tình nhạt nhẽo mà cô đã bỏ,và yên tâm hơn về quyết định của mình?Một ấn tượng khó tả dạt lên trong lòng cô gái .Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời .Mà vì 1 bó hoa nào khác nữa,bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô.Và vì một cái gì đó nữa mà lúc này cô chưa kịp nghĩ kĩ

Câu hỏi:

a)Đoạn trích trên trong tác phẩm nào? Của ai?

b)Tìm và chi ra các phép liên kết trong đoạn văn trên?

c)Giair thích nghĩa của từ''hàm ơn''

d)Em hiểu  hình ảnh''một bó hoa nào khác nữa''trog đoạn trích có ý nghĩa gì?

1
10 tháng 1 2021

Em xin phép giải câu hỏi trên vì e biết có một số bạn ko biết dù giờ đã quá muộn để trả lời câu hỏi của chị nhưng có lẽ vẫn còn sử dụng đc với những bạn cùng tuổi và các e muốn tìm câu hỏi ạ. Mong mọi người có thể xem và tham khảo ạ.

a) - Đoạn văn trên trích trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa"

    -Tác giả : Nguyễn Thành Long

c) "hàm ơn" là mang trong mình cảm xúc biết ơn, cảm kích dành cho người khác.

d) "một bó hoa khác khác nữa'' là hình ảnh ẩn dụ chỉ những giá trị tinh thần tốt đẹp mà cô gái đã tìm thấy được ở anh thanh niên. Từ nhũng điều cô chứng kiến, cô nghe được, tù những trang sách cô đang đọc dở cô nhận thấy vẻ đẹp tâm hồn của anh. Anh trở thành tấm gương cho cô noi theo, cho cô yên tâm với nhũng lựa chọn của mình.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!Anh thanh niên vừa vào, kêu lên....
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
– Chào anh. – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ quay trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
– Chào anh.

(Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

c) Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”; “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”,… là nhận xét của người nào, về ai?

1
10 tháng 7 2019

- Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy…” là lời nhận xét, đánh giá của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.

Đọc đoạn trích đã cho (trang 90 .SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi.Chị Dậu vừa nói vừa mếu:- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?Điểm thêm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích đã cho (trang 90 .SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi.

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:

- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc:

- U bán con thật đấy u? Con van u, con lạy u, concòn bé bỏng, u đừng bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

2. Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?

1
12 tháng 11 2018

Mức độ hàm ý ở câu thứ hai thấp hơn, nghĩa là người nghe có thể hiểu được ý người nói dễ hơn. Tí hiểu được hàm ý trong lời mẹ nói khi "giãy nảy", "liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc", "u bán con thật đấy ư?"

Xác định yếu tố nghị luận trong đoạn văn sau:Một học sinh xấu tínhTrong lớp chúng tôi có một đứa rất khó chịu, đó là Phran-ti. Tôi ghét thằng này vì nó là một đứa rất xấu bụng. Khi thấy một ông bố nào đấy đến nhờ thầy giáo khiển trách con mình là nó mừng rỡ. Khi có người khóc là nó cười. Nó run sợ trước mặt Ga-rô-nê, nhưng lại đánh cậu bé thợ nề không đủ sức tự vệ....
Đọc tiếp

Xác định yếu tố nghị luận trong đoạn văn sau:

Một học sinh xấu tính

Trong lớp chúng tôi có một đứa rất khó chịu, đó là Phran-ti. Tôi ghét thằng này vì nó là một đứa rất xấu bụng. Khi thấy một ông bố nào đấy đến nhờ thầy giáo khiển trách con mình là nó mừng rỡ. Khi có người khóc là nó cười. Nó run sợ trước mặt Ga-rô-nê, nhưng lại đánh cậu bé thợ nề không đủ sức tự vệ. Nó hành hạ Grốt-xi, cậu bé bị liệt một cánh tay, chế giễu Prê-cốt-xi mà mọi người đều nể, nhạo báng cả Rô-bét-ti, cậu học sinh lớp hai đi phải chống nạng vì đã cứu một em bé. Nó khiêu khích những người yếu nhất, và khi đánh nhau thì nó hăng máu, trở nên hung tợn, cố chơi những miếng rất hiểm độc.

Có một cái gì làm cho người ta ghê tởm ở cái trán thấp ấy, trong cái nhìn vẩn đục ấy, được che giấu dưới cái mũ có lưỡi trai bằng vải dầu [...]. Sách, vở, sổ tay của nó đều giây mực bê bết rách nát và bẩn thỉu; thước kẻ thì như có răng cưa, ngòi bút thì toè ra, móng tay thì cắn bằng mồm, quần áo thì bị rách tứ tung trong những lúc đánh nhau...

(Ét- môn-đô-đơ- A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả)

1
31 tháng 1 2019

- Yếu tố nghị luận: chứng minh.

- Vấn đề nghị luận: những thói xấu của Phran-ti.

- Chứng minh vấn đề: lần lượt nêu ra các ví dụ cụ thể biểu hiện những thói xấu của Phran-ti: từ tâm lý, tính cách, ngôn ngữ, hành động... đến ăn mặc, quần áo, sách vở.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!Anh thanh niên vừa vào, kêu lên....
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
– Chào anh. – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ quay trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
– Chào anh.

(Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

a) Đoạn trích kể về ai và về sự việc gì?

1
1 tháng 12 2017

- Đoạn trích trên kể về cuộc chia tay giữa ba nhân vật: anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư