Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
– Đoạn văn là lời kể của anh thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Anh đang kể về công việc của mình cho ông họa sĩ già và cô kỹ sư nông nghiệp trẻ.
– Lời kể ấy được nói ra trong tình huống mọi người đang lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét trong thời gian ba mươi phút.
– Những lời tâm sự cho thấy:
+ Nhân vật anh thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm bạn với cỏ cây và mây núi ở Sa Pa.
+ Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, chiến đấu. Công việc của anh thanh niên kể trong đoạn văn là ghi báo về những con số lúc một giờ sáng trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt.
– Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều đặc biệt: anh sống một mình trong suốt bốn năm trên đỉnh Yên Sơn. Trong bốn năm đó, ông họa sĩ và cô gái trẻ là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà anh.
- Biện pháp nghệ thuật: so sánh: Không khí lặng im như bị gió chặt đứt ra từng khúc, gió lại giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung.
- Tác dụng:
+ Biện pháp so sánh nêu lên cảm nhận của anh thanh niên về sự khắc nghiệt của thời tiết.
+ Khắc họa không gian núi rừng Sa Pa vào lúc 1 giờ sáng – giờ ốp của anh thanh niên: vắng lặng, giá rét…
+ Qua biện pháp so sánh cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của anh thanh niên. Người con trai ấy vẫn miệt mài, nghiêm túc thực hiện công việc của mình theo đúng lịch trình dù không có ai theo dõi, dù điều kiện thời tiết khó khăn.
- Biện pháp nghệ thuật: so sánh: Không khí lặng im như bị gió chặt đứt ra từng khúc, gió lại giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung.
- Tác dụng:
+ Biện pháp so sánh nêu lên cảm nhận của anh thanh niên về sự khắc nghiệt của thời tiết.
+ Khắc họa không gian núi rừng Sa Pa vào lúc 1 giờ sáng – giờ ốp của anh thanh niên: vắng lặng, giá rét…
+ Qua biện pháp so sánh cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của anh thanh niên. Người con trai ấy vẫn miệt mài, nghiêm túc thực hiện công việc của mình theo đúng lịch trình dù không có ai theo dõi, dù điều kiện thời tiết khó khăn
Phép thế: cái im lặng => nó
Đây là phép liên kết em nhé, vì 2 từ có thể thay thế cách dùng cho nhau và mang nghĩa tương tự nhau.
“Cái im lặng lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…”
=> Đại từ “nó” trong câu trên thế cho cụm từ “Cái im lặng lúc đó”.
Đáp án cần chọn là: D
1. Câu văn in đậm thuộc kiểu câu đặc biệt.
2. Hình ảnh so sánh:
- Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới.
- Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung.
- Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy.
3. Anh thanh niên có cảm nhận "Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy." vì ngoài trời thì lạnh giá nhưng ý thức trách nhiệm, cảm giác mình đang làm công việc có ý nghĩa chung, góp vào phần đánh Mĩ khiến anh thấy "hừng hực như cháy", đó là sức nóng của nhiệt huyết, sự say mê...
4. Anh thanh niên là người có trách nhiệm cao với công việc.