Đọc trước văn bản Hội thi thổi cơm, tìm hiểu thêm thông tin (qua s...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tuy mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên. Kéo co phải đủ ba keo, bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng. Dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất vui, vui ở sự ganh đua, những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

- Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, Việt Nam.

- Hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống “hơi” diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng

- Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, mang nhiều yếu tố “chuyên nghiệp” bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn

- Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền

- Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhặn, trang trọng, uy nghi

26 tháng 2 2023

- Văn bản giúp em hiểu thêm về quy tắc, luật lệ của hội thi thổi cơm.

- Luật thi và cách thi thổi cơm của địa phương mà em thấy thú vị là: hội Từ Trọng (Hoằng Hóa - Thanh Hóa)

+ Luật thi: người dự thi ngồi trên thuyền thúng tại một đầm lầy, lộng gió; mỗi người một thuyền, kiềng, rơm ẩm, bã mía tươi và trang bị khác giống nhau

+ Cách thi: sau hiệu lệnh, các thí sinh đưa thuyền rời bờ ra giữa đầm; thuyền bồng bềnh, gió lộng, củi lửa lại khó cháy, thậm chí gặp mưa phần gió bấc. Kết thúc cuộc thi, ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc.

26 tháng 2 2023

- Bố cục của văn bản: 5 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến “vừa đi vừa nấu cơm”): giới thiệu về hội thi thổi cơm

+ Phần 2 (tiếp dến “dùng để cúng thần”): Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm - Hà Nội)

+ Phần 3 (tiếp đến “Ai thổi được nồi cơm thơm dẻo, ngon, xong trước là người thắng cuộc”): Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội)

+ Phần 4 (tiếp đến “Kết thúc cuộc thi, ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc”): Thi nấu cơm ở hộ Từ Trọng (Hoằng Hóa - Thanh Hóa)

+ Phần 5 (phần còn lại): Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)

- Theo em, thông tin quan trọng nhất là những quy tắc, luật lệ của hội thi thổi cơm vì đó là các quy tắc tạo nên một cuộc thi

8 tháng 9 2023

Tham khảo!

Một số truyện ngụ ngôn đã học: Thầy bói xem voi, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay,…

8 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Giống nhau: Các hội thi đều có chung một tiêu chuẩn để đánh giá người thắng cuộc đó là cơm chín, dẻo, ngon.

- Khác nhau: Mỗi địa phương có những luật lệ và cách thực thực hiện khác nhau.

Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm - Hà Nội)

 

Cuộc thi nhằm diễn lại tích của Phan Tây Nhạc, vị tướng thời vua Hùng thứ 18, đã rèn luyện cho quân sĩ thực hành một cách thành thạo, đặc biệt là nấu được cơm ăn trong điều kiện khó khăn.

 Thể lệ cuộc thi: nguyên liệu là thóc, sẵn củi, chưa có lửa, chưa có nước. Các đội phải làm gạo, tạo ra lửa, đi lấy nước về nấu cơm. Cuộc thi có ba bước: thi làm gạo; tạo lửa, lấy nước và thổi cơm.

Mỗi nhóm 10 người (cả nam và nữ), họ tự xay thóc, giã gạo, dần sàng, lấy lửa, lấy nước và nấu cơm.

Bước 1, thi làm gạo: sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, dần sàng. Giáp nào có được gạo trắng trước nhất là thắng cuộc.

Bước 2, thi kéo lửa và lấy nước: Lấy lửa từ hai thanh nứa già cọ vào nhau (khó nhất là khâu này), áp bùi nhùi rơm khô vào cho bén lửa. Người lấy nước cách đó khoảng 1km, nước chứa sẵn vào 4 cái be bằng đồng, đợi người đến lấy mang về. Giáp nào lấy được lửa trước và lấy nước về đích trước thì giáp đó thắng cuộc.

Bước 3, nấu cơm: giáp nào thổi được cơm chín dẻo, ngon và xong trước thì thắng cuộc. Cơm của giáp đó được dùng để cúng thần.

Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Tây)

Cuộc thi của nữ:Người dự thi thực hiện trong một vòng tròn đường kính 1,5m. Quy ước là vừa thổi cơm vừa phải giữ một đứa trẻ chừng 7 - 8 tháng tuổi (không phải là con đẻ của người dự thi) và canh chừng một con cóc không để nó nhảy ra khỏi vòng tròn. Lửa lấy từ bùi nhùi rơm, nhóm củi, đặt bếp, trông đứa trẻ không được khóc và con cóc. Thời gian là cháy hết một nén hương. Cơm chín trước, dẻo ngon hơn là người thắng cuộc.

Cuộc thi của nam: Bếp đặt sẵn bên bờ một cái ao hay bờ đầm. Mỗi người dự thi một bếp. Sau hồi trống lệnh, các chàng trai bước xuống một cái thuyền nan, bơi bằng tay sang bờ bên kia, áp thuyền vào bờ và thực hiện hết thảy các việc trên thuyền bồng bềnh. Tay ướt vẫn phải đánh lửa, thổi nấu và giữ thuyền ổn định. Ai thổi được nồi cơm thơm dẻo ngon, xong trước là người thắng cuộc.

Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoàng Hóa - Thanh Hóa)

Người dự thi ngồi trên thuyền thúng tại một đầm rộng, lộng gió. Mỗi người một thuyền, kiềng, rơm ẩm, bã mía tươi và trang bị khác giống nhau. Sau hiệu lệnh, các thí sinh đưa thuyền rời bờ ra giữa đầm. Thuyền bồng bềnh, gió lộng, củi lửa lại khó cháy, thậm trí có lần bị mưa phùn gió bắc. Kết thúc cuộc thi ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc.

Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)

Cuộc thi dành cho nam. Mỗi nhóm hai người, xếp thành hàng ngang. Một nguời buộc cành tre dài, dẻo dọc theo sống lưng ngọn cao hơn đầu, niêu đất có sẵn gạo và nước để nấu cơm treo trên ngọn cần về phía trước, người kia lo củi lửa và đun nấu.

Sau hiệu lệnh, người nấu phải tạo lửa từ hai thanh nứa già, sau đó châm lửa vào cây đuốc hơ dưới đáy niêu cơm. Cả hai người đều cùng phải bước đi quanh sân đình. Hết tuần hương là lúc kết thúc cuộc thi. Nhóm nào có cơm chín dẻo, ngon là người thắng cuộc.

2 tháng 10 2023

tham khảo

- Thời điểm ra đời của bài viết: 27/7 là ngày Thương binh – Liệt sĩ, là một ngày lễ kỉ niệm được tổ chức hàng năm nhằm tưởng niệm về những người thương binh, liệt sĩ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày lễ này được ghi nhận như là một biểu hiện của truyền thống uống nước nhớ nguồnđền ơn đáp nghĩaăn quả nhớ kẻ trồng cây ở Việt Nam. Trong ngày này, chính quyền các cấp, các đoàn thể mà trọng tâm là Hội cựu chiến binh tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, rầm rộ, chủ yếu là việc các cá nhân, tổ chức, nhà chức trách thăm và tặng quà cho các gia đình thương binh, liệt sĩ, dâng hương tri ân tại các Nghĩa trang liệt sĩ…

2 tháng 10 2023

tham khảo

- Tác giả: 

+ Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, trong một gia đình yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, Người là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế.

+ Sự nghiệp sáng tác:

++ Văn chính luận: các bài báo đăng trên báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Tuyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước

++ Truyện và kí: truyện ngắn viết bằng tiếng pháp đăng trên các báo ở Pa-ri (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu), Nhật kí chìm tàu

++ Thơ ca: Nhật kí trong tù, chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc và trong kháng chiến chống Pháp (Ca binh lính ca, Ca sợi chỉ...)

+ Đặc điểm thơ văn: Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Văn thơ của Người có tác dụng to lớn đối với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, đồng thời có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử và đời sống tinh thần của dân tộc

- Giai đoạn chống thực dân Pháp (1946 – 1954): Đây là giai đoạn kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám: “Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược – Giành thống nhất và độc lập”. Và cũng trong giai đoạn này chúng ta tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, dựa vào sức mình là chính, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

- Nhà thơ Hoàng Trung Thông (05/05/1925 – 1993).

- Quê gốc: xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Tác phẩm: Quê hương chiến đấu (thơ – 1055), Đường chúng ta đi (thơ – 1960), Những cánh buồm (thơ – 1964), Đầu sóng (thơ – 1968),...