Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thay vì kết cục cô bé bán diêm chết cóng thì đổi lại cô ấy gặp được một gia đình nghèo khổ cứu sống ( vì tất cả mọi người giàu đều ngoảnh mặt làm ngơ) tuy sống trong gia đình nghèo vất vả nhưng cuộc sống của học rất hạnh phúc và đầm ấm//^_^//
Cô bé bán diêm là một cô bé tội nghiệp, trong đêm giao thừa đáng lẽ ra sẽ xum họp cùng gia đình thì cô bé phải lang thang bán những gói diêm. Vừa lạnh vừa đói cô bé không dám về nhà nên đã núp vào góc tường. Em đốt diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất, em thấy chiếc lò sưởi ấm áp; đốt que diêm thứ hai em thấy bàn anh thịnh soạn; que thứ ba là cây thông Noel và đến que diêm thứ tư là người bà em luôn yêu thương. Cuối cùng cô bé đáng thương ấy đã được giải thoát khỏi cuộc sống đau khổ hiện tại trở về với vòng tay yêu thương của bà nội.
Tham khảo
Thân gửi tác giả truyện Cô bé bán diêm - nhà văn An-đéc-xen. Một trong những truyện cổ tích yêu thích nhất của cháu chính là truyện Cô bé bán diêm do ông sáng tác. Dưới ngòi bút nhân văn của tác giả, truyện đã mang đến cho mỗi người đọc bài học sâu sắc về ý nghĩa về cuộc sống. Giữa đêm giao thừa rét mướt, khi mọi người trong khu phố được ở trong nhà quây quần bên gia đình hạnh phúc thì một cô bé nghèo phải lang thang để bán diêm. Những người đi ngoài đường không hề đoái hoài đến cô bé đáng thương đang run rẩy với chiếc áo rách, đôi chân trần và mái tóc bết lại. Khi đọc đến những đoạn văn miêu tả hình ảnh cô bé, cháu đã cảm thấy thật xót xa. Đặc biệt nhất, trong câu chuyện của mình, nhà văn còn thỏa mãn ước mơ của cô bé bằng những mộng tưởng quá đỗi giản dị. Cái kết của truyện khiến cho cháu cảm thấy ám ảnh nhất. Hình ảnh cô bé chết đi nhưng đôi vẫn má hồng, còn đôi môi đang mỉm cười đã giúp người đọc có thêm hy vọng về một cuộc sống hạnh phúc ở nơi thiên đường cho cô bé tội nghiệp. Tác phẩm Cô bé bán diêm quả là giàu giá trị nhân văn cao đẹp và mang cho người đọc nhiều cảm xúc đáng quý.
Kính gửi nhà văn An-đéc-xen, tác giả của truyện Cô bé bán diêm. Dù đã rất nhiều năm trôi qua kể từ khi ông viết tác phẩm này, nhưng những giá trị của Cô bé bán diêm cho tới nay vẫn còn hiện hữu. Khi đọc truyện, chúng cháu đều cảm thấy vô cùng xót xa trước hoàn cảnh bất hạnh của cô bé bán diêm. Nhưng dưới ngòi bút ngập tràn yêu thương, chứa chan sự đồng cảm, ở đoạn kết truyện, chúng cháu đã cảm nhận được rằng cô bé bán diêm không chết, mà em thật sự đã gặp lại bà và đi tới một thế giới khác có muôn vàn hạnh phúc. Tác phẩm của ông quả thật đã đem đến những giá trị nhân văn sâu sắc cho văn học và cho xã hội. Bởi vậy, cháu tin rằng tác phẩm của ông sẽ còn sống mãi cùng thời gian, năm tháng.
Ngai vàng chẳng thể ai ngồi..."
Ngày 1/8/1875, nhà văn Hans Chiristian Andersen qua đời trong tòa biệt thự Rolighed (sự yên tĩnh) của mình ở Copenhagen. Ông đã được an táng tại nghĩa trang Aistens tại thủ đô Đan Mạch.
Hôm đưa tang ông, như những người đương thời ghi lại, cả thành phố Copenhagen trở nên buồn tủi và dường như không muốn làm gì hơn ngoài việc tiến hành tang lễ Andersen cho xứng đáng. Ngày hôm đó đã được coi là quốc tang của Đan Mạch.
Với gia tài truyện cổ tích đồ sộ, Anderden được mệnh danh là "ông vua truyện cổ tích". Trên báo hôm đó có đăng lời thơ phúng: "Hôm nay hoàng đế rời ngôi/ Ngai vàng chẳng thể ai ngồi..." để miêu tả vai trò không thể thay thế của ông với đất nước Đan Mạch và cả thế giới.
Một cậu bé cô độc, ít hòa đồngHans Chiristian Andersen (1805-1875) là người Đan Mạch, cha đẻ của những tác phẩm nổi tiếng như "Nàng tiên cá", "Cô bé bán diêm", "Chú lính chì dũng cảm"... Gắn liền với tuổi thơ của trẻ em trên khắp thế giới, Andersen đã mang đến những câu chuyện cổ tích đầy màu sắc hấp dẫn qua từng câu chữ, ông trở thành nhà văn của những "độc giả nhí" mọi thời đại.
Tinh tế và ý nghĩa, những câu chuyện cổ tích của nhà văn người Đan Mạch vẫn còn được ái mộ tới ngày nay, bất chấp quy luật khắc nghiệt của thời gian.
Andersen sinh ra trong gia đình nghèo khó. Cha là thợ đóng giày, qua đời khi Andersen mới 11 tuổi, để lại ông cùng mẹ, em gái. Thời thơ ấu, Hans Christian Andersen đã là một cậu bé thích chơi búp bê, luôn luôn cô độc, thu mình, ít hòa đồng, hiếu động như bạn bè cùng trang lứa.
Sau khi chồng mất, mẹ Andersen phải đi làm thợ giặt. Nhà văn tương lai đã phải học những lớp văn hóa đầu tiên trong đời mình ở trường học dành cho con nhà nghèo. Tại đó chỉ có dạy giáo lý, tập viết và tập tính.
Cậu bé Hans Christian học không giỏi, thường xuyên quên chuẩn bị bài. Cậu chỉ thích thú với việc thao thao bất tuyệt kể cho bạn bè nghe những câu chuyện mà tự cậu nghĩ ra và nhân vật chính trong đó cũng là cậu. Tất nhiên là không ai tin những câu chuyện đó là thật cả.
Trò tiêu khiển duy nhất là đọc sáchMay mắn thay, cha của Andersen dù nghèo nhưng rất yêu văn học có một tủ sách. Cha của ông đã dành hẳn một không gian để chứa những quyển sách văn học quý giá.
Chính người cha đã truyền cho con trai mình tình yêu đối với sách vở: Tối tối đọc cho con nghe các tiểu thuyết lịch sử, các truyện ngắn và Kinh Thánh… Những tác phẩm văn học, đặc biệt là các vở kịch của William Shakepeare và Ludvig Holberg, Andersen đều đã đọc qua. Những sở thích, thói quen ấy dần dần biến cậu bé Andersen thành một chàng trai đam mê văn học. Trong nhật ký, Andersen từng kể: "Đọc sách là trò tiêu khiển duy nhất của tôi, cũng là thứ khiến tôi hào hứng nhất".
Người cha cũng truyền cho con thói quen mộng tưởng và còn dựng cho nhà văn tương lai cả một nhà hát múa rối gia đình để cậu bé Hans Christian tự "sáng chế" ra nội dung các vở diễn.
Ngoài việc say mê đọc sách, Andersen còn có một tai nghe tuyệt vời. Sự náu mình cho phép cậu bé tập trung hơn vào câu chuyện người khác nói. Điều này tác động rất lớn đến những chi tiết tinh tế và trí tưởng tượng phong phú trong truyện cổ của ông.
Tâm hồn được nuôi dưỡng bằng những cuốn sách và câu chuyện dân gian được truyền miệng ở thị trấn nhỏ, dòng suối cổ tích bắt đầu khơi nguồn trong suy nghĩ của Andersen. Hoàn cảnh gia đình nghèo khó cùng ý chí sắt đá càng khiến ông nỗ lực quyết tâm vươn mình trong xã hội.
May mắn mỉm cườiSau khi theo học tại trường dành cho trẻ em nghèo, 14 tuổi, Andersen rời bỏ Odense, lên thủ đô Copenhagen theo nghiệp sáng tác. Mặc dù cố làm đủ mọi nghề kiếm tiền, Andersen vẫn lâm vào cảnh túng thiếu, bị người khác khinh miệt.
Công việc tốt nhất mà Andersen từng làm trước khi chính thức bước vào con đường viết văn chuyên nghiệp là làm diễn viên trong Nhà hát Hoàng gia Đan Mạch. Khi bị vỡ giọng, viết văn là công việc cuối cùng mà ông chọn để gắn bó suốt cuộc đời.
Để đưa mình thoát khỏi cuộc sống cô độc, Andersen đã chuyển hướng sang việc sáng tác truyện cho thiếu nhi. Thoát khỏi những chuẩn mực của đạo đức xã hội, ông mang đến cho con người những màu sắc đẹp đẽ, thần tiên và mộng mơ, những gì mà thực tế xã hội thời đó không mang lại được.
Sau 10 năm vật lộn ở thủ đô Copenhagen, may mắn mỉm cười với Andersen khi được Jonas Collin, một trong những giám đốc của Nhà hát Hoàng gia, giúp đỡ. Collin ấn tượng với Andersen ở khả năng sáng tác nên đã giúp ông xin học bổng để vào Đại học Copenhagen, năm 1828.
Chỉ một năm sau, Andersen viết vở kịch đầu tiên mang tên Tình yêu trong Tháp của Nhà thờ Thánh Nicholas. Đến năm 1833, Andersen được nhận trợ cấp của Hoàng gia và bắt đầu du lịch khắp châu Âu, vừa đi vừa sáng tác.
Tại Italia, ông đã bắt tay vào viết cuốn tiểu thuyết "Người ứng khẩu". Sau khi viết xong và cho xuất bản tác phẩm này, Andersen đã trở thành một trong những nhà văn lừng lẫy nhất châu Âu thời đó.
Tới năm 1834, Andersen trở về Đan Mạch. Và bắt đầu giai đoạn xuất bản những tác phẩm đã giúp ông "lưu danh thiên sử": những câu chuyện cổ tích dành cho thiếu nhi. Những câu chuyện này (trong đó có "Nàng tiên cá", "Nàng công chúa và hạt đậu"…) được tập hợp trong ba tập sách.
Trong những năm 40 của thế kỷ XVIII, Andersen đã sáng tác hàng loạt truyện ngắn và truyện cổ tích để in vào tập "Cổ tích" với lời ghi chú là sách dành cho cả trẻ em lẫn người lớn: "Sách tranh không có tranh", "Anh chàng chăn lợn", "Họa mi", "Con ngỗng hoang", "Bà chúa tuyết", "Cô bé tí hon", "Cô bé bán diêm", "Cái bóng", "Một người mẹ"…
Cởi mở và ngây thơ, ông sáng tạo ra một phong cách kể chuyện mơ mộng, nồng nhiệt nhưng không kém phần logic. Đẹp đẽ và nhiều cảm xúc, độc giả tìm thấy niềm vui khi đọc những câu chuyện của Andersen, bằng sự nhạy cảm của trẻ em chứ không phải là sự gò ép khô cứng.
Các tác phẩm của ông được dịch ra 125 ngôn ngữ khác nhau.
Với gia tài truyện cổ tích đồ sộ, Anderden được mệnh danh là "ông vua truyện cổ tích". Theo UNESCO, Hans Christian Andersen là nhà văn có tác phẩm được dịch nhiều thứ tám trên thế giới. Các tác phẩm của ông được dịch ra 125 ngôn ngữ khác nhau nhưng không phải tất cả chuyển ngữ đều đảm bảo được ý nghĩa câu chuyện gốc mà nhà văn người Đan Mạch muốn kể.
Chuyện ly kỳ về bộ não bị đánh cắp của Albert Einstein: Trở thành vật nghiên cứu bất chấp di ngôn, chứa nhiều đặc điểm khác biệt của thiên tài
Tham Khảo
Tôi là một trong những chiếc que diêm được cô chủ nhỏ mua về từ một tiệm tạp hóa trong thành phố. Tôi co ro trong chiếc hộp nhỏ vì hôm nay là Giáng sinh cơ mà . Tôi nghe tiếng rao bán diêm của cô chủ vang vọng mãi trên các đường phố lạnh cóng ..đầy tuyết lạnh rơi phủ. Cô bán chúng tôi đi để mang về những đồng tiền ít ỏi trang trải phần nào cuộc sống khó khăn của gia đình và bản thân. Cô chủ bán rất rẻ ,chỉ một xu cho một que diêm thế mà không ai mua chúng tôi cả .Càng về đêm ,trời càng lạnh, cô chủ chắc cũng như chúng tôi, đang co ro trong bộ áo mỏng ,rẻ tiền. Tôi nghe văng vẳng tiếng nhạc Giáng sinh, tiếng mọi người vui vẻ chúc nhau năm mới khi cô bé đi qua những con phố. Thỉnh thoảng tôi cảm thấy cô dừng chân rất lâu ở một nơi chốn nào đó. Có thể đó là một cửa hàng với những cây thông trang trí thật đẹp. Có thể đó tiếng cười vui vẻ của một gia đình nào đó trogn thật ấm cúng và đầy đủ với gà tây,rượu và bánh trái ...Cô chủ có vẻ như đói lắm rồi, cô nép vào những tòa nhà để nép mình trước những cơn gió lạnh. Cô bật cháy chúng tôi, từng que diêm một. Khi đến lượt tôi thì cô bé đã ngã xuống nền tuyết giá lạnh. Trước khi vụt tắt tôi vẫn thấy trên môi cô bé hé nở một nụ cười .Nụ cười của hạnh phúc. chắc hẳn cô chủ đang mơ ..một giấc mơ đẹp trong đêm đông. ĐÊM Giáng sinh- noel an lành ...
Cuộc sống không có ước mơ thật nhạt nhẽo, mỗi que diêm là một ước mơ của một tâm hồn bé bổng và trong sáng, mỗi ánh lửa bùng cháy là chút tình thương đâu đó còn sót lại của lòng nhân. Câu chuyện kết thúc thật buồn nhưng đâu đó ta vẫn thấy một kết thúc có hậu, chắc hẳn cô bé đã nghĩ rằng mình đã về với mẹ của mình, được nép vào lòng mẹ như cô hằng mơ ước.
"Hãy biết ước mơ dù đôi khi ước mơ cũng chỉ là mơ ước, nhưng hãy cứ tiếp tục ước mơ ..." đó là thông điệp đằng sau câu truyện, cô bé chết nhưng không phải một cái chết vô nghĩa, cô vẫn còn đâu đó trong suy nghĩ của những người lớn chúng ta rằng sống phải có hoài bảo, trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt đến như thế nào thì cũng không được bỏ cuộc hay trong những giấc mơ trẻ thơ thương xót cho một tâm hồn bé bổng không có nhiều điều kiện như mình - đó là lòng nhân ái.
tham khảo :
Tôi là một cây thông - loài cây đáng yêu được nhà nhà kiếm tìm trong dịp Noel. Sau ngày lễ tưng bừng trang trọng ấy, tôi lại được đem vào trồng lại trong rừng để đến mùa sau tiếp tục góp vui cho con người. Như vậy nghĩa là tôi đã đi qua nhiều mùa Noel lắm và cũng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong một đêm Noel rét mướt.
Phải, đó là một đêm giao thừa, cái rét ùa về như cắt da cắt thịt. Tôi được đặt trong phòng khách sang trọng một ngôi nhà có cửa kính nhìn ra ngoài đường. Tôi đang trầm ngâm chờ thời khắc giao thừa thì ngoài đường có tiếng la ầm ĩ của bọn trẻ con. Tôi nhìn ra, thấy đám trẻ con nhà giàu hư đốn đang chuyền nhau chiếc giày rách nát của một cô bé bán diêm. Cô bé gầy gò, yếu ớt, ăn mặc rách rưới đuổi theo chúng đến ngã nhào trên tuyết. Chiếc giày còn lại của cô tuột ra, một chiếc xe trượt tuyết chạy qua, cô né người vội tránh, bánh xe nghiến vào chiếc giày rồi cuốn cả đi. Cô bé ôm mặt khóc nức nở đầy bất lực. Lòng tôi trào lên niềm thương xót khôn nguôi. Cô bé là con cái nhà ai mà tội vậy?
Tôi đem câu hỏi ấy hỏi cậu bàn ăn trong phòng. Cậu ta lắc đầu ngậm ngùi kể cho tôi nghe về cô bé. Trước đây, nhà cô ở ngay phía sau ngôi nhà tôi đang đứng. Đó cũng là một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà khác, không giàu có sang trọng nhưng rất ấm áp yên vui. Thế rồi mẹ cô bé mất, bà nội - người yêu thương cô nhất cũng ra đi. Cha cô buồn tủi, chán chường suốt ngày uống rượu không thiết đến chuyện làm ăn khiến gia cảnh ngày một lụi bại. Thế rồi, ngôi nhà bị tịch thu, hai cha con phải dọn đến một ngôi nhà tồi tàn để ở. Cô bé phải đi bán diêm từ ngày ấy. Hàng ngày, cô đi rao suốt dọc phố từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, vậy mà vẫn còn bị cha đánh đập. Đêm nay giao thừa, có lẽ cha cô lại uống say bắt con đi bán diêm...
Cô bé vẫn bơ vơ trên đường. Người như co lại trong chiếc áo choàng rách nát. Gặp ai cô cũng đưa diêm ra mời. Nhưng trong cái đêm đặc biệt như đêm nay, ai ai cũng vội vàng đi về với gia đình, có ai để ý đến một cô bé bán diêm? Hai chân cô bé như tím bầm, đông cứng lại, cô không bước tiếp được nữa. Ánh mắt cô bé nhìn về phía chúng tôi thèm thuồng, xót xa. Rồi cô nhìn xuống những bao diêm... Cô cố gắng len chân về phía khe tường giữa hai ngôi nhà kề nhau. Tôi thấy cô lặng lẽ giở một bao diêm và quẹt que diêm đầu tiên. Ánh sáng của que diêm phản chiếu ánh mắt lấp lánh của bé. Tôi thấy trong đôi mắt ấy hiện lên một lò sưởi ấm áp, đôi chân cô bó khẽ duỗi ra như để sưởi cho ấm. Thế rồi que diêm thứ nhất vụt tắt. Đôi mắt cô bé như hụt hẫng, cô do dự thoáng chốc rồi quẹt tiếp que diêm thứ hai. Đôi mắt cô long lanh, bờ môi khẽ cử động, có lẽ cô đang thấy hình ảnh một bàn ăn đủ đầy, sang trọng. Que diêm thứ hai vụt tắt, cô quẹt tiếp que diêm thứ ba. Lần này, khi ánh sáng vừa loé lên, tôi như thấy chính hình ảnh của mình trong mắt cô bé. Trên mình tôi treo rất nhiều thứ đồ chơi và cô bé đang sung sướng chạy nhảy xung quanh tôi. Nhưng rồi ảo ảnh lại vụt tan, cô bé háo hức quẹt tiếp que diêm thứ tư. Tôi không rõ cô bé nhìn thấy gì trong que diêm ấy, chỉ biết gương mặt cô sáng bừng lên một cách kì lạ. Đôi mắt rạo rực, ấm áp và say mê. Khi que diêm thứ tư vụt tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nói trong nước mắt giàn giụa:
Bà ơi! Bà đừng bỏ cháu! Bà cho cháu đi theo bà về với Thượng đế chí nhân! Bà đã hứa là sẽ không bao giờ bỏ cháu....!
Vừa nói cô vừa vội vàng quẹt hết que diêm này đến que diêm khác. Cũng chính lúc ấy, giờ giao thừa đã điểm. Trong ngôi nhà tôi đang đứng, mọi người ùa đến quanh tôi. Tôi phải trở lại với công việc của mình không tiếp tục dõi theo cô bé bán diêm được nữa.
Sáng hôm sau, tôi thấy có tiếng lao xao nơi khe tường tối qua cô bé bán diêm đã đứng. Tôi thấy người ta tụ tập rất đông bàn tán. Cô bé bán diêm đêm qua đã chết. Cô chết giữa rất nhiều những que diêm đã cháy.
Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm - tiếng một ai đó cất lên bình thản.
Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.
Sau khi tỉnh dậy, cô bé bán diêm thấy mình đang nằm trên một chiếc giường êm ái, ấm áp bằng mây. Thì ra đêm qua bà đã xuất hiện thật, và bà đưa em lên thiên đàng cùng bà. Cố bé cứ nghĩ rằng đó chỉ là một giấc mơ nhưng tất cả đều là sự thật. Một lúc sau, một thiên thần xinh đẹp đã đến chào hỏi cô bé. Sau đó, thiên thần đưa cô bé bán diêm đến gặp bà. Cô bé chạy đến ôm lấy bà, mỉm cười nhìn bà và cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Bà hiền từ đưa em đến cạnh một chiếc bàn lớn có rất nhiều các món ăn ngon. Hai bà cháu vừa ăn vừa vui vẻ trò chuyện với các thiên thần. Ăn xong, cô bé còn được các thiên thần đưa đi thăm khu vườn rộng lớn của thiên đàng. Cô bé bán diêm cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi từ nay sẽ được sống cùng bà.
a) Cô bé bán diêm là truyện cổ tích do tác giả người Đan Mạch Hans Christian Andersen sáng tác. Truyện kể về cô bé nghèo khổ phải đi bán diêm giữa mùa đông giá lạnh và từ giã cõi đời trong đêm giao thừa. Vậy mời các em cùng theo dõi 18 mẫu tóm tắt Cô bé bán diêm hay, ngắn gọn, đủ ý
b)
Gửi tác giả An-đéc-xen, cháu là một độc giả trung thành của ông. Cháu đã đọc được khá nhiều các tác phẩm của ông. Nhưng có lẽ, Cô bé bán diêm là truyện mà cháu cảm thấy yêu thích nhất. Với tác phẩm này, nhà văn đã khiến cho mỗi độc giả khi đọc đều cảm thấy xót xa, đồng cảm với số phận bất hạnh của cô bé bán diêm. Không chỉ vậy, cháu còn cảm thấy căm ghét một xã hội vô cảm, những con người thờ ơ đã gián tiếp gây ra cái chết của cô bé. Kết thúc của truyện đã để lại ấn tượng mạnh mẽ. Hình ảnh cô bé bán diêm khi chết nhưng không hề đem đến cảm giác sợ hãi. Mà ngược lại giúp người đọc có thêm niềm tin về hạnh phúc của cô bé ở một thế giới khác cùng với người bà nhân hậu của mình. Cảm ơn tác giả đã đóng góp một tác phẩm hay vào nền văn học thế giới.
của bn nè
a)
Trong đêm giao thừa có một cô bé bán diêm lang thang trên phố. Em chưa bán được que diêm nào nên không dám về nhà vì sợ bị bố mắng. Vừa lạnh vừa đói, em ngồi vào trong góc và lấy diêm qua quẹt để sưởi ấm. Quẹt que diêm thứ nhất, một chiếc lò sưởi hiện ra, tiếp đó là bàn ăn thịnh soạn, cây thông Nô-en. Đến que diêm thứ tư, bà nội dịu dàng hiện ra trước mắt em rồi vụt mất. Em vội quẹt hết bao diêm nhưng không níu được bà, rồi em thiếp đi và chìm vào giấc ngủ mãi mãi trong cái thời tiết giá lạnh.
b)
Gửi tác giả An-đéc-xen, cháu là một độc giả trung thành của ông. Cháu đã đọc được khá nhiều các tác phẩm của ông. Nhưng có lẽ, Cô bé bán diêm là truyện mà cháu cảm thấy yêu thích nhất. Với tác phẩm này, nhà văn đã khiến cho mỗi độc giả khi đọc đều cảm thấy xót xa, đồng cảm với số phận bất hạnh của cô bé bán diêm. Không chỉ vậy, cháu còn cảm thấy căm ghét một xã hội vô cảm, những con người thờ ơ đã gián tiếp gây ra cái chết của cô bé. Kết thúc của truyện đã để lại ấn tượng mạnh mẽ. Hình ảnh cô bé bán diêm khi chết nhưng không hề đem đến cảm giác sợ hãi. Mà ngược lại giúp người đọc có thêm niềm tin về hạnh phúc của cô bé ở một thế giới khác cùng với người bà nhân hậu của mình. Cảm ơn tác giả đã đóng góp một tác phẩm hay vào nền văn học thế giới.
1. Truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.
2. Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm đông giá rét. Mặc dù có nhà song em không dám về vì nếu về mà không mang được đồng xu nào tất sẽ bị cha em mắng chửi. Người cha vô lương tâm, lời lẽ hành động thiếu tình thương đã khiến cô bé bất hạnh phải ở bên ngoài trong đêm đông giá lạnh, trong gió và mưa tuyết mỗi lúc một nhiều. Trong ngày cuối cùng của năm ai ai cũng được quay quần bên gia đình còn cô bé thì đầu trần, chân đất lang thang ngoài trời đông giá rét, tuyết phủ trắng xóa. Xung quanh em đường phố, nhà cửa đã lên đèn, không gian thật ấm cúng, hạnh phúc, mùi ngỗng sực nức khắp nơi, còn em đã đi cả ngày mà không bán được bao diêm nào.
- An-đéc-xen (1805 – 1875) là nhà văn Đan Mạch.
- Ông sớm mồ côi cha và phải tự bươn chải kiếm sống. Tuổi thơ ông sớm phải làm nhiều nghề như dệt vải, thợ may, công nhân sau đó làm diễn viên và sau này chuyển sang viết văn. Có lẽ những gì mà ông trải qua trong thời niên thiếu đã trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tác sau này của ông.
- Ông là nhà văn vĩ đại của Đan Mạch thế kỉ XIX, là danh nhân văn hóa thế giới.
- Nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.
- Nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích, nhưng cũng có những truyện do ông hoàn toàn sáng tạo ra.
- Truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên lòng yêu thương con người, đượm màu sắc hư ảo và thơ mộng, thể hiện niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian.