Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo :
- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng:
+ Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.
+ Sản xuất đình đốn, nạn mất mùa thường xuyên diễn ra.
+ Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình.
- Trong lúc tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần dần thâu tóm mọi quyền hành.
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc, thực hiện một số chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội nhằm ổn định và phát triển đất nước.
Tham khảo
- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái:
+ Sản xuất đình đốn, nạn mất mùa thường xuyên diễn ra.
+ Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình.
- Trong lúc tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần dần thâu tóm mọi quyền hành.
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê Cung Hoàng, lên ngôi vua, lập ra nhà Mạc (sử gọi là Bắc triều).
Tham khảo
- Ở Đàng Ngoài:
+ Trong các thế kỉ XVI - XVII, mặc dù bị tác động bởi các cuộc xung đột, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài tiếp tục phát triển. Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích đất đai canh tác, đắp đê,.... được thực hiện ở nhiều địa phương.
+ Đến đầu thế kỉ XVIII, nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị sa sút nghiêm trọng, tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang, vỡ đê, mất mùa diễn ra ở nhiều nơi.
- Ở Đàng Trong:
+ Chính quyền các chúa Nguyễn thi hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp và khai hoang lập làng xóm mới.
+ Kinh tế nông nghiệp có bước phát triển mạnh, diện tích đất đai canh tác được mở rộng trên quy mô lớn.
♦ Tình hình thủ công nghiệp ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVI:
- Các nghề thủ công truyền thống được tiếp tục duy trì và phát triển với nhiều làng nghề và sản phẩm nổi tiếng như: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), lụa La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), đường mía (Quảng Nam),...
- Hoạt động khai mỏ có quy mô lớn hơn trước, tiêu biểu là: mỏ đồng ở Tụ Long (Hà Giang), mỏ bạc ở Tuyên Quang, mỏ thiếc ở Cao Bằng,...
♦ Tình hình thương nghiệp ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVI:
- Nội thương:
+ Sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp đã thúc đẩy hoạt động trao đổi, buôn bán mở rộng trong cả nước.
+ Ở vùng đồng bằng và ven biển, nhiều chợ, phố xá hình thành.
- Ngoại thương:
+ Trong thế kỉ XVII, nhiều thương nhân châu Á và thương nhân châu Âu đến Đại Việt buôn bán, lập thương điếm. Sản phẩm trao đổi đa dạng như len, dạ, đồ trang sức, tơ tằm, trầm hương, ngà voi, đường, hương liệu quý,...
+ Từ khoảng đầu thế kỉ XVIII, hoạt động trao đổi, buôn bán giữa Đại Việt với các nước phương Tây dần sa sút. Đại Việt chủ yếu duy trì buôn bán với thương nhân Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.
- Đô thị:
+ Trong thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XVIII, nhiều đô thị được hưng khởi do sự phát triển của thương mại. Ví dụ như: Kẻ Chợ, Phố Hiến,… (ở Đàng Ngoài); Thanh Hà, Hội An, Bến Nghé - Sài Gòn,… (ở Đàng Trong).
+ Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do các chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.
Tham khảo
- Tình hình xã hội thời Nguyễn:
+ Dưới thời Nguyễn, giai cấp thống trị gồm có quý tộc, quan lại, địa chủ, cường hào; giai cấp bị trị là các tầng lớp nhân dân lao động, trong đó nông dân chiếm đa số.
+ Trong xã hội, tệ quan tham diễn ra phổ biến.
+ Ở nông thôn, địa chủ và cường hào ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột, ức hiếp nông dân. Dịch bệnh, thiên tai, mất mùa, nạn đói thường xuyên xảy ra. Ở nhiều nơi, đời sống người dân ngày càng cực khổ, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, dẫn đến sự bùng nổ các cuộc đấu tranh chống lại triều đình.
+ Trong nửa đầu thế kỉ XIX, trên cả nước diễn ra khoảng 400 cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu như: khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827), khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 - 1835), khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856),...
Tham khảo
- Sau các cuộc phát kiến địa lí, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển ở các nước Tây Âu. Giai cấp công nhân ra đời từ bối cảnh đó.
- Tháng 2/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được công bố ở Luân Đôn, đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo, trưởng thành về nhận thức và tiến hành đấu tranh chống lại giai cấp tư sản dưới nhiều hình thức.
Tham khảo
Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam gắn với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp vào năm nửa cuối thế kỷ XIX. Sự mở rộng quy mô khai thác thuộc địa, phát triển công nghiệp của thực dân Pháp đã làm cho đội ngũ công nhân Việt Nam ngày càng đông đảo hình thành nên một giai cấp
Nguyên nhân bùng nổ:
-Từ giữa thế kỷ XVIII, nhà Nguyễn ngày càng suy yếu.Đời sống nhân dân ngày càng trở nên khổ cực, lầm than
-Nhân dân Đàng Trong phải chịu rất nhiều thứ thuế vô lý.
=>Nhân dân ngày càng bất mãn với triều đình, hừng hực khí thế đấu tranh.
-Mùa xuân 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đến vùng Tây Sơn lập căn cứ, chuẩn bị khởi nghĩa lật đổ chính quyền nhà Nguyễn.
Tham khảo
- Tổ chức bộ máy nhà nước
+ Dưới thời vua Gia Long, cả nước được chia thành Bắc thành, Gia Định thành do Tổng trấn phụ trách và các Trực doanh do triều đình trực tiếp quản lí.
+ Trong những năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính, chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (phủ Thừa Thiên), dưới tỉnh là các phủ, huyện/ châu, tổng, xã.
- Luật pháp: năm 1815, vua Gia Long cho ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Luật Gia Long), gồm 398 điều, nội dung quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà nước, tôn ti trật tự phong kiến, nhưng cũng đề cao tính nhân đạo.
- Quân đội
+ Quân đội nhà Nguyễn được tổ chức quy củ, với số lượng khoảng 20 vạn quân, gồm các binh chủng: bộ binh, thủy binh, kị binh, tượng binh, được trang bị đại bác, thuyền chiến, súng tay,...
+ Tại kinh đô Phú Xuân và các tỉnh, nhà Nguyễn cho xây dựng nhiều thành lũy vững chắc, có quân lính đóng giữ.
- Chính sách đối ngoại
+ Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thực hiện phương châm ngoại giao linh hoạt, khôn khéo.
+ Đối với Lào và Chân Lạp, nhà Nguyễn thể hiện địa vị là nước lớn.
+ Đối với các nước phương Tây nhà Nguyễn khước từ quan hệ.
Tham khảo
♦ Nét chính về văn hóa thời Nguyễn
- Tôn giáo, tư tưởng:
+ Nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo.
+ Từ thời vua Minh Mạng, nhà nước thực hiện chính sách “cấm đạo” đối với Thiên Chúa giáo.
+ Ở các địa phương, tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển, nhiều đền thờ, đình làng được xây dựng, trùng tu.
- Giáo dục, khoa cử: dưới thời nhà Nguyễn, giáo dục, khoa cử Nho học được củng cố.
+ Năm 1807, nhà Nguyễn tổ chức kì thi Hương đầu tiên, năm 1822 tổ chức kì thi Hội đầu tiên.
+ Quốc Tử Giám được xây dựng ở Huế để đào tạo nhân tài.
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm phát triển mạnh cả về văn xuôi và văn vần, tiêu biểu với các tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Truyện Kiều (Nguyễn Du),...
+ Văn học dân gian phát triển rực rỡ với nhiều loại hình phong phú như: tục ngữ, ca dao, hò vè, truyện tiếu lâm,....
- Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật sân khấu dân gian phát triển phong phú với nhiều loại hình, như hát chèo, tuồng, quan họ, trống quân, hát xoan, hát lượn,...
+ Nghệ thuật vẽ tranh cũng phát triển với nhiều loại như tranh sơn mài, tranh dân gian,... nổi tiếng là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội).
+ Nghệ thuật kiến trúc gắn liền với các công trình đặc sắc như: kinh thành Huế, Cột cờ Hà Nội, Khuê Văn Các (Hà Nội),....
+ Nghệ thuật cung đình phát triển rực rỡ, với các loại hình phong phú như hát, múa, nhạc,... tiêu biểu là Nhã nhạc cung đình Huế.
- Khoa học - kĩ thuật: có những bước tiến mới trên nhiều lĩnh vực.
+ Sử học có những công trình tiêu biểu như: Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú), Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện (Quốc sử quán triều Nguyễn),...
+ Địa lí có những tác phẩm nổi bật như: Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (Lê Quang Định),...
+ Chế tạo máy cưa xẻ gỗ chạy bằng sức nước, đóng thuyền cỡ lớn,...
Tham khảo
* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:
- Về hành chính:
+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)
+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
- Về luật pháp:
+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.
+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.
- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:
+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)
+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)
+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).
- Về đối ngoại:
+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;
+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.
* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:
- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:
+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);
+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).
+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).
- Thời vua Minh Mạng:
+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.
Tham khảo:
* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:
- Về hành chính:
+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)
+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
- Về luật pháp:
+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.
+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.
- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:
+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)
+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)
+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).
- Về đối ngoại:
+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;
+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.
* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:
- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:
+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);
+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).
+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).
- Thời vua Minh Mạng:
+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.
Tham khảo
Đầu thế kỷ XVI nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng suy yếu.- Các vua Lê Uy Mục, Lê Tượng Dực chỉ lo ăn chơi, sa đọa.
- Quan lại, địa chủ hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất.
- Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực - mạnh nhất là thế lực Mạc Đăng Dung.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ ở nhiều nơi.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê lập triều Mạc.