Đọc văn bản: 

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản: 

Bài ca chúc tết thanh niên

“ Dậy! Dậy! Dậy!
Bên án một tiếng gà vừa gáy
Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng
Xuân ơi xuân, xuân có biết hay chăng?
Buồn cùng sông, thẹn cùng núi, tủi cùng trăng
Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót
Trời đất may còn thân sống sót
Tháng ngày khuây khoả lũ đầu xanh
Thưa các cô các cậu lại các anh
Trời đã mới người càng nên đổi mới
Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội
Ghé vai vào gánh vác cựu giang san
Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan
Dây đoàn thể quyết ghe phen thành nghiệp lại
Ai hữu trí từ nay xin gắng gỏi
Cởi lốt xưa mà tu dưỡng lấy tinh thần…”

(Bài ca chúc tết thanh niên, Phan Bội Châu, SGK Văn học 11 –NXB Giáo dục- giai đoạn 1990-2006,trang 34).

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về các từ “ Xuân” ; “ Thẹn”; “Buồn”; “Tủi” trong đoạn thơ: Xuân ơi xuân, xuân có biết hay chăng?
                         Buồn cùng sông, thẹn cùng núi, tủi cùng trăng.

Câu 3. Qua lời chúc tết, tác giả muốn kêu gọi thế hệ thanh niên những gì ?

Câu 4. Anh/chị rút ra thông điệp gì ý nghĩa nhất cho bản thân từ bài thơ ?

2
5 tháng 3 2023

1. Thể thơ: Tự do

2. Các từ đó cho thấy nỗi buồn, đau đớn của nhân vật kiệt xuất khi không thể thành công trên con đường cứu nước, không thể bảo vệ đất nước, nhân dân.

3. Đứng lên, đi thật vững chắc để cứu nước nhà
4. Bài học: Là thanh niên, hãy đứng lên cứu nước, bảo vệ đất nước và cố gắng cho sự nghiệp cứu nước

5 tháng 3 2023

mng giúp mình với ạaa khocroi

15 tháng 2 2022

thể thơ tự do

15 tháng 2 2022

viết theo thể thơ tự do

21 tháng 2 2022

thể thơ tự do

21 tháng 2 2022

loading...

2 tháng 4 2021

Trả lời:

Bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi...
Đọc tiếp

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
(Trích Hai đứa trẻ – Thạch Lam, SGK Ngữ văn lớp 11 tập một, NXB Giáo dục, trang 95 )
1. Tìm và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chính của đoạn văn? Tác dụng của chúng? (1.0 điểm )
2. Từ gọi trong câu văn có tác dụng gì? Tìm và chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ miêu tả cảnh chiều buông ? (0,5 điểm )
3. Nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm )
4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm của mình với quê hương (1,0 điểm) (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

2
2 tháng 3 2020

1. Tìm và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chính của đoạn văn? Tác dụng của chúng? (1.0 điểm )

=> Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn:

+ Hình ảnh so sánh độc đáo: Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn

+ Nghệ thuật tả cảnh: dùng ánh sáng để gợi tả bóng tối, dùng động tả tĩnh ⟶ sử dụng nghệ thuật tương phản làm đòn bẩy.

+ Ngôn ngữ: tinh tế, giàu chất thơ

+ Âm điệu: trầm buồn.

- Tác dụng: làm nổi bật nội dung đoạn văn và ngòi bút tài hoa của tác giả.



2 tháng 3 2020

3. Nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm )

=> Nội dung của đoạn văn: bức tranh thiên nhiên phố huyện với vẻ đẹp trầm buồn, tĩnh lặng, rất đỗi thơ mộng lúc chiều tà và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Liên.


4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm của mình với quê hương (1,0 điểm) (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

=> Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

I. Bài 1 : Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần trăng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như...
Đọc tiếp


I. Bài 1 : Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
( Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục – 2007, tr.29)

1. Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu vài nét về tác giả
đó.
2. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép điệp được sử dụng trong bốn dòng thơ
đầu.
3. Theo nhà thơ, chuẩn mực của mọi vẻ đẹp là gì? Quan niệm đó được thể hiện ở
những câu thơ nào trong văn bản?
II. Bài 2
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:
Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
( Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục – 2007, tr.30)
1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản.
2. Điệp ngữ “ Ta muốn” lặp đi lặp lại nhiều lần có tác dụng gì?
3. Phân tích ý nghĩa biểu đạt của các động từ ôm, riết, say, thâu và các tính từ
chếnh choáng, đã đầy, no nê trong văn bản.

4. Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị về quan niệm sống của
Xuân Diệu được thể hiện trong văn bản.

0
I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:             Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng có người đàn ông rất may mắn, ước gì được nấy. Tuy nhiên, đi kèm với sự may mắn đó là điều kiện: Bất cứ điều gì ông ta ước, người hàng xóm sẽ có gấp đôi. Người đàn ông chấp nhận, bởi lẽ mọi ước mơ được toại nguyện phải đi kèm với...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

            Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng có người đàn ông rất may mắn, ước gì được nấy. Tuy nhiên, đi kèm với sự may mắn đó là điều kiện: Bất cứ điều gì ông ta ước, người hàng xóm sẽ có gấp đôi. Người đàn ông chấp nhận, bởi lẽ mọi ước mơ được toại nguyện phải đi kèm với những điều kiện nào đó.

            Thế là khi ông ta sở hữu ngôi nhà đẹp, người hàng xóm liền có cả dinh thự lộng lẫy. Ông ta ước mình giàu có, người hàng xóm có hẳn một mỏ vàng. Không chịu được sự “bất công” đó, người đàn ông may mắn liền ước mình bị mù một mắt để người hàng xóm bị mù cả hai…

            Chính lòng đố kị đã tạo nên sự nhỏ nhen, biến thành cảm giác hận thù và suy nghĩ mù quáng cho ông ta: thà kém may mắn hơn một chút để người khác đau khổ hơn mình thay vì chọn điều ngược lại.

            Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ.

(Trích Về những câu chuyện ngụ ngôn, nguồn Internet)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên. (0.5 điểm)

Câu 2: Tại sao tác giả ngụ ngôn lại cho rằng: mọi ước mơ được toại nguyện phải đi kèm với những điều kiện nào đó. (0.5 điểm)

Câu 3: Theo anh/chị, vì sao lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục? (1.0 điểm)

Câu 4: Anh/ chị rút ra thông điệp gì tâm đắc nhất từ đoạn ngữ liệu trên? Vì sao? (1.0 điểm)

8
20 tháng 5 2021

hhj

 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: HỎI Tôi hỏi đất: - Đất sống với đất như thế nào ? - Chúng tôi tôn cao nhau. Tôi hỏi nước: - Nước sống với nước như thế nào ? - Chúng tôi làm đầy nhau. Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với cỏ như thế nào? - Chúng tôi đan vào nhau. Làm nên những chân trời. Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào ? Tôi hỏi người: - Người...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
HỎI
Tôi hỏi đất:
- Đất sống với đất như thế nào ?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
- Nước sống với nước như thế nào ?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
- Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau.
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?”
(Hữu Thỉnh)

Câu 1: Anh (chị) hãy giúp nhà thơ trả lời câu hỏi trong bài thơ trên bằng một, hai câu
ngắn gọn? (0.5đ)
Câu 2: Hãy nêu thông điệp mà nhà thơ muốn gửi đến cho bạn đọc? (0.5đ)
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản? Tác dụng? (1đ)
Câu 4: Cụm từ “đan vào nhau” có ý nghĩa gì? (0.5đ)
Câu 5: Tại sao nhà thơ lại đặt nhan đề bài thơ là “hỏi”? (0.5đ)
Câu 6: Từ thông điệp của nhà thơ, anh(chị) hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ gì
của mình về lối sống của con người trong xã hội hiện nay? (1đ)

1
10 tháng 3 2020

Câu 1 :

- Con người sống với nhau cần lòng vị tha và tình đoàn kết.

- Nhân ái và đoàn kết là sức mạnh của con người.

- Sống trên đời cần có một tấm lòng: nhân ái, vị tha, đoàn kết.

Câu 2 :

Với các câu trả lời nhắc tới thông điệp của nhà thơ về lối sống vị tha

của con người.

- Nhà thơ khuyên con người xây dựng cho mình lối sống đẹp: nhân

ái, vị tha, đoàn kết.

- Nhà thơ gủi gắm triết lý về lẽ sống cao đẹp.

- Nhà thơ phê phán lối sống cá nhân ích kỉ

Câu 3:

- Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu: Lặp cấu trúc, điệp ngữ, câu

hỏi tu từ

- Tác dụng: nhấn mạnh, khẳng định sự gắn bó tốt đẹp của con người

bằng tình yêu thương, lòng vị tha, tấm lòng chân thành.

Câu 4:

- Nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, đoàn kết tạo nên sức mạnh.

Câu 5 :

- Niềm băn khoăn, trăn trở của nhà thơ về mối quan hệ giữa con

người với con người trong xã hội hiện nay.

Câu 6 :

- Mặt tích cực trong quan hệ giữa con người với con người: nhiều

con người trong xã hội đối xử với nhau bằng lòng nhân ái, tình yêu

thương, vị tha họ làm cho cuộc sống con người tốt đẹp hơn như:

giúp đỡ người nghèo, những người lầm lỡ trở lại hoàn lương…

- Bên cạnh đó còn không ít người mất lương tâm đối xử tàn nhẫn

với con người cả trong gia đình và ngoài xã hội(dẫn chứng)

- Quan điểm cá nhân về cách ứng xử giữa con người với con người.

Mẹ Và Con Tác giả: Xuân Quỳnh Viết cho Tuấn Anh - Mẹ ơi, bông hoa kia Là của ai hở mẹ? Cái màu xanh trên cửa Kia nữa là của ai? - Của con đấy con ơi Đều của con tất cả Cái màu xanh trên cửa Cái bông hoa cuối vườn Ông mặt trời chiều hôm Tiếng chim kêu buổi sáng Cái mặt ao lẳng lặng Có con cá đang bơi Cái dòng sông trôi trôi Có con thuyền mới đỗ... Là của con cả đó Cả mẹ cũng của...
Đọc tiếp

Mẹ Và Con

Tác giả: Xuân Quỳnh
Viết cho Tuấn Anh

- Mẹ ơi, bông hoa kia
Là của ai hở mẹ?
Cái màu xanh trên cửa
Kia nữa là của ai?

- Của con đấy con ơi
Đều của con tất cả
Cái màu xanh trên cửa
Cái bông hoa cuối vườn
Ông mặt trời chiều hôm
Tiếng chim kêu buổi sáng
Cái mặt ao lẳng lặng
Có con cá đang bơi
Cái dòng sông trôi trôi
Có con thuyền mới đỗ...
Là của con cả đó
Cả mẹ cũng của con.

Con ôm mẹ con hôn:
- Của con sao nhiều thế?
- ừ của con nhiều quá
Nhưng mẹ lại nhiều hơn
Vì tất cả của con
Mà con là của mẹ.
câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
câu 2: Xác định thể thơ của văn bản
câu 3:xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản

1
28 tháng 10 2018

Câu 1 : PTBĐ chính : Tự sự

Câu 2 : Thể thơ : Thơ năm chữ

Câu 3 : Biện pháp tu từ chính : Liệt kê