Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
♦ Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 23,4% GDP và 25% lao động (2020) với cơ cấu khá đa dạng.
- Công nghiệp khai khoáng:
+ Là ngành nổi bật, đóng góp đáng kể vào GDP, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
+ Cộng hòa Nam Phi là nước đứng thứ 5 thế giới trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tính trên giá trị GDP. Có trình độ kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất cao.
+ Các khoáng sản khai thác nhiều là quặng kim loại và khoáng sản quý, than đá. Đứng hàng đầu thế giới về khai thác vàng, kim cương, u-ra-ni-um.
- Công nghiệp hóa chất:
+ Cộng hòa Nam Phi có ngành công nghiệp hóa chất lớn hàng đầu ở châu Phi, cơ cấu đa dạng và liên hợp từ xử lí nhiên liệu, chế tạo nhựa cho tới dược phẩm.
+ Các lĩnh vực mũi nhọn là: chế biến than tổng hợp, nhiên liệu khí tự nhiên hóa lỏng và hóa dầu.
- Công nghiệp chế tạo máy:
+ Sản xuất ô tô là ngành quan trọng của nền kinh tế, chiếm 10% sản lượng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến.
+ Nhiều hãng xe lớn trên thế giới đều có các nhà máy sản xuất tại quốc gia này.
- Công nghiệp điện tử - tin học:
+ Phát triển mạnh với hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động.
+ Lĩnh vực nổi bật là phần mềm điện thoại di động và các dịch vụ ngân hàng điện tử, giá trị sản xuất chiếm hơn 7% GDP (2020).
- Công nghiệp luyện kim:
+ Là nước sản xuất thép lớn nhất ở châu Phi, sản xuất nhôm lớn thứ 8 thế giới.
+ Chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu.
- Công nghiệp thực phẩm:
+ Là ngành sử dụng nhiều lao động nhất, đóng góp lớn thứ 3 vào GDP.
+ Các sản phẩm đa dạng: thủy hải sản, các sản phẩm thịt, các loại hạt, cây gia vị, hoa quả, bánh kẹo,…
Tham khảo!!!
- Cộng hòa Nam Phi là một trong những nước có nền công nghiệp phát triển nhất châu Phi.
- Mặc dù tỉ trọng trong GDP có xu hướng giảm nhưng công nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 23,4% GDP và khoảng 25% lực lượng lao động của đất nước (năm 2020); tạo nên nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
- Công nghiệp khai thác khoáng sản:
+ Là ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo ra nguồn việc làm cho 451,4 nghìn người (năm 2020) và đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế.
+ Cộng hòa Nam Phi là nhà sản xuất lớn nhất thế giới về bạch kim, vàng và crôm.
+ Công nghiệp khai thác khoáng sản tập trung ở khu vực nội địa.
- Một số ngành công nghiệp quan trọng khác của Cộng hòa Nam Phi là: sản xuất ô tô, luyện kim, dệt may, hóa chất, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản.
- Các trung tâm công nghiệp chính là: Kếp tao, Giô-han-ne-xbua, Po Ê-li-da-bét, Đông Luân Đôn và Đuốc-ban.
Tham khảo!
- Yêu cầu số 1: Điểm nổi bật về ngành công nghiệp
+ Cộng hòa Nam Phi là quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi.
+ Ngành công nghiệp đóng góp khoảng 24,5% GDP và thu hút khoảng 22% lao động (năm 2021).
+ Cộng hòa Nam Phi có hoạt động sản xuất công nghiệp đa dạng, bên cạnh ngành công nghiệp khai thác thì ngành công nghiệp chế biến cũng đang được chú trọng phát triển. Ngoài ra, Cộng hòa Nam Phi còn phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng khác như cơ khí, hóa dầu, hóa chất, luyện kim đen, luyện kim màu,...
+ Cộng hòa Nam Phi đã hình thành các trung tâm công nghiệp quan trọng với hoạt động sản xuất đa dạng.
- Yêu cầu số 2:
+ Một số trung tâm công nghiệp lớn của Cộng hòa Nam Phi là: Đuốc-ban; Kếp-tao; Po Ê-li-da-bét; Blô-em-phôn-tên; Xu-ên; Giô-han-ne-xbớc,…
+ Các ngành công nghiệp quan trọng của Cộng hòa Nam Phi là: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, cơ khí, hóa dầu, hóa chất, luyện kim đen, luyện kim màu,...
Tham khảo!
Đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp ở cộng hòa Nam Phi
- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Cộng hòa Nam Phi chỉ chiếm 2,4% tỉ trọng GDP (năm 2021) nhưng là ngành có những thế mạnh để phát triển hơn so với các quốc gia khác ở châu Phi nhờ vào những đặc trưng về đất đai và khí hậu.
+ Ngành trồng trọt: diện tích đất có thể trồng trọt ở Cộng hòa Nam Phi hạn chế, chiếm khoảng 12% tổng diện tích đất tự nhiên. Cây lương thực được trồng chủ yếu là lúa mì và ngô. Cây công nghiệp quan trọng là bông, lạc, thuốc lá,... Phía nam lãnh thổ phát triển các loại cây ăn quả cận nhiệt như cam, nho,... và trồng mía để phục vụ cho ngành công nghiệp mía đường.
+ Ngành chăn nuôi: chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Diện tích đồng cỏ rộng lớn ở các cao nguyên trong nội địa và các sườn núi phía nam tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển, song cũng gây khó khăn do hạn hán thường xuyên Các vật nuôi quan trọng là bò, cừu, dê,...
+ Ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản: Cộng hòa Nam Phi có vùng biển rộng lớn với nhiều ngư trường ở Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương nên hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản khá phát triển.
- Hiện nay, Cộng hòa Nam Phi có nhiều hình thức canh tác nông nghiệp, trong đó phổ biến nhất là trang trại và nông hộ.
- Mặc dù nông nghiệp ở Cộng hòa Nam Phi có những thế mạnh nhất định nhưng quốc gia này vẫn phải nhập khẩu lương thực.
Tham khảo!!
- Đặc điểm của ngành giao thông vận tải ở Cộng hòa Nam Phi: Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải khá phát triển với đầy đủ các loại hình giao thông. Tuy nhiên, một số vùng cơ sở hạ tăng giao thông còn hạn chế.
+ Đường bộ là loại hình vận tải chính để vận chuyển hành khách, hàng hóa.
+ Giao thông đường sắt có chiều dài đứng thứ 10 trên thế giới và kết nối với nhiều mạng lưới đường sắt ở khu vực cận Xa-ha-ra.
+ Giao thông đường biển có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế đất nước, một số cảng biển lớn là Kép-tao, Po Ê-li-da-bét, Đuốc-ban.
+ Giao thông đường hàng không được đầu tư phát triển nhanh trong những năm gần đây, các sân bay quan trọng là Prê-tô-ri-a, Giô-han-ne-xbua, Kếp tao.
Tham khảo!
a) Nông nghiệp
- Đóng góp 2,5% vào GDP (năm 2020), nhưng có vai trò quan trọng:
+ Giải quyết việc làm cho dân cư ở khu vực nông thôn;
+ Tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể nhờ xuất khẩu các mặt hàng nông sản
+ Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
- Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm 1/5 diện tích đất nông nghiệp. Các cây trồng quan trọng là ngô, đậu tương, lúa mì, mía, hướng dương, cây ăn quả các loại.
- Chăn nuôi quảng canh chiếm 4/5 diện tích đất nông nghiệp. Các vật nuôi phổ biến là bỏ, cửu, dê, lợn....
- Nông nghiệp của Cộng hòa Nam Phi có sự phân hóa theo vùng:
+ Hoạt động trồng trọt thâm canh và chăn nuôi hỗn hợp tập trung chủ yếu ở những khu vực có tài nguyên đất và nguồn nước thuận lợi như vùng ven biển đông nam và phía nam, hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả;
+ Chăn nuôi gia súc thường phân bố ở các vùng khô hạn trong nội địa.
b) Lâm nghiệp
- Là ngành có ý nghĩa quan trọng đối với Cộng hòa Nam Phi.
- Mặc dù chỉ đóng góp 0,6% vào GDP (năm 2020) nhưng đây là ngành cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành khác như: sản xuất giấy, bột giấy; đặc biệt, lâm nghiệp có ý nghĩa lớn đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo sử dụng bên vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Rừng trồng của Nam Phi có thể cung cấp hằng năm từ 15 đến 18 triệu m3 gỗ. Mô hình đồn điền trồng cây lấy gỗ đang ngày càng được đầu tư, phát triển cho năng suất cao.
c) Thuỷ sản
- Ngành thuỷ sản chưa thực sự phát triển, mới chỉ đóng góp khoảng 0,1% vào GDP (năm 2020).
+ Sản lượng thuỷ sản khai thác ngày càng tăng, năm 2020 đạt 602,7 nghìn tấn.
+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có xu hướng tăng lên song còn thấp, đạt 9,7 nghìn tấn (năm 2020).
- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng được chú trọng theo hướng phát triển bền vững.
Tham khảo:
♦ Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 23,4% GDP và 25% lao động (2020) với cơ cấu khá đa dạng.
- Công nghiệp khai khoáng:
+ Là ngành nổi bật, đóng góp đáng kể vào GDP, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
+ Cộng hòa Nam Phi là nước đứng thứ 5 thế giới trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tính trên giá trị GDP. Có trình độ kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất cao.
+ Các khoáng sản khai thác nhiều là quặng kim loại và khoáng sản quý, than đá. Đứng hàng đầu thế giới về khai thác vàng, kim cương, u-ra-ni-um.
- Công nghiệp hóa chất:
+ Cộng hòa Nam Phi có ngành công nghiệp hóa chất lớn hàng đầu ở châu Phi, cơ cấu đa dạng và liên hợp từ xử lí nhiên liệu, chế tạo nhựa cho tới dược phẩm.
+ Các lĩnh vực mũi nhọn là: chế biến than tổng hợp, nhiên liệu khí tự nhiên hóa lỏng và hóa dầu.
- Công nghiệp chế tạo máy:
+ Sản xuất ô tô là ngành quan trọng của nền kinh tế, chiếm 10% sản lượng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến.
+ Nhiều hãng xe lớn trên thế giới đều có các nhà máy sản xuất tại quốc gia này.
- Công nghiệp điện tử - tin học:
+ Phát triển mạnh với hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động.
+ Lĩnh vực nổi bật là phần mềm điện thoại di động và các dịch vụ ngân hàng điện tử, giá trị sản xuất chiếm hơn 7% GDP (2020).
- Công nghiệp luyện kim:
+ Là nước sản xuất thép lớn nhất ở châu Phi, sản xuất nhôm lớn thứ 8 thế giới.
+ Chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu.
- Công nghiệp thực phẩm:
+ Là ngành sử dụng nhiều lao động nhất, đóng góp lớn thứ 3 vào GDP.
+ Các sản phẩm đa dạng: thủy hải sản, các sản phẩm thịt, các loại hạt, cây gia vị, hoa quả, bánh kẹo,…
Tham khảo!
a) Thương mại
- Nội thương:
+ Hoạt động nội thương ở Cộng hòa Nam Phi phát triển khá nhanh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của hơn 60 triệu dân.
+ Các đô thị lớn như Kếp-tao, Blô-em-phôn-tên, Prê-tô-ri-a, Đuốc-ban, Giô-han-ne-xbớc,... có hoạt động thương mại diễn ra sôi nổi với nhiều dịch vụ đa dạng.
+ Tuy nhiên, ở những vùng có điều kiện khó khăn tại các sa mạc thuộc tỉnh Bắc Kếp và vùng núi cao thuộc dãy Đrê-ken-bec, hoạt động thương mại rất hạn chế.
- Ngoại thương:
+ Tổng trị giá xuất, nhập khẩu đạt 130,6 tỉ USD (năm 2021), là quốc gia đứng đầu châu Phi về trị giá xuất, nhập khẩu.
+ Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng là vàng, kim cương, một số nông sản (ngô, nho, chà là,...), một số sản phẩm công nghiệp (ô tô, linh kiện điện tử, công nghệ thông tin,...).
+ Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, hóa chất và một số sản phẩm nông nghiệp (gạo, cà phê,...).
+ Các bạn hàng quan trọng trong hoạt động ngoại thương của Nam Phi là Trung Quốc, CHLB Đức, Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản,... Ngoài ra, quốc gia này cũng chú trọng phát triển ngoại thương với các nước láng giềng thông qua hợp tác thương mại trong Cộng đồng phát triển Nam Phi.
b) Giao thông vận tải
- Hệ thống giao thông ở Cộng hòa Nam Phi được đầu tư để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, ở nhiều nơi hạ tầng giao thông vẫn còn yếu kém, nhất là vùng núi cao và sa mạc của đất nước.
+ Hệ thống đường sắt ở Cộng hòa Nam Phi khá phát triển với khoảng 21 000 km kết nối các vùng trong cả nước để vận chuyển người và hàng hóa, đặc biệt là vận chuyển khoáng sản từ nội địa ra cảng biển để xuất khẩu.
+ Hệ thống giao thông đường ô tô ngày càng hiện đại với tổng chiều dài hơn 750000 km để kết nối các vùng kinh tế trong nước.
+ Giao thông hàng không khá phát triển với khoảng 25 sân bay nội địa và quốc tế, trong đó các sân bay quốc tế như Prê-tô-ri-a, Blô-em-phôn-tên và Kếp-tao là đầu mối giao thông hàng không quan trọng.
+ Vận tải đường biển có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước; một số cảng biển quan trọng và có năng lực vận tải lớn như cảng Kếp-tao, Po Ê-li-da-bét, Đuốc-ban,...
c) Du lịch
- Du lịch là ngành kinh tế quan trọng ở Cộng hòa Nam Phi, đóng góp từ 8 - 9% GDP của đất nước.
- Cộng hòa Nam Phi có tài nguyên du lịch phong phú, nhiều địa điểm nổi tiếng thu hút du khách như: vùng rượu vang ở tỉnh Tây Kếp; Núi Bàn, đảo Rô-bơn (Kếp-tao); mỏ kim cương ở Kim-bơc-li, mũi Hảo Vọng,...
- Năm 2019, Cộng hòa Nam Phi đón hơn 16 triệu lượt khách quốc tế. Thị trường khách du lịch quốc tế đến quốc gia này chủ yếu từ khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á và Trung Đông.
- Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên số lượng du khách quốc tế đến Cộng hòa Nam Phi giảm đáng kể.
Tham khảo
- Đặc điểm
+ Năm 2020 số dân là 59,3 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn khá cao. Dân số đông, tăng nhanh.
+ Dân cư phân bố không đều, mật độ dân số trung bình khoảng 49 người/km2, tập trung đông ở phía đông, đông bắc và vùng duyên hải phía nam, các vùng còn lại thưa thớt.
+ Tỉ lệ dân thành thị cao và tăng nhanh, năm 2020 là 67,4%. Đô thị hóa gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp khai khoáng; nhiều đô thị hình thành từ việc thu hút lao động đến làm việc ở các khu mỏ.
+ Dân cư Cộng hòa Nam Phi đa dân tộc, chủ yếu là người da đen (80,9%), da trắng, da màu và người Ấn Độ.
- Tác động
+ Dân số đông, tăng nhanh nên Cộng hòa Nam Phi dù có lực lượng lao động dồi dào nhưng vẫn gặp nhiều vấn đề như sức ép về việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Việc phân bố dân cư không đều ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.
+ Dân cư đa dân tộc dẫn đến vấn đề phân biệt chủng tộc tuy nhiên Chính phủ đã nỗ lực để chống nạn phân biệt chủng tộc và mang lại nhiều kết quả, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài.
Tham khảo
♦ Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 64,6% GDP, cơ cấu ngành đa dạng.
- Giao thông vận tải:
+ Hệ thống đường ô tô đứng đầu châu Phi, có trên 360 nghìn km đường ô tô.
+ Mạng lưới đường sắt rất phát triển.
+ Đường biển phát triển mạnh, có 18 cảng biển, nhiều cảng lớn.
+ Đường hàng không được chú trọng phát triển, có nhiều sân bay quốc tế và nhiều hãng hàng không quốc tế hoạt động.
- Bưu chính viễn thông phát triển khá nhanh, chiếm hơn 7% GDP, có mức độ kết nối internet cao hàng đầu châu Phi.
- Du lịch là một trong những ngành mũi nhọn, thu hút nhiều lao động trực tiếp. Năm 2019 đón hơn 16 triệu lượt khách quốc tế đứng thứ 2 châu Phi. Chú trọng phát triển du lịch đô thị và văn hóa bên cạnh du lịch truyền thống.
- Thương mại:
+ Ngoại thương được đẩy mạnh, xuất khẩu chính là khoáng sản và len làm từ lông cừu, nhập khẩu chính là máy móc thiết bị, hóa chất, dược phẩm. Đối tác thương mại chính là Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Anh,…
+ Nội thương phát triển do có thị trường nội địa lớn, hệ thống cửa hàng bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại có mật độ cao và hoạt động nhộn nhịp; hệ thống chợ và cửa hàng bán lẻ tập trung nhiều ở các vùng nông thôn.
- Tài chính ngân hàng: là nơi có các ngân hàng lớn nhất châu Phi, các trung tâm tài chính ngân hàng lớn là: Gio-han-ne-xbua, Kếp-tao, Prê-tô-ri-a. Đứng hàng đầu châu Phi về thu hút đầu tư nước ngoài (3 tỉ USD 2020)