Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nét chính về đời sống vật chất
- Hoạt động kinh tế
+ Nông nghiệp: Hoạt động sản xuất chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, nhưng có sự khác nhau về hình thức giữa đồng bằng và miền núi.
+ Thủ công nghiệp: cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam phát triển các nghề thủ công như nghề gốm, dệt, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy,... từ sớm; một số nghề đạt đến trình độ cao
+ Thương nghiệp: chợ vừa là nơi trao đổi, buôn bán các mặt hàng, vừa là nơi giao lưu văn hoá và thể hiện tinh cộng đồng.
- Đời sống vật chất
+ Ăn: lương thực, thực phẩm chính là: gạo nếp, gạo tẻ, thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản…. khẩu vị của các dân tộc ở mỗi vùng, miền có sự khác nhau.
+ Mặc: trang phục truyền thống của các tộc người có sự khác biệt nhất định, phù hợp với tập quán và điều kiện sống của từng dân tộc.
+ Ở: nhà ở truyền thống của người Kinh là nhà trệt; các dân tộc thiểu số thường dựng nhà sàn
- Phương tiện đi lại:
+ Trước đây: phương tiện đi lại truyền thống của người Kinh là ngựa, xe ngựa, xe kéo tay, trên đường thuỷ có thuyền, bẻ, mảng, ghe, tàu,... Các dân tộc thiểu số thường sử dụng: ngựa, voi, trâu/ bò…
+ Trong xã hội hiện đại, xe đạp, xe máy và ô tô là phương tiện giao thông phổ biến. Tàu hoả, máy bay cũng trở thành phương tiện đi lại quen thuộc của người dân Việt Nam.
Những thành tựu cơ bản:
- Trí tuệ nhân tạo (AI): trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt rô-bốt thông minh.
- Internet kết nối vạn vật dựa trên nền tảng sự kết nối của con người với các thiết bị điện tử. Có phạm vi ứng dụng rộng lớn.
- Dữ liệu lớn (Big Data) chỉ một tập hợp dữ liệu lớn và phức tạp bao gồm các khâu phân tích, thu thập, giám sát.
- Ngoài ra còn đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực : công nghệ sinh học, công nghệ nano, xe tự lái, điện toán đám mây,…
Giới thiệu thành tựu công nghệ sinh học:
Công nghệ sinh học là lĩnh vực đa ngành và liên ngành, gắn kết với nhiều lĩnh vực trong sản xuất và cuộc sống như chọn tạo giống cây trồng vật nuôi mang các đặc tính mới. Sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật; xử lý ô nhiễm môi trường, rác thải… Ba công nghệ sinh học chủ yếu tác động đến sự thay đổi cuộc sống con người là công nghệ gen (công nghệ di truyền), nuôi cấy mô và nhân bản.
Tín ngưỡng, tôn giáo
Tín ngưỡng:
- Các tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam có tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên, thực hiện nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp,... với những cách thức khác nhau.
- Các tín ngưỡng phổ biến của người Kinh là:
+ Thờ cúng tổ tiên, thờ người có công với cộng đồng, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ tổ sư, tổ nghề,... trong đó, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng quan trọng nhất
+ Bàn thờ tổ tiên trong gia đình người Kinh được đặt ở vị trí trang trọng nhất, việc củng lễ được thực hiện vào các ngày giỗ, tết và các dịp tuần tiết trong năm.
+ Tục thờ Thổ công, Táo quân, ông Địa phổ biến ở nhiều địa phương
+ Thành hoàng hoặc các vị phúc thần thường được thờ ở những nơi thờ tự của cộng đồng, như đinh, miếu…
- Các dân tộc thiểu số có tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, thờ nhiều vị thần tự nhiên, theo thuyết “vạn vận hữu linh”, nhiều dân tộc thờ các vị thần nông nghiệp….
Tôn giáo
- Tại Việt Nam có sự hiện diện của các tôn giáo lớn trên thế giới là Phật giáo, Đạo giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Công giáo,... Mức độ đậm nhạt của các tôn giáo này khác nhau tuỳ theo tiến trình lịch sử, theo vùng miền và theo tộc người,
- Phật giáo:
+ Được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên và dần trở thành tôn giáo có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của các dân tộc.
+ Phật giáo trở thành quốc giáo trong một số giai đoạn của thời kì quân chủ.
+ Đến nay, phổ biến ở Việt Nam là Phật giáo Đại thừa.
- Hin-đu giáo:
+ Được truyền bá vào Việt Nam từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên và có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Hiện nay, phần lớn dân tộc Chăm cư trú ở Ninh Thuận và Binh Thuận theo Hin-đu giáo
- Bộ phận người Chăm cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh theo Hồi giáo.
- Công giáo được truyền bá vào Việt Nam từ thế kỉ XVI và dần trở thành một trong những tôn giáo phổ biến trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
a/ Thành tựu vật chất, tinh thần của cư dân Chăm-pa
- Thành tựu về đời sống vật chất:
+ Nguồn lương thực chính là: gạo nếp, gạo tẻ; kê, đậu,.. ngoài ra còn có nguồn hải sản đa dạng với các loại cá, tôm, ốc,…
+ Trang phục: nam, nữ thường quấn ngang tấm vải từ lưng trở xuống, tai đeo trang sức,
+ Vua thường ở trong lầu cao, dân thường ở nhà sản dựng bằng gỗ.
+ Thuyển đi biển phổ biến là loại hai đầu nhọn, có cánh buồm, phần đầu lái và mũi thuyền đểu uốn cong.
+ Kĩ thuật làm đồ gốm và xây dựng đền tháp rất phát triển.
- Thành tựu về đời sống tinh thần:
+ Sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn
+ Văn học dân gian và văn học viết cùng song hành tồn tại.
+ Tín ngưỡng – tôn giáo: có tục thờ cúng tổ tiên, chôn người chết trong các mô chum; tiếp thu các tôn giáo của Ấn Độ là: Phật giáo và Hin-đu giáo
+ Cư dân có tư duy thẩm mĩ và sự sáng tạo cao.
+ Âm nhạc và ca múa đặc biệt phát triển.
b/ Thành tựu vật chất, tinh thần của cư dân Phù Nam
- Thành tựu về đời sống vật chất:
+ Nguồn lương thực, thực phẩm chính là: lúa gạo, rau, củ, quả; gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản…
+ Trang phục tuỳ theo từng tầng lớp xã hội: dân nghèo dùng vải may quần áo, nhà giàu dùng tơ lụa, gấm. Trang phục phổ biến là mặc áo chui đầu hoặc ở trần, dùng vải quân làm váy, người dân đi chân đất hoặc đi dép bằng gỗ; còn vua đi dép băng ngà voi. Cư dân đặc biệt thích đeo đồ trang sức làm bằng đá quý, thuỷ tinh, vàng, bạc,...
+ Cư dân sống chủ yếu trong các nhà sản bằng gỗ.
+ Việc di chuyển đi lại giữa các khu vực chủ yếu bằng thuyền bè trên kênh rạch, sông, biển
- Thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của cư dân nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc:
+ Nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu của cư dân bao gồm: gạo nếp, gạo tẻ, các loại rau, củ, quả, gia súc, gia cầm (lợn, gà, vịt,...) và các loại thuỷ sản (cá, tôm, cua,...)
+ Về trang phục, nam thường đóng khố, mình trần; nữ mặc áo, váy, yếm che ngực và đều đi chân đất. Vào dịp lễ hội, trang phục có thêm đồ trang sức, như vòng, nhân, khuyên tai, mũ gắn lông vũ,...
+ Nhà ở phổ biến là kiểu nhà sản làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.
+ Phương thức di chuyển trên sông nước chủ yếu là dùng thuyền, bè.
Ý nghĩa:
Tất cả những thành tựu đạt được của văn minh thời Phục hưng là một bước tiến lớn trong lịch sử văn minh ở Tây Âu. Đó là tinh thần nhân văn và tiến bộ trong tư tưởng và văn học, là sự sáng tạo và phát minh trong khoa học với những ý tưởng đi trước thời đại, là chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật.
- Những thành tựu văn minh cơ bản:
* Ý nghĩa:
- Chữ viết Hy Lạp và La Mã đơn giản, ngắn gọn, linh hoạt là nền tảng chữ viết theo hệ chữ La-tinh hiện nay.
- Triết học được xem là những thành tựu rực rỡ của văn minh phương Tây, tạo nên cơ sở hình thành của triết học châu Âu sau này.
- Thiên Chúa giáo được lan tỏa mạnh mẽ và trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới.
- Việc tính lịch và quan sát thiên văn có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống đương thời, đồng thời là cơ sở cho cách tính lịch sau này.
- Những hiểu biết về khoa học của cư dân Hy Lạp và La Mã được ứng dụng hiệu quả trong cuộc sống và cũng là nền tảng của khoa học hiện đại.
- Hy Lạp và La Mã đạt tới trình độ cao, mang tính thực tế và tinh thần dân tộc sâu sắc trong lĩnh vực nghệ thuật, công trình kiến trúc.
=> Tất cả những thành tựu trên đã tạo ra một nền văn minh rực rỡ nhiều lĩnh vực, là cơ sở đầu tiên của nền văn minh phương Tây sau này.
* Đền Pác-tê-nông tại A-ten (Hy Lạp):
Được xây dựng từ 447 TCN đến 432 TCN, ngôi đền được dựng lên để thờ nữ thần A-the-na – vị thần bảo hộ thành A-ten. Bố cục gồm bốn khu vực chính: Tiền sảnh; gian thờ, nơi đặt tượng nữ thần A-the-na; khu vực để châu báu; hậu sảnh. Toàn bộ ngôi đền được thiết kế theo phong cách Doris đặc trưng với kết cấu đơn giản, tinh tế. Pác-tê-nông được coi là biểu tượng của nền dân chủ A-ten, là một trong những công trình kiến trúc văn hóa vĩ đại của văn minh Hy Lạp cổ đại nói riêng và thế giới nói chung.
Văn minh Chăm-pa | Văn minh Phù Nam | |
Tương đồng | - Cơ sở tự nhiên : + Có các dòng sông lớn, như: sông Thu Bồn ở Chăm-pa; sông Cửu Long ở Phù Nam. + Có các đồng bằng phù sa màu mỡ + Tiếp giáp với biển - Cơ sở xã hội: cư dân bản địa là người Môn cổ; bên cạnh đó còn có một bộ phận dân cư di cư từ nơi khác tới. | |
Khác biệt | - Địa bàn hình thành: vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam ngày nay. - Địa hình đan xen khu vực cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp. | - Địa bàn hình thành: ở lưu vực sông Cửu Long (thuộc khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay). - Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng |
- Sự phát triển của văn minh Đông Nam Á từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:
+ Đây là giai đoạn hình thành những quốc gia thống nhất và lớn mạnh ở Đông Nam Á như Đại Việt, Ăng-co, Chăm-pa, Pa-gan, Lan Xang, Xu-khô-thai, A-giut-thay-a, Ma-gia-pa-hit,...
+ Sự hoàn thiện của các nhà nước quân chủ với nền kinh tế phát triển thịnh đạt và xã hội ổn định đã đưa văn minh Đông Nam A bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ.
+ Văn minh Đông Nam Á đã định hình bản sắc với những thành tựu đặc sắc và sáng tạo trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc.
+ Sự xâm nhập và lan toả của Hồi giáo đã tạo nên những sắc thái mới cho văn minh Đông Nam Á.
- Sự phát triển của văn minh Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X:
+ Đầu Công nguyên đến thế kỉ VII, trên nền tảng của văn hoá bản địa với kĩ nghệ sắt khá phát triển và những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc, ở Đông Nam Á đã hình thành một sổ quốc gia, như: Phù Nam, Chăm-pa; Ta-ru-ma, Ma-lay-lu; Ha-ri-pun-giay-a….trong đó lớn mạnh nhất là Phù Nam.
+ Từ thế kỉ VII - X, khu vực Đông Nam Á hình thành thêm một số quốc gia mới; một số quốc gia nhỏ trước đây bị thôn tính hoặc hợp nhất lại với nhau thành những nước lớn hơn, tiêu biểu là Ăng-co, Sri vi-giay-a.
+ Sự ra đời và bước đầu phát triển của các nhà nước là thành tựu văn minh nổi bật nhất trong giai đoạn này.
- Các dân tộc thiểu số có trên 1 triệu người là: Tày, Thái, Mường, Hmông, Khơ-me, Nùng.
- Các dân tộc thiểu số có dưới 5000 người là: Lô Lô; Mảng; Cờ Lao; Bố y; Cống; Ngái; Si La; Pu Péo; Ra Măm; Brâu; Ơ Đu.