K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

 

“Ở các nước Âu – Mỹ, lấy ví dụ ở Pháp hiện nay, trung bình một người dân Pháp đọc tới 20 cuốn sách/năm, đối với người dân sống ở thành phố, tầng lớp tri thức, con số đó lên tới 30-50 cuốn/ năm (Nguyễn Hương, bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện”). Ở Nhật, như đã nói ở trên, ngay từ thời Cải cách Minh Trị, chỉ với 30 triệu dân mà tiêu thụ tới hàng trăm ngàn cuốn sách dạng tinh hoa, “khó nhằn”. Ở một quốc gia gần hơn trong cộng đồng ASEAN, đó là Malaysia, số lượng sách được đọc trên đầu người là 10-20 cuốn/người/năm (2012, số liệu từ ông Trần Trọng Thành, công ty sách điện tử Aleeza). Và ở Việt Nam, theo con số do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công bố ngày 12/04/2013 ngay trước thềm sự kiện “Ngày hội Sách và Văn hóa Đọc”, số lượng sách một người Việt đọc trong một năm là… 0,8 cuốn, nghĩa là người Việt Nam đọc chưa đầy một cuốn sách trong một năm.

 

Có sự tương quan rõ ràng giữa văn hóa đọc và sự phát triển của một quốc gia. Với những con số ở trên, dễ hiểu vì sao nước Pháp lại có một nền kinh tế, văn hóa và nghệ thuật rạng rỡ như vậy. Và nước Nhật có thể đứng dậy thần kỳ sau Thế chiến 2 cũng như vươn lên quật khởi sau bao thiên tai liên miên, hiện đang là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới với nền khoa học-công nghệ tiên tiến bậc nhất. Malaysia đang là ngôi sao mới ở khu vực ASEAN với những chính sách đổi mới và mở cửa đột phá gần đây. Và người Do Thái với câu chuyện ở đầu bài, “Một dân tộc 13 triệu dân nhưng sinh ra gần 40% chủ nhân của các giải Nobel; 1/3 trên tống số các nhà triệu phú đang sống và làm việc tại Mỹ là người Do Thái; 20% giáo sư tại các trường đại học hàng đầu hiện nay; 3 nhân vật sau Công nguyên cho đến hiện tại có tác động lớn nhất đến lịch sử nhân loại là Chúa Jesus, Karl Marx và Alber Einstein…là người Do Thái.

 

Mỗi người Việt chưa đọc nổi một cuốn sách/năm, ai có thể khẳng định không liên quan đến tình trạng suy thoái toàn diện từ kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội cũng như nhân cách con người hiện nay ở Việt Nam?

 

( Ngẫm về “ tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái theo Báo mới)

 

a, Văn bản trên thuộc phong cách chức năng ngôn ngữ nào?

 

b, Nêu các ý chính của văn bản? Nhận xét về cách lập luận của tác giả?

 

c, Những số liệu mà tác giả đưa ra trong văn bản cho anh/chị hiểu thêm điều gì về hiện trạng mà văn bản đề cập tới?

 

d, Văn bản trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa văn hóa đọc với lối sống và nhận thức của giới trẻ hiện nay?

1
11 tháng 3 2022

a,

Phong cách chức năng ngôn ngữ báo chí.

b, 

Các ý chính của văn bản: 

- Tỉ lệ đọc sách trên một năm của người dân các nước Âu - Mỹ và một số nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

- Mối tương quan giữa văn hóa đọc và sự phát triển của một quốc gia.

- Suy ngẫm về thực trạng đọc sách của người Việt Nam trong tương quan với sự phát triển về mọi mặt của đất nước.

c, 

Nhận xét về cách lập luận của tác giả:

- Hệ thống lập luận chặt chẽ, xác đáng, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng chân thực, cụ thể. 

- Tác giả sử dụng thao tác lập luận so sánh để người đọc thấy rõ sự khác biệt về văn hóa đọc giữa các nước trên thế giới: Trong khi các nước đều có thể sử dụng những thành tựu công nghệ cao để tích lũy kiến thức thì ở các nước phát triển, người dân vẫn giữ gìn văn hóa đọc, đọc thường xuyên và hiệu quả; ngược lại người Việt Nam ta rất lười đọc sách.

d, 

Việc sử dụng số liệu giúp:

- Có cái nhìn chính xác, chân thực về thực trạng văn hóa đọc giữa các quốc gia. Việc "người Việt chưa đọc nổi một cuốn sách/ năm" cho thấy văn hóa đọc của nước ta ở mức rất thấp. Đó là một điều đáng buồn, đáng suy ngẫm bởi văn hóa đọc có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển đất nước. Điều đó đi ngược với xu thế phát triển của đất nước.

- Từ đó, tác giả muốn thức tỉnh mỗi con người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước về việc hình thành thói quen đọc sách. 

e, em tham khảo những ý này nha:

Những suy nghĩ được gợi lên từ mối quan hệ giữa văn hóa đọc và lối sống nhận thức, thái độ của giới trẻ là:

- Văn hóa đọc được hiểu là đọc sách một cách có văn hóa. Nghĩa là phải biết chọn lựa sách để đọc, đọc đúng cách để có hiệu quả, từ đó vận dụng vào cuộc sống. Để việc đọc sách trở thành một nét đẹp văn hóa cần hình thành thói quen đọc sách, sở thích và kĩ năng đọc sách ở mỗi cá nhân và trong cả cộng đồng. 

- Hiện nay, văn hóa nghe - nhìn ngày càng thu hút giới trẻ, trong khi đó văn hóa đọc ở họ lại ngày càng trở nên yếu kém. Giới trẻ thường ít đọc sách, phần lớn đọc do đòi hỏi bắt buộc của công việc, học tập chứ không tự nguyện, ham thích.

- Sách và việc đọc sách có vai trò to lớn trong việc mở mang kiến thức, kĩ năng và bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách con người. Tuy nhiên, đa số bạn trẻ hiện nay không nhận thức được điều đó hoặc có nhưng cố tình phớt lờ, trong khi họ - những chủ nhân tương lai của đất nước rất cần học hỏi, trau dồi cả đức và tài. Hậu quả là họ rỗng nhiều kiến thức, kĩ  năng thiếu và yếu, nhận thức sai lệch, không làm được việc,... Đó là một thực trạng đáng buồn, đáng báo động.

-  Tuy nhiên, vẫn có không ít bạn trẻ yêu thích đọc sách và đang nỗ lực tuyên truyền, cho văn hóa đọc. Đặc biệt, từ năm 2013, ngày 21/4 hằng năm đã trở thành ngày hội Sách và văn hóa đọc. Đó là một nỗ lực to lớn để xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng.

- Bài học:

+ Cần nâng niu, trân trọng sách, hình thành thói quen đọc sách, sở thích đọc sách, tránh sa vào các hình thức giải trí vô bổ, độc hại khác.+ Thông minh khi lựa chọn sách, lựa chọn cách đọc và vấn dụng vào thực tế cuộc sống.