K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Ở các làng quê truyền thống Bắc Bộ thường có luỹ tre xanh, cổng làng, cây đa, giếng nước, sân đình. Một số làng còn có đền, chùa, miếu,...

+ Cổng làng là cửa ngõ ra vào làng, là nơi người dân dừng nghỉ chân, hóng mát, cũng là nơi trẻ em tụ tập, cùng vui đùa,...

+ Cây đa tạo bóng mát thường được trồng ở đầu làng, cuối làng, hoặc ở vị trí trung tâm, bên cạnh các di tích lịch sử - văn hoá.

+ Giếng làng trước đây là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt chính cho dân làng.

+ Đình là nơi thờ Thành hoàng, thường được xây dựng ở vị trí trung tâm. Sân đình là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hoá chung của làng.

30 tháng 7 2023

- Gốm, sứ là các sản phẩm thủ công truyền thống được tạo nên từ đất sét, trải qua quá trình phơi sấy, nung và tráng men.

- Đúc đồng là nghề đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, khéo léo từ khâu tạo mẫu đến hoàn thiện sản phẩm.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Mô tả phong cảnh làng quê ở Đồng bằng Bắc Bộ

+  Làng quê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Người dân ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ sống thành từng làng theo quan hệ họ hàng, làng xóm.

+ Phong cảnh quen thuộc ở làng quê thường có cổng làng, cây đa, luỹ tre, giếng nước, chùa, đình làng,...

+ Mỗi làng đều có một ngôi đình thờ Thành hoàng, là nơi hội họp, tổ chức các lễ hội truyền thống của người dân trong làng.

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Nhà ở truyền thống của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ:

+ Những ngôi nhà được đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch, mái lợp lá hoặc ngói.

+ Nhà thường có ba gian. Gian chính là nơi thờ cúng và tiếp khách. Hai gian bên gọi là buồng, dùng làm phòng ngủ hoặc chứa thóc, gạo, đồ dùng.....

- So với nhà ở truyền thống, nhà ở hiện nay của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ có điểm khác biệt là:

+ Nhà thường được xây dựng kiên cố bằng gạch, bê tông cốt thép.

+ Phổ biến loại hình nhà ống với nhiều tầng.

+ Nhà ở có sự thay đổi theo hướng hiện đại và tiện nghi hơn.

26 tháng 11 2023

Tham khảo!

Đình làng là nét đặc trưng tiêu biểu nhất của làng quê Bắc Bộ. Đình làng là ngôi nhà chung to lớn, kiến trúc đẹp, trang trọng nhất làng. Đình làng thờ thành hoàng làng, người có công lập ấp mở mang nghề nghiệp chăm lo cho dân, hoặc có công đánh giặc giữ nước. Mỗi dịp lễ hội, dân làng tổ chức lễ rước kiệu sơn son thếp vàng trong tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng nhạc vang dội, diễn tả lại sự tích và công lao của Thành Hoàng. Lễ rước kiệu hội làng luôn tạo cảm xúc linh thiêng gắn bó đoàn kết  trong cộng đồng. Đình làng chứng kiến những sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đời sống xã hội của làng quê.

26 tháng 11 2023

- Chợ phiên vùng cao:
+ Chợ phiên vùng cao thường họp vào những ngày nhất định. Vào ngày này, chợ thường rất đông vui.
+ Chợ phiên không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, giao lưu văn hoá của người dân.
+ Ngoài ra, chợ phiên cũng là nơi lưu giữ những nét văn hoá đặc sắc về ẩm thực, trang phục,...
- Lễ hội Lồng Tồng:
+ Còn được gọi là lễ hội xuống đồng của các dân tộc Tày, Nùng,... + Lễ hội này được tổ chức vào đầu mùa xuân, để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.
+ Hoạt động chính của lễ hội là: nghi lễ xuống đồng, với sự tham gia thực hiện nghi thức cày đường cày đầu tiên, thi cấy,....
+ Trong lễ hội có các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, tung còn, bịt mắt đập trống,... - Nghệ thuật múa xòe Thái
+ Xòe Thái là loại hình múa truyền thống, đặc sắc, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thái.
+ Xòe Thái có rất nhiều điệu, trong đó xòe vòng là phổ biến nhất. Xoè vòng có tính giao lưu cộng đồng cao nên không hạn chế số người tham gia. Các vòng xoè thường được xác định “tâm xoè" bởi một hũ rượu cần hoặc một đống lửa,....
+ Năm 2021, Tổ chức UNESCO đã ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tham khảo

- Chợ phiên vùng cao:

+ Chợ phiên vùng cao thường họp vào những ngày nhất định. Vào ngày này, chợ thường rất đông vui.

+ Chợ phiên không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, giao lưu văn hoá của người dân.

+ Ngoài ra, chợ phiên cũng là nơi lưu giữ những nét văn hoá đặc sắc về ẩm thực, trang phục,...

- Lễ hội Lồng Tồng:

+ Còn được gọi là lễ hội xuống đồng của các dân tộc Tày, Nùng,...

+ Lễ hội này được tổ chức vào đầu mùa xuân, để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.

+ Hoạt động chính của lễ hội là: nghi lễ xuống đồng, với sự tham gia thực hiện nghi thức cày đường cày đầu tiên, thi cấy,....

+ Trong lễ hội có các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, tung còn, bịt mắt đập trống,...

- Nghệ thuật múa xòe Thái

+ Xòe Thái là loại hình múa truyền thống, đặc sắc, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thái.

+ Xòe Thái có rất nhiều điệu, trong đó xòe vòng là phổ biến nhất. Xoè vòng có tính giao lưu cộng đồng cao nên không hạn chế số người tham gia. Các vòng xoè thường được xác định “tâm xoè" bởi một hũ rượu cần hoặc một đống lửa,....

+ Năm 2021, Tổ chức UNESCO đã ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

 

2 tháng 8 2023

THAM KHẢO
- Người dân ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ sống thành làng với nhiều ngôi nhà xây dựng gần nhau. Làng là nơi người dân có mối liên kết chặt chẽ với nhau dựa trên quan hệ dòng họ, hàng xóm,... giúp đỡ nhau về vật chất, tinh thần.
- Trước kia, làng ở Đồng bằng Bắc Bộ thường có lũy tre xanh bao bọc, có cổng vào làng. Mỗi làng có một ngôi đình thờ người có công với làng, với nước gọi là Thành hoàng. Một số làng còn có đền, chùa,...
- Ngày nay, làng có nhiều nhà hiện đại hơn, đường làng thường được đổ bê tông hoặc rải nhựa thuận tiện cho việc đi lại, có các công trình phục vụ công cộng như: nhà văn hóa, trường học,...

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là: hội Lim (ở Bắc Ninh), hội chùa Hương (ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội); hội Gióng (ở huyện Gia Lâm, Hà Nội), lễ hội Phủ Giày (ở Nam Định)...

-  Một số nét chính về lễ hội truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ:

+ Các lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân để cầu cho mọi người đều được mạnh khoẻ, mùa màng bội thu....

+ Trong các lễ hội, người dân mặc trang phục truyền thống, tổ chức tế lễ và nhiều hoạt động vui chơi, giải trí như: đánh đu, đấu vật, kéo co, cờ người,...

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Người dân đồng bằng Bắc Bộ có rất nhiều các ngành nghề thủ công khác nhau. Một số ngành nghề tiêu biểu như làm gốm (Bát Tràng), dệt lụa (Vạn Phúc), làm đồ gỗ (Đồng Kỵ) hay làm chiếu cói (Kim Sơn)….

2 tháng 8 2023

THAM KHẢO
- Mô tả hệ thống đê sông Hồng:
+ Hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ có tổng chiều dài hàng nghìn ki-lô-mét. Nhiều nơi đê có độ cao từ 6 m đến 8 m, có nơi cao hơn 10 m.
+ Đây là công trình vĩ đại của người dân trong việc ngăn lũ của sông ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Vai trò của đê sông Hồng: nhờ có hệ thống đê ven sông mà đời sống của người dân được đảm bảo hơn; dân cư phân bố rộng khắp đồng bằng; nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ phát triển; nhiều di tích lịch sử, văn hóa,... được lưu giữ.

12 tháng 12 2023