K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Các cơ quan của hệ hô hấp

Đặc điểm

Chức năng

Mũi

Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có nhiều lông mũi và lớp mao mạch dày đặc.

Giúp ngăn bụi, làm ẩm, làm ấm không khí vào phổi.

Họng

Có tuyến amidan và tuyến V.A chứa nhiều tế bào limpho.

Dẫn khí và làm sạch không khí.

Thanh quản

Có nắp thanh quản, có thể cử động để đậy kín đường hô hấp khi nuốt thức ăn.

Dẫn khí, phát âm, ngăn thức ăn không rơi vào đường hô hấp khi nuốt thức ăn.

Khí quản

Có cấu tạo với các vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau. Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục.

Dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

Phế quản

Cấu tạo bởi các vòng sụn, chia thành các nhánh nhỏ đi sâu vào trong các phế nang của phổi. Ở phế quản nơi tiếp xúc các phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ.

Dẫn khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

Phổi

Có xoang màng phổi chứa dịch và áp suất âm bao quanh giúp phổi không bị xẹp. Gồm nhiều phế nang, phế nang được bao bọc bởi hệ thống mạch máu dày đặc.

Là nơi thực hiện trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu: hai quả thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. Trong đó, quan trọng nhất là thận.

- Các bộ phận chủ yếu của thận: bể thận, phần tủy và phần vỏ. Trong đó, mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng nằm ở miền vỏ và miền tủy, mỗi đơn vị chức năng của thận lại được cấu tạo từ các ống thận và cầu thận

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Các cơ quan trong hệ hô hấp gồm: Xoang mũi, hầu (họng), thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.

- Chức năng của mỗi cơ quan trong hệ hô hấp:

Tên cơ quan

Chức năng

Xoang mũi

Làm sạch, làm ẩm, làm ấm không khí.

Hầu (họng)

Dẫn khí.

Thanh quản

Dẫn khí, phát âm.

Khí quản

Dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

Phế quản

Dẫn khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

Phổi

Trao đổi khí.

23 tháng 7 2023

Cái này em lấy luôn trong sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống 8 

                   (I-Hệ thần kinh , 1.Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh sgk/151)

-Chức năng của hệ thần kinh : Hệ thần kinh có chức năng điều khiển , điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan , hệ cơ quan trong cơ thể thành một thể thống nhất .

- Cấu tạo của hệ chức năng : 

+ Bộ phận trung ương ( não và tủy sống ) 

+ Bộ phận ngoại biên ( dây thần kinh và hạch thần kinh )

 Trong đó , bộ phận trung ương đóng vai trò chủ đạo

 

 Vị trí của mỗi bộ phận : 

Não - nằm trong hộp sọ 

Tủy sống - nằm trong cột sống 

Hạch thần kinh - nằm ở khoang bụng và có thể nằm ở xa hoặc ngay bên cạnh một số cơ quan

Dây thần kinh - khắp cơ thể 

24 tháng 7 2023

* Ống tiêu hóa bao gồm: 

- Khoang miệng.

+ Chức năng: Nghiền nhỏ, đào trộn thức ăn, giúp thức ăn thẩm đều nước bọt. Cảm nhận vị thức ăn

- Hầu( họng) và thực quản

+ Chức năng: Tham gia cử động nuốt. Cử động nhu động đẩy thức ăn xuống dạ dày.

- Dạ dày.

+ Chức năng: Có tuyến tiết vị dịch vị. Dự trữ, nghiền, đảo trộn thức ăn.

- Ruột non:

+ Chức năng: Có tuyến ruột. Cử động nhu động đẩy thức ăn di chuyện. Hấp thu các chất dinh dưỡng.

- Ruột già gồm: mang tràng ( ruột thừa), đại tràng, trực tràng.

+ Chức năng: Hấp thu nước và một số chất. Cử động nhu ruột đẩy chất căn bả xuống trực tràng. Tạo phân.

- Hậu môn:

+ Chức năng thải phân.

* Tuyến tiêu hóa bao gồm: 

- Tuyến nước bọt

+ Chức năng: Tiết nước bọt: Làm ẩm thức ăn. Chứa enzyme amylse giúp tiêu hóa 1 phần tinh bột.

- Tuyến vị.

+ Chức năng: Tiết dịch vị chứa HCl và enzye pepsinogen. HCl hoạt hóa pepsinogen thành pepsin ( tiêu hóa protein), tiêu diệt mầm bệnh.

- Gan.

+ Chức năng: Tiết dịch mật, có chức năng nhũ nhơn hóa lipid. Đào thải độc tố.

- Túi mật.

+ Chức năng: Dự trữ dịch mật.

- Tuyến tụy

+ Chức năng: Tiết dịch tụy chứa các enzyme tiêu hóa protein, lipid và carbohydrate.

- Tuyến ruột

+ Tiết dịch ruột chứa các enzyme tiêu hóa protein và carbohydrate.

24 tháng 7 2023

- Các bộ phận cấu tạo nên hệ thần kinh bao gồm: Bộ phận thần kinh trung ương và bộ phận thần kinh ngoại biên.

- Cấu tạo của mỗi bộ phận trong hệ thần kinh:

+ Bộ phận thần kinh trung ương bao gồm: não bộ và tủy sống

+ Bộ phận thần kinh ngoại biên bao gồm: các dây thần kinh và hạch thần kinh

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Sự phối hợp chức năng của mỗi cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ hô hấp:

- Các cơ quan của đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản) giúp dẫn khí ra và vào phổi, đồng thời, giúp ngăn bụi, làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi và giúp bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại từ môi trường.

- Phổi thực hiện chức năng trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi.

→ Nhờ sự phối hợp chức năng của đường dẫn khí và phổi giúp đảm bảo chức năng lưu thông và trao đổi khí của hệ hô hấp.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
11 tháng 9 2023

1, Chức năng của các cơ quan sinh dục nam: tạo ra tế bào sinh sản hay còn gọi là tế bào sinh dục (tinh trùng) và hormone sinh sản. 

Chức năng của các cơ quan sinh dục nữ: tiếp nhận tinh trùng, cấy thai, nuôi thai và sinh con.

2, Tinh hoàn nằm trong bìu để giữ mức nhiệt độ luôn thấp hơn nhiệt độ cơ thể là từ 0,5 đến 2 độ C, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của tinh trùng và sản sinh hormone sinh sản (hormone testosteron)

24 tháng 7 2023

- Buồng trứng: Sản xuất trứng và tiết hormone sinh dục nữ.

- Ống dẫn trứng: Đón trứng. Là nơi diễn ra sự thụ tinh. Vận chuyên trứng hoặc hợp tử xuống tử cung.

- Âm đạo: Có tuyết tiết ra chất nhờn mang tính acid giúp giảm ma sát và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Tiếp nhận thụ tinh. Là đường ra của trẻ khi sinh.

- Tử cung: Tiếp nhận trứng hoặc hợp tử. Nuôi dưỡng phôi thai.

- Âm hộ: Bảo vệ cơ quan sinh dục.