K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 1 (Quy luật địa đới).

Lời giải chi tiết:

- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và các cảnh quan theo vĩ độ (từ Xích đạo về cực).

- Biểu hiện:

+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất: phụ thuộc lượng bức xạ mặt trời.

+ Sự phân bố các đai khí áp và gió trên Trái Đất: các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ nhau qua đai áp thấp xích đạo.

+ Các đới khí hậu trên Trái Đất: sự phân hóa theo vĩ độ, hình thành 7 đới khí hậu từ Xích đạo về 2 cực.

+ Sự hình thành các đới đất và các đới thực vật trên Trái Đất.

- Ý nghĩa: Có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống và sản xuất.

7 tháng 11 2023

- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và các cảnh quan theo vĩ độ (từ Xích đạo về cực).

- Biểu hiện:

+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất: phụ thuộc lượng bức xạ mặt trời.

+ Sự phân bố các đai khí áp và gió trên Trái Đất: các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ nhau qua đai áp thấp xích đạo.

+ Các đới khí hậu trên Trái Đất: sự phân hóa theo vĩ độ, hình thành 7 đới khí hậu từ Xích đạo về 2 cực.

+ Sự hình thành các đới đất và các đới thực vật trên Trái Đất.

- Ý nghĩa: Có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống và sản xuất.

1 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 2 (Quy luật phi địa đới).

Lời giải chi tiết:

Quy luật phi địa đới:

- Khái niệm: Là quy luật phân bố của các thành phần địa lí và các cảnh quan không phụ thuộc vào sự phân bố của bức xạ mặt trời (địa đới).

- Biểu hiện: Sự phân hóa địa ô và sự hình thành các vành đai theo vĩ độ.

Quy luật địa ô:

+ Khái niệm: là sự phân hóa theo kinh độ của các thành phần tự nhiên tùy theo mức độ xa bờ đại dương tới trung tâm lục địa.

+ Nguyên nhân: ảnh hưởng của biển không đồng nhất và địa hình.

+ Biểu hiện: sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.

Quy luật đai cao:

+ Khái niệm: là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo độ cao địa hình.

+ Nguyên nhân: nhiệt độ giảm theo độ cao, sự thay đổi lượng mưa và độ ẩm.

+ Biểu hiện: sự phân bố các vành đai đất, thực vật theo độ cao.

- Ý nghĩa thực tiễn:

+ Tác động đến sự phân bố nhiệt, ẩm trên Trái Đất và quyết định thành phần khoáng của đất, nước, các chất hữu cơ,…

+ Làm đa dạng, phong phú các đới thiên nhiên => phát triển kinh tế - xã hội (đặc biệt là nông nghiệp).

3 tháng 2 2023

- Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật về sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ và theo độ cao.

- Biểu hiện:

+ Theo kinh độ (quy luật địa ô):

Là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ.

Sự phân bố lục địa và đại dương => khí hậu và một số thành phần tự nhiên (nhất là thực vật) thay đổi từ đông sang tây.

+ Theo đai cao (quy luật đai cao):

Là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình.

Sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao ở miền núi kéo theo sự phân bố các vành đai thực vật và nhóm đất theo độ cao địa hình.

 

- Ý nghĩa thực tiễn: Quy luật đai cao cho phép xác định được các định hướng chung và biện pháp cụ thể để ứng xử với tự nhiên một cách hợp lí trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống hằng ngày.

- Ví dụ minh họa: Gần biển có tính chất đại dương rõ rệt, càng vào sâu trong lục địa thì tính chất lục địa càng tăng.

3 tháng 2 2023

Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí:

- Khái niệm: Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.

- Biểu hiện:

+ Trong vỏ địa lí, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần tác động và phụ thuộc lẫn nhau.

+ Nếu 1 thành phần thay đổi => sự thay đổi các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

- Ý nghĩa thực tiễn:

+ Có thể dự báo trước về sự thay đổi các thành phần tự nhiên khi sử dụng chúng.

+ Cần nghiên cứu tỉ mỉ, chính xác tất cả các đặc điểm địa lí của mọi lãnh thổ trước khi sử dụng, khai thác.

10 tháng 10 2018

- Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.

- Biểu hiện của quy luật: Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn tới sự biến đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

- Ý nghĩa thực tiễn của quy luật: Cho chúng ta thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.

1 tháng 4 2017

- Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.
- Biểu hiện của quy luật: Trong tự nhiên bất kì lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

- Ý nghĩa thực tiễn: Cho chúng ta thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng

- Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.
- Biểu hiện của quy luật: Trong tự nhiên bất kì lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

- Ý nghĩa thực tiễn: Cho chúng ta thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng



14 tháng 4 2019
Quy luật Khái niệm Nguyên nhân Các biểu hiện
Địa đới Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo đến cực). Do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời

- Từ Bắc Cực có bảy vòng đai nhiệt.

- Trên bề mặt Trái Đất có 7 đai khí áp.

- Các đới gió trên Trái Đất: gió mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực.

- Mỗi bán cầu có các đới khí hậu: cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.

- Từ cực về xích đạo có các kiểu thảm thực vật: hoang mạc lạnh; đài nguyên; rừng lá kim; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng cận nhiệt ẩm; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt hoang mạc, bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; xavan, cây bụi; rừng nhiệt đới, xích đạo.

- Từ cực về Xích đạo có các nhóm đất: băng tuyết; đất đài nguyên; đất pôtdôn; đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới; đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; đất đỏ, nâu đỏ xavan; đất đỏ vàng (feralit), đất đen nhiệt đới.

 
Phi địa đới Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan Do nguồn năng lượng bên trong của Trái Đất. Nguồn cung cấp năng lượng này đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao.

a) Quy luật đai cao

   - Khái niệm: quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo độ cao đại hình.

   - Nguyên nhân tạo nên các đai cao: sự giảm nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi.

   - Biểu hiện: sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao địa hình.

b) Quy luật địa ô

   - Khái niệm: quy luật đại ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo độ cao địa hình.

   - Nguyên nhân tạo nên quy luật địa ô là do sự phân bố đất liền và biển, đại dương, làm cho khí hậu ở lực địa bị phân hóa từ đông sang tây: càng vào trung tâm lục địa, tính lục địa càng tăng. Ngoài ra còn do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến.

   - Biểu hiện của quy luật: sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh tuyến.

a) Quy luật địa đới

- Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo đến cực).
- Nguyên nhân dẫn đến quy luật địa đới là do: dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ mặt trời. +Dạng hình cầu của Trái Đất làm cho góc chiếu của tia sáng: mặt trời đèn bề mặt đất (góc nhập xạ) thay đổi từ Xích đạo về hai cực, do đó lượng bức xạ mặt trời cũng thay đổi theo.
+ Bức xạ mặt trời là nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên ờ bề mặt đất. Vì thế. sự phân bố theo đới của lượng bức xạ mặt trời đã tạo ra quy luật địa đới của nhiều thành phần địa lí và cảnh quan địa lí trên Trái Đất. Dưới đây là một số biểu hiện của quy luật địa đới.

- Biểu hiện của quy luật

+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất
Sự hình thành các vòng đai nhiệt trên Trái Đất không chỉ phụ thuộc vào lượng bức xạ mặt trời tới bề mặt đất, mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khác. Vì thế ranh giới các vòng đai nhiệt thường được phân biệt theo các đường đẳng nhiệt. Từ Bắc cực đến Nam cực có bảy vòng đai nhiệt sau :
- Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20°c của hai bán cầu (khoảng giữa hai vĩ tuyến 30°B và 30PN).
- Hai vòng đai ôn hòa ở hai bán cầu nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +20°c và đường đẳng nhiệt +10°c của tháng nóng nhất.
- Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa đường đẳng nhiệt +10°c và 0°c của tháng nóng nhất.
- Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 0°c.
+ Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất
+ Các đới khí hậu trên Trái Đái
Khí hậu được hình thành bởi bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và mặt đệm. Song, các nhân tố này đều thể hiện rõ quy luật địa đới. vì thế chúng đã tạo ra các đới khí hậu.
+ Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật.

Các kiểu thảm thực vật từ cực về Xích đạo: hoang mạc lạnh; đài nguyên; rừng lá kim; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng cận nhiệt ẩm; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; hoang mạc, bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; xa van, cây bụi; rừng nhiệt đới, xích đạo.

Các nhóm đất từ cực về Xích đạo: băng tuyết, đất đài nguyên; đất pốt dôn; đất nâu; xám rừng lá rộng ôn đới; đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; đất đỏ, nâu đỏ xavan; đất đỏ vàng (feralit), đen nhiệt đới.

b) Quy luật phi địa đới.

- Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.
- Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là: do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất. Nguồn năng lượng này đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao.

- Biểu hiện của quy luật phi địa đới.
+ Quy luật đai cao
Khái niệm : Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình.
Nguyên nhân tạo nên các đai cao này là do sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi.
Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là sự phân bố của các vành đai đất và thực vật theo độ cao
+ Quy luật địa ô
Khái niệm : Quy luật địa ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ.
Nguyên nhân tạo nên quy luật địa ô là do sự phân bố đất liền và biển, đại dương làm cho khí hậu ở lục địa bị phân hoá từ đông sang tây, càng vào trung tâm lục địa, tính chất lục địa của khí hậu càng tăng. Ngoài ra còn do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến.

Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.
Các quy luật địa đới và phi địa đới không tác động riêng lẻ mà diễn ra đồng thời và tương hỗ lẫn nhau. Tuy nhiên, mỗi quy luật lại đóng vai trò chủ chốt trong từng trường hợp cụ thể, chi phối mạnh mẽ chiều hướng phát triển của tự nhiên.

1 tháng 4 2017

a) Quy luật địa đới

- Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo đến cực).
- Nguyên nhân dẫn đến quy luật địa đới là do: dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ mặt trời. +Dạng hình cầu của Trái Đất làm cho góc chiếu của tia sáng: mặt trời đèn bề mặt đất (góc nhập xạ) thay đổi từ Xích đạo về hai cực, do đó lượng bức xạ mặt trời cũng thay đổi theo.
+ Bức xạ mặt trời là nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên ờ bề mặt đất. Vì thế. sự phân bố theo đới của lượng bức xạ mặt trời đã tạo ra quy luật địa đới của nhiều thành phần địa lí và cảnh quan địa lí trên Trái Đất. Dưới đây là một số biểu hiện của quy luật địa đới.

- Biểu hiện của quy luật

+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất
Sự hình thành các vòng đai nhiệt trên Trái Đất không chỉ phụ thuộc vào lượng bức xạ mặt trời tới bề mặt đất, mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khác. Vì thế ranh giới các vòng đai nhiệt thường được phân biệt theo các đường đẳng nhiệt. Từ Bắc cực đến Nam cực có bảy vòng đai nhiệt sau :
- Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20°c của hai bán cầu (khoảng giữa hai vĩ tuyến 30°B và 30PN).
- Hai vòng đai ôn hòa ở hai bán cầu nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +20°c và đường đẳng nhiệt +10°c của tháng nóng nhất.
- Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa đường đẳng nhiệt +10°c và 0°c của tháng nóng nhất.
- Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 0°c.
+ Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất
+ Các đới khí hậu trên Trái Đái
Khí hậu được hình thành bởi bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và mặt đệm. Song, các nhân tố này đều thể hiện rõ quy luật địa đới. vì thế chúng đã tạo ra các đới khí hậu.
+ Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật.

Các kiểu thảm thực vật từ cực về Xích đạo: hoang mạc lạnh; đài nguyên; rừng lá kim; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng cận nhiệt ẩm; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; hoang mạc, bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; xa van, cây bụi; rừng nhiệt đới, xích đạo.

Các nhóm đất từ cực về Xích đạo: băng tuyết, đất đài nguyên; đất pốt dôn; đất nâu; xám rừng lá rộng ôn đới; đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; đất đỏ, nâu đỏ xavan; đất đỏ vàng (feralit), đen nhiệt đới.

b) Quy luật phi địa đới.

- Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.
- Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là: do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất. Nguồn năng lượng này đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao.

- Biểu hiện của quy luật phi địa đới.
+ Quy luật đai cao
Khái niệm : Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình.
Nguyên nhân tạo nên các đai cao này là do sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi.
Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là sự phân bố của các vành đai đất và thực vật theo độ cao
+ Quy luật địa ô
Khái niệm : Quy luật địa ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ.
Nguyên nhân tạo nên quy luật địa ô là do sự phân bố đất liền và biển, đại dương làm cho khí hậu ở lục địa bị phân hoá từ đông sang tây, càng vào trung tâm lục địa, tính chất lục địa của khí hậu càng tăng. Ngoài ra còn do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến.

Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.
Các quy luật địa đới và phi địa đới không tác động riêng lẻ mà diễn ra đồng thời và tương hỗ lẫn nhau. Tuy nhiên, mỗi quy luật lại đóng vai trò chủ chốt trong từng trường hợp cụ thể, chi phối mạnh mẽ chiều hướng phát triển của tự nhiên.

3 tháng 2 2023

Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.

3 tháng 2 2023

* Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần và cảnh quan địa lí.

* Ở sườn Tây dãy Cáp-ca (từ chân núi lên đỉnh núi) có những vành đai thực vật và đất sau:

Độ cao (m)

Vành đai thực vật

Vành đai đất

0-500

Rừng lá rộng cận nhiệt

Đất đỏ cận nhiệt

500-1200

Rừng hỗn hợp

Đất nâu

1200-1600

Rừng lá kim

Đất pốt dôn

1600-2000

Đồng cỏ núi

Đất đồng cỏ núi

2000-2800

Địa y và cây bụi

Đất sơ đẳng xen lẫn đá

Trên 2800

Băng tuyết

Băng tuyết

Sự thay đổi vành đai thực vật và đất theo độ cao là do sự thay đổi nền nhiệt, độ ẩm, lượng mưa theo độ cao -> Làm cho thực vật và đất thay đổi.

* Sự phân bố đất và thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy An-đét

Độ cao (m)

Vành đai thực vật

Sườn tây

Sườn đông

0-1000

Thực vật nửa hoang mạc

Rừng nhiệt đới

1000-2000

Cây bụi xương rồng

Rừng lá rộng, rừng lá kim

2000-3000

Đồng cỏ cây bụi

Rừng lá kim

3000-4000

Đồng cỏ núi cao

Đồng cỏ

4000-5000

Đồng cỏ núi cao

Đồng cỏ núi cao

Trên 5000

Băng tuyết

Băng tuyết

Sự thay đổi các vành đai thực vật ở hai sườn và theo độ cao là do sự thay đổi nền nhiệt, độ ẩm và lượng mưa theo độ cao. Ngoài ra còn do sự khác nhau về khí hậu giữa các sườn núi (sự thay đổi theo hướng núi, hướng sườn).

3 tháng 2 2023

Biểu hiện của quy luật địa đới:

- Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất: Từ cực Bắc đến cực Nam có 7 vòng đai nhiệt (vòng đai nóng, 2 vòng đai ôn hòa, 2 vòng đai lạnh và 2 vòng đai băng giá vĩnh cửu).

- Các đai khí áp và các đới gió chính:

+ Từ Xích đạo về cực có 7 đai khí áp (đai áp thấp xích đạo, hai đai áp cao cận nhiệt, 2 đai áp thấp ôn đới và 2 đai áp cao địa cực).

+ Mỗi bán cầu, từ Xích đạo về cực đều có 3 đới gió chính (gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới và gió Đông cực).

- Các đới khí hậu: Từ Xích đạo về 2 cực lần lượt có các đới khí hậu xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, cận cực và cực.

- Các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất chính:

+ Từ Xích đạo về 2 cực có các kiểu thảm thực vật chính như: rừng nhiệt đới, xích đạo; xavan, cây bụi; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; hoang mạc, bán hoang mạc; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; rừng cận nhiệt ẩm; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng lá kim; đài nguyên; hoang mạc lạnh.

+ Tương ứng sự phân bố các kiểu thảm thực vật là các nhóm đất chính như: đất đỏ vàng (feralit) và đen nhiệt đới; đất đỏ, nâu đỏ xavan; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới; đất pốtdôn; đất đài nguyên; băng tuyết,…

- Một số thành phần khác cũng thay đổi theo vĩ độ: sự phân bố mưa, sự thay đổi biên độ nhiệt năm trên Trái Đất,…