Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nội dung chính của đoạn trích: Lời dặn của người cha với con:
- Lời dặn thể hiện tinh thần nhân văn: thương yêu, giúp đỡ con người, tôn trọng con người.
- Lời dặn đầy sự chiêm nghiệm sâu sắc về lẽ đời như: cơ trời vần xoay, lòng tốt, cho và nhận... khiến con người phải suy nghĩ về cách sống.
Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Từ nội dung đoạn thơ: Lời dặn con của người cha phải biết giúp đỡ và tôn trọng những người hành khất. Giúp người, đến khi gặp hoạn nạn, người khác sẽ giúp mình.
- Nêu vấn đề: cho và nhận ở đời.
* Phân tích vấn đề:
- Giải thích:
+ Cho là cho đi (vật chất, tinh thần, kinh nghiệm, …).
+ Nhận là nhận về niềm vui, sự thanh thản và kể cả vật chất.
* Phân tích biểu hiện:
- Cuộc sống còn rất nhiều mảnh đời khốn khổ, cần sự giúp đỡ của cộng đồng.
- Khi giúp đỡ người khác, con người cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc. Và khi lỡ sa chân vào khốn khó, có thể sẽ nhận được sự sẻ chia từ cộng đồng.
* Bình luận:
- Cho và nhận làm cho cuộc sống có ý nghĩa, nó cũng là quy luật của cuộc sống, giúp cho xã hội nhân văn và phát triển hơn, đáng được ca ngợi.
- Nhưng cuộc sống cũng còn lắm kẻ chỉ biết nhận mà không biết cho, hoặc cho đi và đòi phải nhận lại. Điều ấy cần phải phê phán.
* Kết luận:
Cuộc đời sẽ giàu ý nghĩa khi ta biết cho và nhận.
- Từ đồng nghĩa với từ hành khất: ăn xin, ăn mày.
- Tác giả dùng từ hành khất vì:
+ Tác dụng phối thanh.
+ Hành khất là từ Hán Việt có sắc thái trang trọng, khác với sắc thái trung tính của các từ thuần Việt ăn xin, ăn mày, do đó phù hợp với cảm xúc của nhân vật trữ tình trong lời dặn con (phải tôn trọng, giữ thể diện cho những người hành khất).
- Ở câu này, giam khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, hợp lí, thuyết phục. Có thể theo định hướng sau :
+ Hiểu và chỉ sau được những biểu hiện của người có tinh thần trách nhiệm ( Tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực hoàn thành tốt chức trách và phận sự của mình với gia đình và xã hội..)
+ Khẳng định tầm quan trọng của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống : là tiêu chí để đánh giá con người, quyết định đến sự thành – bại của cá nhân và sự phát triển bền vững của xã hội...; có thể chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng của cuộc sống do một số người làm việc vô trách nhiệm gây ra.
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động : nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi hoàn cảnh, ở mọi nghành nghề, mọi cương vị...