K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 3 : Biện pháp tu từ :

-“buộc”:Nghĩa đen: sự kết nối, thắt chặt những vật thể tách rời không thể riêng rẽ. Trong câu thơ, đó là tinh thần tự nguyện của Đảng viên trẻ tuổi chủ động gắn bó chặt chẽ cuộc đời mình với“mọi người” xung quanh.

- “trang trải”: sự vươn xa, phủ khắp theo chiều rộng không cùng

-> diễn tả sự gửi trao những tình cảm tha thiết nồng thắm của tác giả đến với “trăm nơi”.

9 tháng 3 2023

1. Thể thơ tự do

2. ND: Đoạn thơ nói về sự gắn bó, trung thành của người lính với nhân dân

3. BPTT: Điệp ngữ (Để), Hoán dụ (trăm nơi)

Tác dụng: Giúp cho đoạn thơ giàu sức gợi

Cho thấy tình cảm, sự gắn bó của người lính với nhân dân ở mọi miền tổ quốc

4. Gợi ý cho em các ý:

Em hiểu thế hệ trẻ là thế nệ nào?

Thực trạng về trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước hiện nay?

Thế hệ trẻ cần làm gì để thể hiện trách nhiệm với đất nước?

Vai trò?

...

_mingnguyet.hoc24_

16 tháng 3 2022
Tao học lớp 2
16 tháng 3 2022
Tao không muốn làm ai chết đâu ko hỏi nữa ^^

"Quê hương tôi có con sông xanh biếc 

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là 1 buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng 

a, Đọc đoạn thơ đc vt theo thể  thơ nào 

=> Thể thơ tự do (mới)

b, xác định và chỉ rõ tác dụng của các biện pháp tu từ đc sử dụng trog đoạn thơ trên

=>   Nhân hóa: soi tóc những hàng tre

- So sánh: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

=> Lamg  Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, làm nổi bật hình ảnh dòng sông êm dịu,mượt mà. Làm bức tranh phác hoạ hình ảnh con sông trở nên sinh động

c, Câu " Quê hương tôi cs con sông xanh biếc " thuộc kiểu câu j .Xét mục đích nói

=> Thuộc kiểu câu trần thuật MĐN : Trình bày

d, Những câu thơ trên gợi cảm em nhớ đến bài thơ nào của nhà Tế Hanh mà em đã đc học trog chương trình ngữ văn 8.Hãy chỉ ra nhưng điểm tương đồng giữa câu thở trên vs bài thơ đó 

=>  Những câu thơ trên gợi cảm em nhớ đến bài thơ : Quê Hương của Tế Hanh

- Điểm tương đồng : 

Tác giả đều viết về quê hương

Sử dụng các bptt: nhân hoá,ẩn dụ

Dùng thể thơ tự do

II. THỰC HÀNH:1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:​“Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng​ Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi ?​ Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi !​ Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ.“​( Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh )Câu 1: Từ đoạn thơ trên em nhớ đến bài thơ nào của Tế Hanh trong chương trình Ngữ Văn 8? Nếu xuất xứ bài thơ vừa tìm. Câu 2: Chép lại...
Đọc tiếp

II. THỰC HÀNH:

1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
​“Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
​ Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi ?
​ Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi !
​ Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ.“
​( Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh )
Câu 1: Từ đoạn thơ trên em nhớ đến bài thơ nào của Tế Hanh trong chương trình Ngữ Văn 8? Nếu xuất xứ bài thơ vừa tìm. 
Câu 2: Chép lại nguyên văn 4 câu thơ cuối bài thơ vừa tìm và cho biết nội dung chính? 
Câu 3: Xác định 1 phép tu từ trong khổ thơ vừa chép? 
Câu 4: Cho biết kiểu câu, chức năng của câu thơ in đậm? 

2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc. Các tệ nạn xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/ AIDS, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm”
                                              (Trích bài 13 sách DGCD lớp 8, trang 35 )
Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gi?
Câu 2: Đoạn văn sử dụng kiểu câu gì? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của kiểu câu ấy?
Câu 3: Từ đoạn văn trên em rút ra bài học gì cho bản thân? Hãy viết từ 4 đến 6 câu trình bày suy nghĩ của em về bài học đó.

3
11 tháng 4 2020

Bài 1:

1. Quê hương - Tế Hanh.

- Xuất xứ: trích trong tập Nghẹn ngào (1919).

2. 

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Tình cảm đối với quê hương được Tế Hanh trực tiếp thể hiện qua khổ thơ cuối này, nổi bật hơn cả là nỗi nhớ làng quê khôn nguôi của tác giả. Đó là một nỗi nhớ không hề chung chung mà hết sức cụ thể, sâu sắc.

3. Liệt kê

4. 

- Nỗi nhớ độc đáo ở chỗ:

+ Có hình hài “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”.

+ Có hương vị “mùi nồng mặn”, nó đã trở thành một ám ảnh da diết.

11 tháng 4 2020

Bài 2: 

1. Nghị luận

2. Đoạn văn sử dụng câu trần thuật đơn có từ "là".

3. Bài học: tránh xa những tệ nạn xã hội.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu “ […] Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em… thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu 

“ […] Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em… thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất tiếng khóc chào đời và sẽ đi theo ta suốt cuộc đời với biết bao biến cố, thăng trầm, buồn vui, hi vọng… Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn. Theo thời gian, những kỉ niệm ấy dần dần trở thành sợi dây tình cảm neo giữ tình yêu của mỗi con người với gia đình, quê hương… Và có thể nói, chính tình yêu đối với gia đình, quê hương sẽ khơi nguồn cho tình yêu đất nước.”

Câu 1 (0,5 điểm). Nêu nội dung và xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?

Câu 2 (0,5 điểm). Hãy tìm câu chủ đề của đoạn văn. Từ đó, cho biết đoạn văn được triển khai theo cách nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu sau: Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn.

Câu 4 (1,0 điểm). Từ văn bản trên, anh/chị hãy nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên với đất nước. (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).

0
1. Xác định kiểu câu của dòng thơ "Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi" và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.2. Xác định kiểu câu của dòng thơ "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!" và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.3. Tìm những từ ngữ thể hiện nỗi nhớ quê của tác giả trong đoạn thơ sau:...Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc,...
Đọc tiếp

1. Xác định kiểu câu của dòng thơ "Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi" và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.

2. Xác định kiểu câu của dòng thơ "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!" và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.

3. Tìm những từ ngữ thể hiện nỗi nhớ quê của tác giả trong đoạn thơ sau:

...Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

4. Xét về mục đích nói, câu văn: "Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?" thuộc kiểu câu gì?

5. Xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong câu văn: "Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc".

6. Bài thơ Quê hương của nhà thơ tế Hanh đã truyền cho em tình cảm gì? Em hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong hai dòng thơ sau:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

0