Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tác giả Vích-to Huy-gô:
+ Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm, là một nhà văn, thi sĩ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông cũng đồng thời là một chính trị gia, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.
+ Mặc dù trải qua những năm tháng tuổi thơ vất vả, giằng xé trong tình cảm do cha và mẹ có mâu thuẫn, nhưng V. Huy-gô đã tận dụng được kho sách quý báu cùng sự giáo dục của mẹ và những trải nghiệm khi theo cha chuyển quân để vươn lên trở thành một tên tuổi được cả thế giới ngưỡng mộ.
+ Ông chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu như: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Tia sáng và bóng tối (1840), Lá thu (1831),…
+ Phong cách nghệ thuật: Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-gô đối với cuộc đời. Đó là cái đẹp của tình thương yêu hòa đồng, của hạnh phúc bình đẳng và của sự tiến bộ vô tận của con người, và đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm của ông.
- Tác phẩm Những người khốn khổ: được xuất bản năm 1862, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỉ XIX. Truyện mang một niềm tin sâu sắc vào một thế giới có những phẩm chất tốt đẹp của những người lao động khổ sai. Cuộc đời của GiăngVan-giăng dường như là một chuỗi những khốn khổ triền miên nhưng ông vẫn nỗ lực vượt qua và dũng cảm đối mặt với chúng.
- Tác giả Nguyễn Tuân:
+ Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội. Ông là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam, sở trường của ông là thể loại tùy bút và ký, ông nổi tiếng là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo tiếng Việt.
+ Với niềm đam mê khám phá mọi vật đến kỳ cùng thông tỏ Nguyễn Tuân đã huy động vốn kiến thức uyên bác của mọi lĩnh vực đời sống như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thể thao,...
+ Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ những năm 1935 cho đến 1938 thì mới bắt đầu nổi tiếng từ các tác phẩm như: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1960),...
- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Tác phẩm lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.
- Những đóng góp về ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong văn học lãng mạn của Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945: ông mang tới ngôn ngữ đầy góc cạnh, câu văn dụng công và chau chuốt với cường độ sáng tạo ngôn từ vô cùng lớn. Giọng văn của ông cũng mang trong mình sự đa dạng, phong phú, lúc khinh bạc, ngạo nghễ đến mức mỉa mai, lúc lại thâm trầm và trữ tình trong giai đoạn sau cách mạng. Ông có sự sáng tạo không ngừng và sự ảnh hưởng to lớn đối với ngôn ngữ văn học mà chữ quốc ngữ là chất liệu để sáng tác. Ông đưa đến tiếng Việt thăng hoa lên một tầm cao mới với nhiều biểu hiện đa dạng và phong phú, tách biệt hoàn toàn với hệ hình văn chương trung đại với ngôn ngữ văn chương vay mượn và mang tính quy phạm, ước lệ tượng trưng và nó cũng vượt lên trên giao thoa ngôn ngữ của giai đoạn giao thời và góp phần cùng các nhà văn, nhà thơ cùng thời đưa văn học Việt Nam bước vào giai đoạn hiện đại hóa.
- Thông tin tác giả:
+ Hoài Thanh (1909 – 1982), tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên.
+ Quê ở Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.
+ Trước cách mạng:
· Tham gia các phong trào yêu nước ngay từ thời đi học và bị thực dân Pháp bắt giam.
· Tham gia cách mạng Tháng Tám và làm chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc ở Huế.
+ Sau cách mạng Tháng Tám: Chủ yếu hoạt động trong ngành Văn hóa – nghệ thuật và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam, Hội Văn nghệ Việt Nam, Tổng thư ký Hội Liên Hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam…
- Phong trào Thơ Mới:
Phong trào thơ mới được chia thành những giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1932 – 1935
Đây là giai đoạn đánh dấu sự chớm nở của thơ mới, với sự đấu tranh gay gắt giữa hai trường phái thơ. Sau bài khởi xướng của Phan Khôi, một loạt các nhà thơ như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Vũ Đình Liên liên tiếp công kích thơ Đường luật, hô hào bỏ niêm, luật, đối,bỏ điển tích, sáo ngữ …
Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào thơ mớivới tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu TrọngLư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên
+ Giai đoạn 1936-1939
Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so với “Thơ cũ” trênnhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại. Giai đọan này xuất hiện nhiều tên tuổi lớnnhư Xuân Diệu (tập Thơ thơ -1938), Hàn Mặc Tử (Gái quê -1936, Đau thương-1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn - 1937), Bích Khuê (Tinh huyết - 1939), … Đặc biệt sự góp mặt của Xuân Diệu, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”, vừamới bước vào làng thơ “đã được người ta dành cho một chỗ ngồi yên ổn” (Hoài Thanh). Xuân Diệu chính là nhà thơ tiêu biểu nhất của giai đoạn này
Phong trào thơ mới nở rộ với hàng loạt các cây bút có tên tuổi xuất hiện, thể hiện rõ tài năng nghệ thuật đặc sắc cũng như sự lên ngôi của cái tôi cá nhân sau suốt một thời gian dài bị kìm hãm bởi. Các nhà thơ được nói lên cảm xúc của mình một cách trọn vẹn.
+ Giai đoạn 1940-1945
Đây là giai đoạn thơ mới xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau, về cơ bản vẫn giữ được nét đặc trưng của thơ mới những giai đoạn đầu, song đã bắt đầu có sự thoái trào. Các nhà thơ thời kì này xuất hiện một bộ phận cổ súy việc ăn chơi, hưởng thụ trước thời thế loạn lạc, lãng mạn một cách thái quá hiện thực. Giai cấp tiểu tư sản thành thị và một bộ phận trí thức đã không giữ được tư tưởng độclập đã tự phát chạy theo giai cấp tư sản. Với thân phận của người dân mất nước và bị chế độ xã hội thực dân o ép, họ như kẻ đứng ngã ba đường, sẵn sàng đón nhận những luồng gió khác nhau thổi tới.
* Tác giả Nguyễn Khải:
- Nguyễn Khải (1930 - 2008), tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ra ở Hà Nội, quê ở Nam Định.
- Là nhà văn trưởng thành trong quân ngũ.
- Tác phẩm chính: Mùa lạc, Một người Hà Nội, Thượng Đế thì cười,...
- Phong cách: có khả năng phát hiện vấn đề, phân tích tâm kí nhân vật, giọng văn trầm lắng, chiêm nghiệm.
* Bối cảnh truyện:
QUẢNG CÁO
- Năm 1990, khi đất nước nhiều biến động, các giá trị truyền thống bị phai mờ.
* Vai trò của mỗi cá nhân trong việc giữ gìn văn hóa dân tộc
- Tìm hiểu và ghi nhớ hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc.
- Tổ chức hoạt động tuyên truyền và giáo dục về bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặt trách nhiệm cá nhân và tích cực phát triển văn hóa dân tộc trong cuộc sống hàng ngày.
=> Mỗi cá nhân có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ những nét truyền thống văn hóa lâu đời và tiếp tục phát triển để tạo nên sự giao thoa, đa dạng cho cuộc sống, gắn kết cộng đồng.
* Tính cách người Hà Nội
+ Thanh lịch, nho nhã.
+ Không màu mè, phô trương.
+ Không quá lời khi nói.
+ Không ganh đua, đấu tranh thiệt hơn.
+ Trong công việc, người Hà Nội có tinh thần trách nhiệm.
+ Khiêm tốn, khoan nhượng, không phô trương.
Từ văn bản, tôi cảm nhận một cách chân thực sự khốc liệt của chiến tranh với những mất mát, hi sinh của thế hệ đi trước phải gánh chịu để có được độc lập, tự do như ngày hôm nay. Đó là những nỗi đau không gì có thể bù đắp được. Nhưng cũng chính trong chiến tranh ta thấy bừng sáng tinh thần yêu nước, trọng nhân nghĩa, khoan dung, sự cố kết, đùm bọc yêu thương nhau đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi người dân. Nó đã trở thành lẽ sống, chất kết dính gắn bó các thành viên mang trong mình dòng máu Lạc Hồng. Bất luận trong hoàn cảnh nào, đã kết thành sức mạnh vô địch, đưa dân tộc ta vượt lên mọi khó khăn, thử thách, lập nên những kỳ tích vẻ vang trong đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tác giả:
+ Phong Điệp sinh ngày 6 tháng 6 năm 1976 tại huyện Giao Thủy, Nam Định
+ Cựu học sinh chuyên văn trường THPH Lê Hồng Phong tỉnh Nam Định, khóa 1991-1994.
+ Năm 1998, sau khi tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội, Phong Điệp làm phóng viên, biên tập viên tại báo Văn Nghệ Hội nhà văn Việt Nam.
+ Hiện tại Phong Điệp đang sống và làm việc tại Hà Nội.
- Niềm hạnh phúc của mỗi người là khác nhau, tuy nhiên đều có điểm chung đó là sự thăng hoa, niềm vui sướng, và thỏa mãn một điều gì đó trong cuộc sống. Như chúng ta đều thấy trong cuộc sống có rất nhiều người đạt được những điều đó, nó tạo nên một cái gì đó riêng biệt, mới lạ, tạo ra được nhiều điều có ý nghĩa, giá trị cho cuộc sống của mình. Hạnh phúc của mỗi chúng ta là được hưởng thụ giá trị cuộc sống, nhiều người chỉ có niềm hạnh phúc nhỏ nhoi là có đủ cơm ăn áo mặc, nhưng ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, hạnh phúc còn được đắn đo và thể hiện qua những cung bậc cảm xúc riêng, họ được tận hưởng cuộc sống, được ăn sung mặc sướng, được đi chơi, đó là niềm hạnh phúc. Có thể thấy hạnh phúc là giá trị to lớn làm nên giá trị cho con người, niềm hạnh phúc có thể được cân đo bằng niềm vui, sự hạnh phúc, được thỏa mãn những cung bậc cảm xúc riêng, được thể hiện bằng những điều mới lạ, bằng những điều sáng tạo và phát triển mạnh mẽ hơn. Niềm vui, sự hạnh phúc đó được thể hiện trong cuộc sống, giá trị đó được tạo nên nhờ những giá trị của cuộc sống, biết sống đúng nghĩa được sống. Như một người nước ngoài đã nói: “Chúng ta không tính chúng ta sống được bao nhiêu năm cuộc đời, mà số năm cuộc đời được tính bằng số năm chúng ta đã có những đóng góp cho cuộc đời này”. Quả đúng như thế, tạo hóa tạo cho chúng ta sự sống, nhưng sống như thế nào, quyết định cuộc sống như thế nào đấy lại là việc mà chúng ta nên làm cho cuộc đời của mình.
- Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh:
Nguyễn Đăng Mạnh (1930-2018) quê gốc ở Gia Lâm - Hà Nội, ông được sinh ra ở Nam Định.
Thuở nhỏ, ông theo học trường Chu Văn An – Hà Nội. Đến khi cách mạng tháng 8/1945 nổ ra, trường sơ tán lên Phú Thọ và giải tán. Ông tiếp tục theo học trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang rồi từ đây ông bước chân vào nghề nhà giáo.
Năm 1960, sau quá trình học tập ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ đây, ông bắt đầu nghiên cứu văn học va trở thành nhà nghiên cứu, phê bình
Nguyễn Đăng Mạnh là một nhà giáo, một giáo sư, nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam. Cả cuộc đời ông đã có những đóng góp to lớn cho nền giáo dục nước nhà. Nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật để lại cho thế hệ sau. Các nhân vật như Chủ tịch Hồ Chí Minh, hoặc các tác giả nổi tiếng: Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Nguyên Hồng, Xuân Diệu,…đều được ông tái hiện một cách chân thực, gần gũi.
- Thông tin về Đại thi hào Nguyễn Du:
+ Nguyễn Du (1765 -1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long (Hà Nội). Cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, làm quan đến chức Tham tụng (Tể tướng) dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc –Bắc Ninh. Nguyễn Du ra đời trong một gia đình đại quý tộc, có thế lực vào bậc nhất đương thời.
+ Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.
+ Cuộc đời: Cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
+ Sự nghiệp văn học: sáng tác của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và chữ Nôm:
● Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.
● Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn.
- Đặc điểm sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả. Đồng thời lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.
- Những hi sinh mất mát của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ:
+ Chiến tranh đã làm tổn hại nặng nề về người và của, nó kéo dài và khốc liệt đến nỗi hàng vạn nữ quân nhân cũng được huy động lại thành lập thành những tiểu đội, hành quân tiến vào chiến trường.
+ Có những người sau cuộc chiến đã hi sinh, còn những người còn sống nhưng cũng bị thương tật, bệnh tật đầy mình hoặc tổn thương nặng nề về tinh thần.