Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Nhà cổ Phùng Hưng đã có lịch sử hơn 200 năm.
- Vật liệu xây dựng chủ đạo là gỗ, gạch, ngói âm dương.
- Kiến trúc của ngôi nhà chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa Trung Hoa, Nhật Bản.
Tham Khảo:
- Chùa Thiên Mụ (còn gọi là chùa Linh Mụ) là một ngôi chùa cổ ở phía tây của thành phố Huế.
- Chùa nằm trên một ngọn đồi bên dòng sông Hương, được bao quanh bởi rừng thông, cây cối xanh mát. Điểm nhấn của chùa là toà tháp Phước Duyên có hình bát giác, cao 22 m, gồm 7 tầng.
Tham khảo:
- Chùa Thiên Mụ (còn gọi là chùa Linh Mụ) là một ngôi chùa cổ ở phía tây của thành phố Huế.
- Chùa nằm trên một ngọn đồi bên dòng sông Hương, được bao quanh bởi rừng thông, cây cối xanh mát. Điểm nhấn của chùa là toà tháp Phước Duyên có hình bát giác, cao 22 m, gồm 7 tầng.
Tham khảo:
Đời sống vật chất: cư dân Việt cổ sử dụng gạo nếp, gạo tẻ để làm thức ăn chính. Nam mình trần, đóng khố; nữ mặc váy, có yếm che ngực. Họ ở nhà sàn và biết đóng thuyền di chuyển trên sông.
Đời sống tinh thần: cư dân Việt cổ có tục thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời,... và có tục ăn trầu, nhuộm răng. Trong những ngày lễ hội, họ nhảy múa, thổi kèn, ca hát, đua thuyền,...
Tham khảo!
- Khuê Văn Các: được xây dựng vào năm 1805, có 8 mái, 2 tầng và một nóc ở trên. Các cửa sổ tròn của gác Khuê Văn tượng trưng cho bầu trời, Bốn mặt của Khuê Văn Các có các câu đối ca ngợi nền văn hóa dân tộc.
- Nhà bia Tiến sĩ: được chia thành 2 dãy, gồm 82 tấm bia tương ứng với 82 khoa thi. Nội dung những tấm bia khắc tên, quê quán của các tiến sĩ qua các kì thi. Nhà bia Tiến sĩ được lập nhằm tôn vinh nhân tài và khuyến khích việc học tập trong toàn dân.
Cảm nghĩ về truyền thống hiếu học: Học là quá trình lĩnh hội, tiếp thu tri thức của con người, chính vì thế mỗi cá nhân chúng ta luôn luôn có tinh thần ham học hỏi, luôn cố gắng rèn luyện để phát triển cho bản thân, là người công dân có ích cho gia đình và cho xã hội. Chính vì thế có thể thấy rằng, tinh thần hiếu học của nhân dân ta thật vô cùng đáng quý, đáng trân trọng. Tấm lòng hiếu học hiểu theo nghĩa đen là tinh thần ham học hỏi, luôn rèn luyện hết mình vì sự phát triển của tương lai, đất nước, mở mang những nguồn tri thức mới cho cá nhân, là người công dân có ích cho xã hội. Hiếu học là truyền thống lâu đời của dân tộc ta, nó biểu hiện những truyền thống cao đẹp của dân tộc, truyền thống hiếu học biểu hiện ở việc luôn ham học hỏi, sáng tạo để tích lũy lấy kinh nghiệm cho bản thân, gia đình và xã hội.
Tham khảo
- Lúc mới xây dựng năm 1697, Hội quán là một ngôi chùa nhỏ của người Việt.
- Về sau, cộng đồng người Hoa gốc Phúc Kiến (Trung Quốc) đã tu bổ, tôn tạo, đổi tên thành Hội quán Phúc Kiến để thờ thần, các vị tiền bối và là nơi hội họp của những người cùng quê.
- Đây là hội quán lớn nhất Hội An với kiến trúc bề thế, trang trọng và những nét chạm khắc tinh xảo, sống động.
Tham khảo:
Hội quán được xây dựng theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa với mái lợp ngói ống. Đây là hội quán lớn nhất Hội An với kiến trúc bề thế, trang trọng và những nét chạm khắc tinh xảo, sống động.
Tham khảo:
- Kinh thành Huế được xây dựng cách ngày nay hơn 200 năm và sau gần 30 năm thì hoàn thành.
- Với chu vi khoảng 9 km, Kinh thành Huế có hình gần như vuông, đường chia ô cờ, với ba vòng thành (Kinh thành, Hoàng thành, Tử Cấm thành). Hoàng thành và Tử Cấm thành được gọi chung là Hoàng Cung hay Đại Nội.
Kinh Thành huế gần như là hình vuông, với cấu trúc gồm 3 vòng thành: Kinh thành, Hoàng thành, Tử Cấm thành
Tham khảo!
- Phố cổ Hội An lưu giữ được gần như nguyên vẹn những công trình kiến trúc cổ như: nhà cổ, hội quán người Hoa, Chùa Cầu,...
♦ Nhà cổ:
+ Các nhà cổ ở Hội An được xây dựng từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX, phổ biến là nhà một tầng hoặc hai tầng, có chiều ngang hẹp và chiều sâu tương đối lớn.
+ Không gian kiến trúc nhà gồm: nơi buôn bán, nơi sinh hoạt và nơi thờ tự.
♦ Hội quán người Hoa
+ Hội quán là nơi sinh hoạt cộng đồng và cũng là nơi thờ các vị thần của người Hoa.
+ Các hội quán ở Hội An được xây dựng trên nền đất rộng, cao ráo, quay mặt về hướng nam và mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa; tiêu biểu là các hội quán: Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam,...
♦ Chùa Cầu
+ Chùa Cầu tương truyền do thương nhân Nhật Bản ở Hội An xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII.
+ Chùa Cầu được làm bằng gỗ, hình vòng cung, mái lợp ngói âm dương, hai bên đều có hành lang cho du khách dừng chân ngắm cảnh,...
THAM KHẢO
(*) Lựa chọn: mô tả kiến trúc và chức năng của Nhà bia Tiến sĩ
- Kiến trúc:
+ Các nhà che bia làm bằng khung gỗ, lợp ngói mũi hài, nền lát gạch.
+ Trong khu vực Nhà bia Tiến sĩ có 82 tấm bia tiến sĩ (tương ứng với 82 khoa thi) được dựng từ năm 1484 đến năm 1780. Nội dung các tấm bia ghi tên, quê quán, khoa thi của 1304 tiến sĩ.
- Chức năng: Nhà bia Tiến sĩ thể hiện sự tôn vinh người hiền tài và truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.
Tham khảo!
Lễ hội Cổng chiêng được tổ chức hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hoá Công chiêng Tây Nguyên. Lễ hội Cổng chiêng tái hiện nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như lễ mừng lúa mới, lễ cúng cơn mưa đầu mùa,... Lễ hội góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hoá, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.
Tham khảo:
• Yêu cầu số 1: Kiến trúc của chùa Cầu:
- Chùa Cầu là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong phố cổ Hội An. Ban đầu, cầu do các thương nhân Nhật Bản xây dựng. Năm 1653, cầu được nối thêm một gian nhô ra ở giữa để làm chùa, gọi là Chùa Cầu.
- Chùa Cầu là một công trình kiến trúc độc đáo với chùa và cầu gắn với nhau thành một thể thống nhất. Chùa Cầu có kiến trúc phan trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của cầu được làm bằng gỗ; mái của công trình được lợp bằng ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo.
- Hiện nay, Chùa Cầu là biểu tượng của thành phố Hội An.
• Yêu cầu số 2: Truyền thuyết về chùa Cầu
- Theo truyền thuyết, ở ngoài đại dương có một loài thuỷ quái, đầu của nó nằm ở Ấn Độ, đuôi ở Nhật Bản và lưng vắt qua Hội An. Mỗi khi thuỷ quái quẫy mình, nước Nhật sẽ bị động đất, Hội An sẽ bị ngập lụt.
- Vì thế, cầu được người Nhật xây dựng (thường gọi là Cầu Nhật Bản) với ý nghĩa như một thanh kiếm cắm vào sống lưng thuỷ quái, ngăn không cho nó quẫy mình, để bảo vệ yên bình cho người dân.
Tham khảo
*Kiến trúc của chùa Cầu:
- Chùa Cầu là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong phố cổ Hội An. Ban đầu, cầu do các thương nhân Nhật Bản xây dựng. Năm 1653, cầu được nối thêm một gian nhô ra ở giữa để làm chùa, gọi là Chùa Cầu.
- Chùa Cầu là một công trình kiến trúc độc đáo với chùa và cầu gắn với nhau thành một thể thống nhất. Chùa Cầu có kiến trúc phan trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của cầu được làm bằng gỗ; mái của công trình được lợp bằng ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo.
- Hiện nay, Chùa Cầu là biểu tượng của thành phố Hội An.
*Truyền thuyết về chùa Cầu
- Theo truyền thuyết, ở ngoài đại dương có một loài thuỷ quái, đầu của nó nằm ở Ấn Độ, đuôi ở Nhật Bản và lưng vắt qua Hội An. Mỗi khi thuỷ quái quẫy mình, nước Nhật sẽ bị động đất, Hội An sẽ bị ngập lụt.
- Vì thế, cầu được người Nhật xây dựng (thường gọi là Cầu Nhật Bản) với ý nghĩa như một thanh kiếm cắm vào sống lưng thuỷ quái, ngăn không cho nó quẫy mình, để bảo vệ yên bình cho người dân.