Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục 2 (Đặc điểm của nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản).
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:
- Đất trồng, mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Đối tượng sản xuất là cây trồng, vật nuôi.
- Phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, có tính thời vụ và phân bố tương đối rộng rãi.
- Có mối liên kết chặt chẽ tạo thành chuỗi giá trị nông sản.
=> Ví dụ: Trong nông nghiệp, để tiến hành trồng lúa cần phải sử dụng đất nên đất là tư liệu chủ yếu; khí hậu, thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến nông nghiệp: vào vụ thu hoạch lúa nếu thời tiết nắng, khô sẽ thuận lợi cho thu hoạch và bảo quản, tuy nhiên thời tiết mưa, lụt sẽ khiến thu hoạch và bảo quản lúa gặp khó khăn.
- Vai trò của ngành lâm nghiệp
+ Cung cấp lâm sản phục vụ cho các nhu cầu của xã hội (gỗ, nguyên liệu ngành giấy, thực phẩm, dược liệu…).
+ Tạo nguồn thu nhập và giải quyết việc làm, đặc biệt là cho người dân thuộc vùng trung du, miền núi.
+ Bảo tồn đa dạng sinh học, chống sói mòn đất, điều tiết nước trong đất, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.
+ Góp phần đảm bảo phát triển bền vững.
- Đặc điểm của ngành lâm nghiệp:
+ Cây lâm nghiệp có chu kì sinh trưởng dài và phát triển chậm.
+ Ngành lâm nghiệp bao gồm trồng rừng; khai thác và chế biến lâm sản; bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng;… Các hoạt động khai thác và tái tạo mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Sản xuất lâm nghiệp diễn ra trong không gian rộng và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.
Hoạt động bưu chính viễn thông không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện đại, được coi là thước đo trình độ phát triển và văn minh của các nước.
- Tạo ra những điều kiện cần thiết cho các hoạt động kinh tế phát triển; tác động đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thay đổi cách thức tổ chức nền kinh tế.
- Góp phần thực hiện giao lưu giữa các vùng lãnh thổ, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế.
- Tác động tích cực đến phát triển xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần và đảm bảo an ninh quốc gia.
- Vai trò ngành lâm nghiệp:
+ Cung cấp lâm sản phục vụ các nhu cầu xã hội.
+ Đảm bảo chức năng nghiên cứu khoa học.
+ Đảm bảo chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống và cảnh quan.
+ Hiện nay, giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
- Đặc điểm ngành lâm sản:
+ Lâm nghiệp gồm hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.
+ Đối tượng sản xuất là rừng nên cần thời gian sinh trưởng lâu => khai thác cần chú ý thời gian rừng phục hồi trở lại.
+ Quá trình sinh trưởng tự nhiên của rừng đóng vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp.
+ Sản xuất được tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài trời và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.
+ Việc khai thác hợp lí và bảo vệ rừng ngày càng thuận lợi nhờ ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật và công nghệ.
- Vai trò ngành lâm nghiệp:
+ Cung cấp lâm sản phục vụ các nhu cầu xã hội.
+ Đảm bảo chức năng nghiên cứu khoa học.
+ Đảm bảo chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống và cảnh quan.
+ Hiện nay, giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
- Đặc điểm ngành lâm sản:
+ Lâm nghiệp gồm hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.
+ Đối tượng sản xuất là rừng nên cần thời gian sinh trưởng lâu => khai thác cần chú ý thời gian rừng phục hồi trở lại.
+ Quá trình sinh trưởng tự nhiên của rừng đóng vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp.
+ Sản xuất được tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài trời và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.
+ Việc khai thác hợp lí và bảo vệ rừng ngày càng thuận lợi nhờ ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật và công nghệ.
- Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế và đời sống:
+ Cung cấp tư liệu sản xuất cho nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Cung cấp hàng tiêu dùng, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ văn minh cho xã hội.
+ Góp phần khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên, làm biến đổi sâu sắc không gian kinh tế, vai trò hạt nhân phát triển bền vững.
- Ví dụ: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm tạo ra sản phẩm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của con người về nhu cầu ăn, uống, sử dụng nguyên liệu đầu vào từ nông nghiệp giúp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Ví dụ vai trò của thương mại: Máy tính là sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất điện tử - tin học, để đến tay người tiêu dùng thì cần sự có mặt của ngành thương mại là quá trình trao đổi mua bán máy tính.
Ví dụ:
Trong trồng lúa gạo, để đạt hiệu quả cao con người sử dụng các dịch vụ trong nông nghiệp:
- Máy móc cải tạo đất (máy cày), chăm sóc lúa trong thời kì sinh trưởng (máy phun thuốc sâu, bón phân) làm tăng năng suất lao động.
- Sử dụng phân bón để tăng năng suất, chất lượng cây lúa từ đó tạo hướng chuyên môn hóa trong sản xuất.
- Sau khi thu hoạch lúa để bảo quản tốt cần được sử dụng máy móc để phơi sấy giữ lúa luôn được khô, ráo tránh ẩm mốc ảnh hưởng đến chất lượng.
- Tài chính ngân hàng gồm hai bộ phận khăng khít với nhau đó là tài chính và ngân hàng
(Ví dụ: khi giao dịch rút tiền trong các ngân hàng ta thường thấy có hai phần bao gồm tài chính và ngân hàng, ngân hàng chính là các thủ tục để nhận tiền còn tiền chính là tài chính.)
- Các tổ chức tài chính và ngân hàng có quy mô khác nhau dựa trên doanh thu, tài sản, đối tượng phục vụ (ví dụ: Hiện nay trên thị trường có khá nhiều ngân hàng như ngân hàng nội địa, ngân hàng quốc tế mỗi ngân hàng sẽ có quy mô và đối tượng phục vụ khác nhau.)
- Tính thuận tiện nhanh chóng, lãi suất phí dịch vụ quyết định đến việc lựa chọn các tổ chức tài chính nhân hàng của người sử dụng (ví dụ: Ngân hàng có lãi suất thấp…)
- Vai trò:
+ Cung cấp gỗ, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
+ Cung cấp thực phẩm, các dược liệu quý.
+ Tạo việc làm, thu nhập cho người dân
+ Điều hòa nguồn nước, khí hậu, chống xói mòn, bảo vệ đất, giữ cân bằng sinh thái.
- Đặc điểm:
+ Đối tượng là các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài, thường phân bố không gian rộng lớn.
+ Hoạt động lâm sinh bao gồm: trồng rừng, chăm sóc rừng và ươm giống cây lâm nghiệp; khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và dịch vụ lâm nghiệp.
- Ví dụ: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (Việt Nam) có nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc đã và đang được người dân phủ trống bằng cách trồng các loại cây lấy gỗ như: keo, quế,…với mục đích thu hoạch gỗ, hương liệu từ đó tạo thu nhập cho người dân đồng thời giúp phủ xanh diện tích đất trống, hạn chế xói mòn, rửa trôi.