K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc, sửa chữa, đóng góp ý kiến

Đề 1: NL về lòng vị tha
*Dẫn:
Từ nỗi lòng nhớ về Kim Trọng và cha mẹ của Thúy Kiều trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", Nguyễn Du đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về lòng vị tha trong cuộc sống hiện nay.
*Các ý triển khai:
+Giải thích:
"Lòng vị tha" là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác mà hi sinh lợi ích cá nhân mình. Như vậy, lòng vị tha ở con người chứng tỏ một tinh thần vô cùng bao dung, nhân ái.
+Biểu hiện; Lòng vị tha thể hiện ở thái độ vô tư, không mưu toan, tính toán khi giúp đỡ người khác. Người có lòng vị tha luôn nhìn người khác với cái nhìn nhân từ, tình yêu thương, luôn biết đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và cảm thông với họ.
_ Từ xưa, lòng vị tha đã trở thành một đức tính quý báu của dân tộc. Như cha ông ta đã từng nhắc nhở nhau:"Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng" hay " Bầu ơi thương lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
_ Ngày nay, lòng vị tha được thể hiện ở mọi mặt trong đời sống xã hội.
=Trong lớp có học sinh học kém hơn, bạn không dè bỉu, xa lánh mà sẻ chia, giúp đỡ bạn ấy học tốt.Trong tập thể có thành viên mắc lỗi, bạn biết giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để giúp họ sửa sai.
=Trong đời sống xã hội, ta có thể nhìn vào hành động tình nguyện của sinh viên trong chiến dịch " Mùa hè xanh" đã không quản ngại khó để đến vùng cao, vùng lũ lụt, vùng gặp khó khăn,... để hòa mình, cùng đồng cam cộng khổ giúp đỡ đồng bào. Hay có những người đang từng ngày từng giờ thầm lặng hi sinh cho đất nước...Đó là những biểu hiện đáng trân trọng của lòng vị tha.
+ Ý nghĩa:
_Có được lòng vị tha, con người sẽ cảm thấy thanh thản trước cuộc đời. Hơnthế, họ còn được mọi người yêu mến, quý trọng. Những việc làm xuất phát từ lòng vị tha sẽ giúp họ có được mối quan hệ giữa người với người trong xã hội thêm đẹp hơn và ấm áp hơn. Trong cuộc sống, cần lắm những tấm lòng biết vì người khác. Không ai có thể nói hết được niềm hạnh phúc , lòng quyết tâm vươn lên và sự khởi sắc trong tương lai của những người chưa có thành công, những người lầm lỡ được lòng vị tha cứu giúp.
_Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn không ít những người sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến cá nhân mình, đặt lợi ích cá nhân lên trên mọi lợi ích của người khác, của tập thể hay xã hội. Đó là lối sống vị kỉ cần phải lên án và bài trừ ngay ra khỏi xã hội. Bên cạnh đó, một số người lại hiểu chưa đúng về lòng vị tha nên hi sinh một cách mù quáng. Điều đó cũng có tác hại đối với đời sống xã hội.
+ Liên hệ:
_nhận thức:
Là học sinh, chúng ta cần nhận thức đúng đắn về lòng vị tha, hiểu đây là một trong những đức tính tốt đẹp cần có ở mọi người.
_Hành động:
Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, còn rất nhiều gia đình nghèo khó. Lòng vị tha của mỗi học sinh được thể hiện trong việc đóng góp, ủng hộ những gia đình ấy. Sống vì những người thân yêu, học tốt, chăm ngoan để ông bà, cha mẹ, thầy cô vui lòng. Và nếu có thể, chúng ta hãy giúp đỡ bạn học cùng trang lứa đó cũng đã thể hiện lòng vị tha trong cuộc sống.

Thanks m.n nhiều nha. Giờ ta sang đề hai: NL về tính khiêm tốn
Dẫn: Từ A B C D (Cái này mình có thể tự viết được nhưng bạn nào rảnh và có lòng tốt thì viết hộ mình luôn nha)
*Giải thích:
"Khiêm tốn" là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không cho mình hơn người, không tự đề cao cá nhân mình so với người khác.
* Biểu hiện: Người có tính khiêm tốn thường đánh giá đúng mức về bản thân, luôn học hỏi người khác, không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho rằng sự thành công của mình là không đáng kể.
+Từ xưa, khiêm tốn đã trở thành một đức tính quý báu của con người, nhất là những bậc danh nhân trong xã hội phong kiến vì chán ghét cảnh chấp chốn quan trường mà cáo quan về ở ẩn để giữ cho lòng mình luôn sáng, tinh thần khiêm tốn, thanh cao.
+ Ngày nay, đức tính khiêm tốn cũng được thể hiện ở mọi mặt trong đời sống xã hội. Đó là những người không tự đề cao mình, biết kính trên nhường dưới, sống hòa nhã, tôn trọng người khác và biết nghe nhiều hơn nói. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm của mình, học tạo những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đạt được. Trong cuộc sống hiện diện rất nhiều người có lòng khiêm tốn: Bác học vĩ đại Einstein, ông đã từng nói: " Tôi chỉ là một người bình thường như bao người khác thôi, cũng sống và làm công việc mình yêu thích sao lại gọi tôi là người nổi tiếng?".Và lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh cũng là một tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm tốn quaphong cách sống giản dị mà thanh cao."Như đỉnh non cao tự giấu mình/Trong rừng xanh lá ghét hư vinh"( Tố Hữu). Hay là những học sinh học giỏi, thi đạt giải cao làm vẻ vang cho đất nước nhưng vẫn khiêm tốn, học hỏi người khác và nỗ lực để học giỏi hơn nữa...
* Ý nghĩa:
+ Khiêm tốn là một đức tính rất cần thiết góp phần nâng cao giá trị của người và là thái độ sống đẹp trong xã hội hiện nay. Đức tính đó sẽ giúp mọi người có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn. Người có tính khiêm tốn thường nhận được thiện cảm của những người xung quanh, có được mối quan hệ gần gũi, thân thiết.
+ Nếu không có tính khiêm tốn, con người chúng ta sẽ chìm đắm, ngủ quên trong vinh quang, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu. Thế nhưng vẫn có những người không khiêm tốn, tự cao tự đại, khinh thường người khác. Một số lại tự ti, xem nhẹ bản thân, rụt rè và nhút nhát. Những con người như thế sẽ khó thành công trong công việc, không chịu học hỏi khiến kiến thức sẽ bị thu hẹp, gây đố kị, mất đoàn kết, dẫn đến thất bại. Nhưng thái độ đó cần bị phê phán.
* Liên hệ:
+ nhận thức: Là học sinh, trước hết chúng ta cần nhận thức đúng đắn về tính khiêm tốn, hiểu rằng đây là một trong những đức tính tốt đẹp cần có ở mọi người.
+ hành động: Trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết kính trên nhường dưới, không ngừng học tập để tiếp thu tri thức, rèn luyện bản thân, không được tự mãn trước những thành quả mà ta đã đạt được. Rèn luyện tính khiêm tốn là chúng ta đã thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu: "Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm".

3
12 tháng 10 2017

bn dựa dẫm vào người khác ít thôi.phải tự làm chứ

6 tháng 7 2017

Mình mới đọc lướt bài 1 :vv và có một thắc mắc từ mở đầu cho đến toàn bộ: cả bài bạn có liên hệ gì với cái nỗi nhớ nêu trên trong truyện Thúy Kiều không? Tự nhiên mình thấy nó chẳng ăn nhập gì với nhau cả :vv

tham khảo:

“Chúng ta đầy khiếm khuyết và sai lầm; hãy để chúng ta cùng tha thứ cho sự nực cười của nhau - đó là luật đầu tiên của tự nhiên” (Voltaire). Cuộc sống sẽ bớt đi những điều nực cười nếu bạn và tôi biết nuôi dưỡng cho mình lòng vị tha. Chỉ là một cái gật đầu chấp nhận lời xin lỗi, một nụ cười là một lời tha thứ sau lỗi lầm của người khác hay hi sinh vì lợi ích chung nhưng cũng đủ để xóa tan những sắc màu ma mị đang làm sầu não tâm hồn con người. Vị tha không đơn thuần là một đức tính tốt mà còn là liều thuốc chữa lành vết thương, là chìa khóa mở cánh cửa cơ hội hoàn thiện bản thân mà ta nên trao cho người đang cần. Trong lớp có học sinh học kém hơn, bạn không dè bỉu, xa lánh mà sẻ chia, giúp đỡ bạn mình học tốt. Trong tập thể có thành viên mắc lỗi, làm điều sai trái, bạn không lên án gay gắt mà ngược lại, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để giúp họ sửa sai. Chắc chắn cuộc sống chúng ta sẽ tươi đẹp hơn, tập thể vững mạnh hơn, đó cũng chính là cách bạn đang gieo trồng một hạt giống tốt lành cho tâm hồn nhân loại, cho quá trình trưởng thành của nhân cách một con người. Song vẫn còn không ít cá nhân nhỏ nhen, khép mình vào khuôn khổ của sự khắc nghiệt, như mảnh đất cằn cỗi chẳng bao giờ chịu nuôi dưỡng hạt giống nào. Giữa thế giới lung linh vạn ánh sáng nhân ái và khu vườn tăm tối với hơi thở của sự lạnh lùng, đâu sẽ là nơi hạnh phúc được lớn dần? Học cách tha thứ là học cách sống đẹp cho người và cho bản thân. Đó cũng là cách bạn tận hưởng và tận hiến giữa cuộc đời.

Cuộc sống sẽ trở nên ấm áp nếu chúng ta sống có tấm lòng. Có thể thấy, lòng vị tha có vai trò vô cùng quan trọng và góp phần làm cho cuộc sống trở nên đẹp đẽ hơn. Vị tha là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng vị tha là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người. Mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính vị tha, vị tha để được...
Đọc tiếp

Cuộc sống sẽ trở nên ấm áp nếu chúng ta sống có tấm lòng. Có thể thấy, lòng vị tha có vai trò vô cùng quan trọng và góp phần làm cho cuộc sống trở nên đẹp đẽ hơn. Vị tha là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng vị tha là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người. Mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính vị tha, vị tha để được sống trong tình yêu thương chân thành nhất. Người có lòng vị tha thường là những người không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu. Bên cạnh đó, người có lòng vị tha cũng là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ hiện tại. Vị tha đóng vai trò quan trọng, cốt yếu trong cuộc sống: Việc vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được. Vị tha với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác  tôn trọng hơn. Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng vị tha thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau. Bên cạnh đó, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỷ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá vị tha không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác. Mỗi người cần có lòng vị tha, sống rộng lượng, tha thứ cho người khác nếu bản thân cảm thấy người đó xứng đáng. Chan hòa với mọi người xung quanh, sẵn sàng cho đi yêu thương, san sẻ với người khác để thấy bản thân mình tốt đẹp hơn.

0
  Nguyễn Dữ - Cây bút văn xuôi xuất sắc sống ở thời kì chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong,vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.     Vũ Nương trong "Chuyện...
Đọc tiếp

  Nguyễn Dữ - Cây bút văn xuôi xuất sắc sống ở thời kì chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong,vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.
     Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người sỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.

TÌM MỘT CÂU GHÉP

0
Nguyễn Du – một đại thi hào của dân tộc, đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học giá trị có sức ảnh hưởng lớn tới nhiều thế hệ, nổi bật trong số đó phỉa kể đến Truyện Kiều – một kiệt tác văn học Việt Nam. Bằng tâm huyêt và tài năng của mình, ông xây dựng thành công một hình tượng nhân vật bất hủ là Thúy Kiều – người con gái tài sắc vẹn toàn.Thúy Kiều là người...
Đọc tiếp

Nguyễn Du – một đại thi hào của dân tộc, đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học giá trị có sức ảnh hưởng lớn tới nhiều thế hệ, nổi bật trong số đó phỉa kể đến Truyện Kiều – một kiệt tác văn học Việt Nam. Bằng tâm huyêt và tài năng của mình, ông xây dựng thành công một hình tượng nhân vật bất hủ là Thúy Kiều – người con gái tài sắc vẹn toàn.

Thúy Kiều là người con gái xinh đẹp, hiếu thảo, có tài năng và đức độ hơn người. Trước tai họa bất ngờ của gia đình, cha bị vu oan, bị tra tấn dã man; nhà cửa bị lũ sai nha đầu trâu mặt ngựa cướp phá tan hoang, Kiều quyết định hành động ngoài dự tính của mọi người, ngoài dự tính của chính bản thân nàng: bán mình chuộc cha. Kiều đã gạt chữ tình sang một bên để đáp đền chữ hiếu. Suốt mười lăm năm lưu lạc “trải qua bao cuộc bể dâu”, nhưng không lúc nào Kiều nguôi nhớ đến gia đình và cha mẹ. Mặc dù cuộc đời nàng chìm ngập trong nỗi bất hạnh, đau thương, nhưng nàng vẫn cố gắng vươn lên và phẩm hạnh của nàng luôn tỏa sáng.

phan-tich-thuy-kieu-thuvienvanmau

Phân tích nhân vật Thúy Kiều

Lo xong cho cha mẹ yên bề, Kiều mới nghĩ đến tình yêu đầu đời thiêng liêng của mình với Kim Trọng. Nhớ tới lời hẹn ước, nàng nhờ Thuý Vân thay mình đền đáp tình chàng:

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tinh máu mủ thay lời nước non.

Rồi Kiều mới cảm nhận nỗi đau của chính mình:

Ôi Kim lang, hời Kim lang !

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

Lúc ở lầu Ngưng Bích, xa nhà chưa bao lâu mà nàng tưởng như đã trải qua biết “mấy nắng mưa”. Nàng hình dung cảnh cha mẹ đang ngóng chờ, rồi lo lắng ai sẽ thay mình chăm sóc khi cha mẹ về già.

Khi phải chấp nhận là gái lầu xanh, Kiều đau đớn tột cùng, càng nhớ cha nhớ mẹ. Nàng ân hận vì đã không làm tròn chữ hiếu, phải sống trong tủi nhục ê chề. Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần, nhưng không lúc nào nàng quên được Kim Trọng:

Tiếc thay chút nghĩa cũ càng,

Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.

Là người con gái tài sắc vẹn toàn, Kiều cũng là một người sống có nhân, có nghĩa. Khi có cơ hội, nàng trả ẩn trước, báo oán sau. Những người giúp đỡ nàng, nàng đều đền ơn rất hâu. Còn với những kẻ đã gây ra tội ác, nàng  rat ay quyết liệt và dứt khoát. Hành động của nàng là hợp ý trời, lòng người và cũng là chân lí cuộc đời.

Sau khi báo ân báo oán, mọi cơ cực, oán trái, gian truân của đời Kiều như được trút sạch. Từ địa vị thấp hèn, Kiều có được địa vị, sống cuộc sống hạnh phúc, vinh hoa phú quý. Tưởng như mọi khổ ải đã chấm dứt, nào ngờ tai họa lại ập xuống mà nàng vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân. Vì tin lời hứa của Hồ Tôn Hiến, Kiều đã khuyên Từ Hải ra hàng để rồi bị lừa mà “chết đứng”. Ân hận, nàng tìm đến cái chết dế chấm dứt. Cội nguồn sâu xa của hành động sai lầm này là lòng nhân ái, nhẹ dạ tin người. Xét kĩ, ta có thể thông cảm và tha thứ cho nàng.

Nhưng rồi, một lần nữa, nàng được cứu sống. Bấy giờ nàng được đoàn tụ bên người thân và gia đình. Sau mười lăm năm, gặp lại chàng Kim, tái hợp tình xưa nghĩa là chuyện hiển nhiên, nhưng cũng bởi trân trọng tình mình, tình người mà Kiều đã:

Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kì,

Nàng từ chối tất cả mọi lời khuyên.  Trước sau, Kiều vẫn chấp nhận thiệt thòi, hi sinh hạnh phúc của mình cho người khác. Tấm lòng nàng thật đáng ngợi ca muôn đời.

Đọc Truyện Kiều, ta cảm tưởng như tác giả dành trọn những yêu thương, trân trọng, xót xa cho Thúy Kiều – một người con gái tài hoa mà bạc mệnh. Tác phẩm như một tiếng kêu bi ai về thân phận người phụ nữ bị chà đạp cả về phẩm hạnh, nhân cách trong xã hội phong kiến đương thời.

0
22 tháng 8 2016

“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, tác phẩm truyền kì mạn lục là một tác phẩm hay trong tập truyện đó. Nhân vật chính là Vũ Nương, một phụ nữ đẹp người, đẹp nết đã phải lấy cái chết để minh oan trước sự ghen tuông vô cớ của chồng mình.
Có thể nói Nguyễn Dữ là tác giả văn xuôi tiêu biểu của văn học cổ thế kỉ XVI. Hình ảnh người con gái Nam Xương là nhân vật từng có ảnh hưởng sâu sắc đến lòng người mọi thời. Lê Thánh Tông đã từng xúc động viết trong bài thơ “Miếu vợ chàng Trương”:

“Nghi ngút đầu ghềnh toả khỏi hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương... “


Câu chuyện về Vũ Nương phản ánh cuộc đời đau khổ và bi thảm của Vũ Nương - người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến. Người vợ phải tự vẫn để minh oan cho sự thuỷ chung của mình. Tác phẩm nêu cao chủ nghĩa nhân đạo khiến ta xúc động khi về nhân vật Vũ Nương trong truyện.
Trước hết, đọc truyện, người đọc càng thương cho thân phận Vũ Nương và dễ dàng nhận thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ nết na, đức hạnh, đối xử với mẹ chồng và chồng rất phải đạo; là người vợ rất mực đảm đang, nhân hậu, giàu đức khiêm tốn.
Có tư dung tốt đẹp, nhưng trong cuộc sống gia đình, nàng can tâm làm một người vợ hiền, ngoan nết “chẳng lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà”, và cho dù Trương Sinh, chồng của nàng, tuy là con nhà hào phú, lại ít học, đa nghi quá sức. Sự khiêm nhường, cam chịu của Vũ Nương là điều kiện tạo nên sự đầm ấm của gia đình, mặc cho chế độ nam quyền độc đoán đè nặng trong đầu óc kẻ vị kỉ ít học như chồng mình.
Nếu lấy sự kiện ngày Trương Sinh đi lính thú thì hành động và lời lẽ đưa tiễn chồng của người vợ hiền, lời thiết tha cầu mong của Vũ Nương: “Chẳng mong chàng áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong được hai chữ bình yên thế là đủ rồi”..., “thư tín nghìn hàng, áo rét gửi người ải xa...”, là chi tiết cho cái “công-dung-ngôn-hạnh” mà Vũ Nương đã làm được một cách chân thành.
Thế rồi, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn, giữ mình của người vợ trẻ càng khiến chúng ta phải ca ngợi con người nhân hậu và đảm đang đó. Tính cách cao đẹp của Vũ Nương còn là lòng hiếu thảo với mẹ chồng, lòng chung thuỷ son sắt với chồng của nàng.
Khi chồng vào lính, Vũ Nương một mình đảm đang, nuôi dạy con thơ, chăm sóc thuốc thang cho mẹ chồng đau yếu, làm ma chay tống tang khi mẹ chồng qua đời. Vũ Nương giữ tròn hiếu đạo với mẹ chồng, giữ tròn tình nghĩa với chồng. Cái thói đời xưa nay thường không thể hoà hợp giữa mẹ chồng nàng dâu, nhất là trong gia đình phong kiến. Thế nhưng, dù chỉ có hai mẹ con sống với nhau (Vũ Nương với mẹ chồng) nhưng nàng xem mẹ chồng như mẹ đẻ, điều đó còn được thể hiện qua lời trăng trối của mẹ chồng nàng trước khi bà qua đời: “Xanh kia sẽ chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ ... ”
Rồi sự chu đáo của Vũ Nương trong việc ma chay, cúng lễ đã thể hiện tấm lòng thơm thảo của người con dâu đáng quý như Vũ Nương. Lòng chung thuỷ của Vũ Nương còn được thể hiện ở hành động nuôi con, chờ chồng suốt những tháng ngày Trương Sinh đi lính mà chưa rõ mặt con. Chỉ có hai mẹ con côi cút đùm bọc, gắn bó. Cậu bé Đản thơ ngây, đêm đến được mẹ chỉ vào cái bóng của mình trên tường gọi là cha (đó là một cách dỗ dành con ngủ thật hồn nhiên nhưng sau đó lại là nguyên nhân gây ra cái tội thật vô tình).
Nôi hàm oan không được quyền nói, suy xét cho ra là bởi con người độc đoán, phàm phu lại kém văn hoá như Trương Sinh khi chàng ra lính trở về (nghe lời đứa con non dại) đã gây nên nỗi oan tày trời cho Vũ Nương. Bị chồng ghen tuông vô cớ, bao nhiêu lời giãi bày của Vũ Nương và lời khuyên ngăn của láng giềng, bà con, cô bác, Trương Sinh vẫn không tin và đinh ninh là “vợ hư, mối nghi ngờ càng ngày càng lún sâu không có cách gì gỡ ra được. Chàng mắng nhiếc vợ thật thậm tệ rồi “đánh đuổi nàng đi”. Vũ Nương không hề có lỗi lầm gì, nàng thuỷ chung, trinh trắng, đức hạnh vẹn toàn nhưng sự đối xử của chồng làm cho nàng hoàn toàn thất vọng, không hiểu nỗi oan khuất từ đâu mà ra. Không có cách nào để giãi bày, thất vọng bởi hạnh phúc - niềm vui “nghi gia nghi thất” không còn nữa, nàng phải tìm đến cái chết để minh oan. Hành động tự vẫn là thái độ cuối cùng nàng được phép bởi không thể giải bày được với chồng, tiết hạnh của nàng sẽ bị hoen ố, biết bao giờ phai mờ đi trong tâm trí của chồng.
Một người vợ hiền lành, đầy tiết nghĩa, thuỷ chung phải chết dẫu không có tội tình gì. Mãi đến sau cái chết đó, người chồng mới hiểu nỗi oan ức của vợ mình. Chính sự độc đoán của người đàn ông trong gia đình phong kiến mà Nho giáo nuôi dưỡng dung túng là đề tài mà Nguyễn Dữ muốn phê phán.
Bởi không chỉ hình ảnh nhân vật Vũ Nương, mà còn biết bao thân phận phụ nữ “Bảy nổi, ba chìm” đã phải sống trong cảnh đời như vậy:

“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Cái chết của Vũ Nương là số phận, nhưng cũng là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ, vũ phu của đàn ông - người chồng vô học, đa nghi như Trương Sinh - là lời tố cáo luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác, bất công - “chế độ nam quyền” dưới thời phong kiến ngự trị.
Vũ Nương trong truyện là một nhân vật rất đẹp, theo đúng quan niệm đặc điểm truyền thống, nhưng phải chịu nổi oan tày trời và phải chứng thực sự vô tội của mình bằng cái chết. Cái chết đau đớn bất công, chỉ vì sự hiểu nhầm, từ một câu nói thơ ngây của con trẻ mà người chồng Trương Sinh đã nghi oan, đã làm mất đi người vợ quý trên đời. Nguyên nhân sâu xa của bi kịch nát lòng này chính là do chiến tranh loạn lạc và lễ giáo phong kiến trọng nam quyền trong xã hội ngày trước.