K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 4 2023

Phép liên kết:

- Phép lặp: Bọn tớ

- Phép nối: Họ đáp.

1. Các đoạn văn trong phần trích sau có liên kết với nhau về nội dung không? Tại sao?Có hai phương pháp đọc thầm quan trọng nhất, đó là phương pháp đọc theo dòng vàphương pháp đọc ý.Với phương pháp thứ nhất, các từ được tiếp nhận như một chuỗi liên tục các dòng. Đólà cách đọc của nhiều người với tốc độ đạt từ 150 – 200 từ/ phút.Với cách đọc thứ hai, người đọc không...
Đọc tiếp

1. Các đoạn văn trong phần trích sau có liên kết với nhau về nội dung không? Tại sao?
Có hai phương pháp đọc thầm quan trọng nhất, đó là phương pháp đọc theo dòng và
phương pháp đọc ý.
Với phương pháp thứ nhất, các từ được tiếp nhận như một chuỗi liên tục các dòng. Đó
là cách đọc của nhiều người với tốc độ đạt từ 150 – 200 từ/ phút.
Với cách đọc thứ hai, người đọc không đọc theo từng dòng mà thu nhận ý. Họ đọc ý
chung chứa trong bài viết qua các từ chủ yếu (từ chủ đề, từ chìa khóa). Đây là phương
pháp tiên tiến nhất vì nó cho phép ta thu nhận thông tin cần thiết chứa trong một đoạn văn,
một trang sách, lọc bỏ những thông tin không cần thiết.
( Theo Lịch văn hóa tổng hợp 1987 – 1990)
2. Tìm các phương tiện liên kết hình thức trong đoạn trích sau:
“ Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. Qua vụ thuế ở một làng quê, nhà
văn đã dựng lên một bức tranh xã hội có giá trị hiện thực sâu sắc về nông thôn Việt Nam
đương thời. “ Tắt đèn”đã làm nổi bật mối xung đột giai cấp hết sức gay gắt giữa bọn
thống trị và người nông dân lao động trong xã hội ấy. Trong tác phẩm, nhà văn đã phơi
trần bộ mặt tàn ác, xấu xa của bọn phong kiến thống trị ở nông thôn, từ bọn địa chủ keo
kiệt độc ác, bọn hào lí tham lam hống hách, bọn quan lại dâm ô bỉ ổi đến bọn tay sai hung
hãn, đểu cáng. ( Ngữ văn 8, tập 1)
3. Hãy sắp xếp các câu sau thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
(1) Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông
Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học.
(2) Học trò theo ông rất đông.
(3) Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng
bọn nịnh thần.
(4) Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng.
(5) Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe.

1
20 tháng 4 2020

1.-Các đoạn văn trong phần trích sau có liên kết với nhau về nội dung

  -Vì ở tại phần mở đầu của mỗi đoạn đều có TN :Với phương pháp thứ nhất;Với cách đọc thứ hai. 2 TN này giúp liên kết các đoạn trong bài văn ;làm cho bài văn 2 thêm mạch lạc hơn .

2

“ Tắt đèn”tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. Qua vụ thuế ở một làng quê, nhà
văn đã dựng lên một bức tranh xã hội có giá trị hiện thực sâu sắc về nông thôn Việt Nam
đương thời. “ Tắt đèn”đã làm nổi bật mối xung đột giai cấp hết sức gay gắt giữa bọn
thống trị
và người nông dân lao động trong xã hội ấy. Trong tác phẩm, nhà văn đã phơi
trần bộ mặt tàn ác, xấu xa của bọn phong kiến thống trịnông thôn, từ bọn địa chủ keo
kiệt độc ác, bọn hào lí tham lam hống hách, bọn quan lại dâm ô bỉ ổi đến bọn tay sai hung
hãn, đểu cáng.

phương tiện liên kết hình thức: +lặp từ ngữ ( những từ đã gạch chân)

                                                  +cách lặp cú pháp (đề ngữ|chủ ngữ - vị ngữ) 

3. Hãy sắp xếp các câu sau thành một đoạn văn hoàn chỉnh.

(mình viết luôn thành đoạn cho bạn nhé !)
Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng.

21 tháng 3 2020

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Xác định thành phần biệt lập và cho biết đó là thành phần gì trong câu sau.a. Có người cho rằng, bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại .( Theo Thái An, bài toán dân số )b. Chao ôi, có biết đâu rằng: Hung hăng hống hách chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cửchỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế .(Tô-Hoài)c. Chúng tôi cũng thoát li đi kháng chiến đầu năm...
Đọc tiếp

Xác định thành phần biệt lập và cho biết đó là thành phần gì trong câu sau.
a. Có người cho rằng, bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại .
( Theo Thái An, bài toán dân số )
b. Chao ôi, có biết đâu rằng: Hung hăng hống hách chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử
chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế .
(Tô-Hoài)
c. Chúng tôi cũng thoát li đi kháng chiến đầu năm 1946, sau khi tỉnh nhà bị chiếm. Lúc đi,
đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con gái duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi .
( Nguyễn Quang Sáng)
d. Các bạn ơi, còn những ba tháng nữa mới thi tốt nghiệp .
e. Mây đã kéo đến đen kịt một góc trời. Có thể trời sắp mưa to.
f. Đại bác đã nổ rền và kéo dài ở Vĩnh Yên. Chắc chắn chiến dịch Trung Du đã mở màn.
g. Ồ, đội bóng lớp mình liên tiếp vây hãm khung thành lớp 9/4. Nhất định quân ta sẽ thắng.
h. Trong giờ phút cuối cùng không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha
con là không thể chết được.
i. Ông lão bỗng dừng lại ngờ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm chả nhẽ cái bọn ở
làng lại đổ đốn đến thế.
j. Chao ôi bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác.
k. Ờ đã chín năm rồi đấy nhỉ
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ.
l. Bác đã đi rồi sao Bác ơi.
m. Có lẽ tôi bán con chó đấy ông giáo ạ!
n. Cảm ơn cụ nhà cháu vẫn tỉnh táo như thường nhưng xem ý vẫn còn lề bề, lệt bệt chừng
như vẫn còn mệt mỏi lắm.
k. Nhưng không còn biết xử lí thế nào lão đành lựa lời nói: “Chắc là nó nhớ nhà nên trốn đi
đấy”.
h. Có người cho rằng bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại.

0
Xác định thành phần biệt lập và cho biết đó là thành phần gì trong câu sau.a. Có người cho rằng, bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại .( Theo Thái An, bài toán dân số )b. Chao ôi, có biết đâu rằng: Hung hăng hống hách chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cửchỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế .(Tô-Hoài)c. Chúng tôi cũng thoát li đi kháng chiến đầu năm...
Đọc tiếp

Xác định thành phần biệt lập và cho biết đó là thành phần gì trong câu sau.
a. Có người cho rằng, bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại .
( Theo Thái An, bài toán dân số )
b. Chao ôi, có biết đâu rằng: Hung hăng hống hách chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử
chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế .
(Tô-Hoài)
c. Chúng tôi cũng thoát li đi kháng chiến đầu năm 1946, sau khi tỉnh nhà bị chiếm. Lúc đi,
đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con gái duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi .
( Nguyễn Quang Sáng)
d. Các bạn ơi, còn những ba tháng nữa mới thi tốt nghiệp .
e. Mây đã kéo đến đen kịt một góc trời. Có thể trời sắp mưa to.
f. Đại bác đã nổ rền và kéo dài ở Vĩnh Yên. Chắc chắn chiến dịch Trung Du đã mở màn.
g. Ồ, đội bóng lớp mình liên tiếp vây hãm khung thành lớp 9/4. Nhất định quân ta sẽ thắng.
h. Trong giờ phút cuối cùng không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha
con là không thể chết được.
i. Ông lão bỗng dừng lại ngờ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm chả nhẽ cái bọn ở
làng lại đổ đốn đến thế.
j. Chao ôi bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác.
k. Ờ đã chín năm rồi đấy nhỉ
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ.
l. Bác đã đi rồi sao Bác ơi.
m. Có lẽ tôi bán con chó đấy ông giáo ạ!
n. Cảm ơn cụ nhà cháu vẫn tỉnh táo như thường nhưng xem ý vẫn còn lề bề, lệt bệt chừng
như vẫn còn mệt mỏi lắm.
k. Nhưng không còn biết xử lí thế nào lão đành lựa lời nói: “Chắc là nó nhớ nhà nên trốn đi
đấy”.
h. Có người cho rằng bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại.

1
12 tháng 2 2020

a. Có người cho rằng - tình thái.

b. Chao ôi - cảm thán

c. sau khi tỉnh nhà bị chiếm đóng - phụ chú.

d. các bạn ơi - gọi đáp

e. Có thể - tình thái

f. Chắc chắn - tình thái

g. Ồ - cảm thán

Nhất định - tình thái

h. hình như - tình thái

i. ngờ ngợ, chả nhẽ - tình thái

j. Chao ôi - tình thái

k. ờ, nhỉ - gọi đáp

l. ơi - gọi đáp

m. Có lẽ - tình thái

n. xem ý, chừng như - tình thái.

k. chắc là  tình thái.

Có vài cuộc gọi về nhà kết thúc sớm hơn, mẹ có khách. Tụi nhỏkhông phiền vì ngưng chuyện giữa chừng, lại mừng. Nghĩ khách tới chơi nghĩa làđời sống của mẹ ở quê không đến nỗi quạnh hiu, vắng con nhưng mẹ vẫn có nhiềuniềm vui khác. Ý nghĩ đó làm cho những đứa nhỏ xa nhà thấy nhẹ lòng, giờ nàymình thì tiệc tùng vầy, còn mẹ chỉ mình ên.(2) Hồi tụi nó còn ở nhà, mẹ cũng...
Đọc tiếp


Có vài cuộc gọi về nhà kết thúc sớm hơn, mẹ có khách. Tụi nhỏ
không phiền vì ngưng chuyện giữa chừng, lại mừng. Nghĩ khách tới chơi nghĩa là
đời sống của mẹ ở quê không đến nỗi quạnh hiu, vắng con nhưng mẹ vẫn có nhiều
niềm vui khác. Ý nghĩ đó làm cho những đứa nhỏ xa nhà thấy nhẹ lòng, giờ này
mình thì tiệc tùng vầy, còn mẹ chỉ mình ên.


(2) Hồi tụi nó còn ở nhà, mẹ cũng nhiều khách tới thăm. Một mình gánh ba
con, nhưng người đàn bà góa chồng chẳng cách nào làm cho duyên đừng sóng sánh
trong đi đứng, nói cười. Khí chất đã vậy, mặt nám tay chai cũng không ngăn nỗi
đàn ông theo đuổi. Có ông thầy giáo hay ghé nhà, nhẹ tựa mưa. Tròng trành ngồi
bên thềm ướt, nói chuyện ba khơi kiểu như Sáu ơi, ngoài vườn măng chắc sắp mọc
rồi, mà không hiểu sao nước sông mấy bữa nay đục quá. Lại có ông thợ rèn, tóc
tai bốc khói như đá trời vừa ngùn ngụt đi qua khí quyển trái đất. Không nói, chỉ
nhìn, cái nhìn như hóa lỏng người đàn bà mà ông thầm yêu. Một ông khác thì xộc
vào tận bếp, thay bóng đèn, đóng lại bản lề cánh cửa. Ông này thẳng đuột, bảo
Sáu ưng tôi đi, còn trẻ ở không chi cho phí. Lại có ông chống nạnh đứng ngoài
sân, nói tụi mình bạn bè từ hồi ở truồng tắm mưa, tánh nết đã thuộc lòng, Sáu
mà đi thêm bước nữa thì lấy tui cho đỡ mất công tìm hiểu.


Mẹ được nhiều người mê, tụi nhỏ cũng hưởng lợi. Khách hay
mang bánh kẹo, không thì cũng mấy trái mận, trái xoài. Ăn của người ta mà không
giúp cũng kỳ, nhưng tụi nhỏ cứ khen ông nào hay thì mẹ cũng gạt đi, mùa này xơ
ri chín rộ phải hái cho kịp, mương vườn cạn phơi đáy phải đào, đậu rồng đâm ngọn
phải làm giàn cho chúng, nói chung là lu bu lắm, đâu rảnh. Lần hồi, cho đến bữa
đứa con nhỏ nhất đón xe đò khăn gói xa nhà, mẹ vẫn một mình. Nhìn vào kiếng chiếu
hậu, là mẹ đứng sau đám bụi, chấm áo tím trên nền xanh gờn gợn.


May mà mẹ vẫn có khách tới chơi, tụi nhỏ hài lòng. Những người
sớt bớt nỗi cô độc của mẹ, chắc là mấy thím bên xóm hay để lại dấu răng trên những
câu chuyện dông dài ai đó chửa hoang ai đó bỏ vợ theo trai, ai đó vừa sinh bảy.
Họ hàng từ xa xôi cũng đổ lại, ngồi kiểm đếm coi chế ba chú bảy ai mất ai còn.
Mà biết đâu, mẹ vẫn còn nhiều ông mê lắm.


Một bữa tụi nhỏ về, chứng kiến mẹ dưng không ới lên rồi te te
đi mở cổng. Khách của mẹ là ba con vịt xiêm, bộ điệu khệnh khạng xem chừng ghé
chơi thường lắm. Ăn xong mớ đầu tép mẹ dành cho, bọn nó lại hể hả ngoáy đuôi ra
về.


Khách của mẹ còn có con mèo mướp, thường xuất hiện bất ngờ với
cái bụng chửa, rồi một bữa biến mất chẳng rõ đi đâu. Lá khô thì táo bạo hơn, xộc
vào đến tận góc buồng ngủ, chỗ mấy con dế thường đến gáy. Và mưa đêm, luôn để lại
những dấu chân trong suốt ngoài thềm.


Những người bạn láng giềng của mẹ lớp bán nhà dời đi chỗ
khác, lớp nằm đau. Xóm ngoại ô chóng mặt với những hàng quán mọc lên, những giọng
nói vùng miền xa lạ khác. Người thì đông hơn, nhưng không hẳn vui hơn. Tiếng cổng
đóng rền rĩ vào mỗi sáng. Nhà mẹ vắng dần tiếng người và mặt cười.


Hỏi sao không thấy mấy ông mê mẹ, bà nhẩm đếm hao hụt hơn một
nữa rồi. Ông thì đột quỵ, ông thì ôm trong bụng khối u (phải ôm một khối
tình, cũng đỡ). Còn mỗi ông thợ rèn mạnh giỏi, vừa rồi có ghé nhà, vẫn bốc
khói như rớt xuống từ trời. Gặp mẹ, ông hỏi cô Sáu có nhà không, nói một hồi mới
tin người muốn tìm đang ở trước mặt. Từ bữa tới giờ không thấy quay lại nữa, chắc
đang tiếc đôi cánh đã cháy rụi trong lúc bay đi gặp người xưa. Cánh không còn để
trở về trời, mà chỉ gặp mỗi một bà già teo héo.


Vừa kể mẹ vừa đi rửa mấy cái ly đầy bụi, rót nước râu bắp
bưng cho tụi nhỏ. Phổi của những đứa con như cứng lại, thấy khó thở với cái
cách mẹ đặt ly xuống bàn, xua tụi nó uống đi nước mát lắm, cách mẹ vừa lau mặt
bàn vừa phân trần như một thói quen, có một mình nên nhà cửa cứ tèm lem, bỏ qua
nghen.


Tụi nó, giờ làm khách của mẹ mình.


(Nguyễn Ngọc Tư, Khách)

 


a. Xác định lời dẫn trực tiếp hoặc gián
tiếp trong những ngữ liệu trong đoạn (2) và cho biết tác dụng.


b. Tác giả mở đầu tác
phẩm bằng câu: Có vài cuộc gọi về nhà kết
thúc sớm hơn, mẹ có khách. Theo anh/chị, “khách” của mẹ là những ai?
Từ những vị “khách” ấy, tác giả đã cho người đọc biết hoàn cảnh
sống của mẹ hiện nay ra sao?


c. Chi tiết: Vừa kể mẹ vừa đi rửa mấy cái ly đầy bụi, rót
nước râu bắp bưng cho tụi nhỏ cho người đọc thấy điều gì?


d. Xác định biện pháp tu
từ trong câu: Lá khô thì táo bạo hơn, xộc
vào đến tận góc buồng ngủ, chỗ mấy con dế thường đến gáy. Nêu tác dụng
của biện pháp tu từ ấy.

0
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:Tôi viết cho ai bài thơ hạ cuốiVe râm ran xao xác cả khung trờiỒ vẫn vậy, vẫn ve, vẫn phượng,…Cớ sao mình nước mắt lại rơiTrận mưa đầu của ngày cuối chia phôiRơi ướt cả một bờ áo trắngVô tư thế, hỡi mưa, hỡi nắng?Biết hay không hạ cuối đã về rồi?Tháng 6 mùa thiTa bỏ lại một thờiTrong...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Tôi viết cho ai bài thơ hạ cuối
Ve râm ran xao xác cả khung trời
Ồ vẫn vậy, vẫn ve, vẫn phượng,…
Cớ sao mình nước mắt lại rơi

Trận mưa đầu của ngày cuối chia phôi
Rơi ướt cả một bờ áo trắng
Vô tư thế, hỡi mưa, hỡi nắng?
Biết hay không hạ cuối đã về rồi?

Tháng 6 mùa thi
Ta bỏ lại một thời
Trong trắng như hoa
Hồn nhiên như cỏ
Cho kỷ niệm và cho nỗi nhớ
Cho những tháng ngày xanh biếc xanh.

Đôi mắt nào chiều ấy long lanh
Như muốn nói thật nhiều mà không thể
Tháng năm ơi sao trôi nhanh đến thế
Phượng bùng lên cháy đỏ một khung trời.

Lưu bút trao tay, ánh mắt trao lời
Màu mực tím mênh mang trang giấy trắng
Ai bật khóc trong chiều không bình lặng
Xa thật rồi, áo trắng học trò ơi.

(Hạ cuối, Dương Viết Cương)

Câu 1. Chỉ ra 2 phương thức biểu đạt của văn bản.

Câu 2. Kí ức về tuổi học trò được tác giả thể hiện như thế nào qua các câu thơ: Tháng 6 mùa thi/Ta bỏ lại một thời/Trong trắng như hoa/Hồn nhiên như cỏ?”

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Đôi mắt nào chiều ấy long lanh/Như muốn nói thật nhiều mà không thể.

Câu 4. Điều Em  tâm đắc nhất trong bài thơ trên là gì?

1
27 tháng 4 2020

dài quá ngắn bớt đc ko b

chúc hok tốt

Ai giúp mình bài này với ạ!Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:Mỗi nghề có một lời ruDở hay thầy cũng chọn ru khúc nàyLời ru của gió màu mây Con sông của mẹ đường cày của cha Bắt đầu cái tuổi lên ba Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu! Thầy không ru đủ nghìn câu Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời Tuổi thơ em...
Đọc tiếp

Ai giúp mình bài này với ạ!

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này

Lời ru của gió màu mây 
Con sông của mẹ đường cày của cha 
Bắt đầu cái tuổi lên ba 
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em 
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm 
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu! 
Thầy không ru đủ nghìn câu 
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời 
Tuổi thơ em có một thời 
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm

Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây 
Thầy ru hết cả mê say 
Mong cho trọn ước mơ đầy của em.

Mẹ ru em ngủ tròn đêm 
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày 
Trong em hạt chữ xếp dày 
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm.    (Trích Lời ru của thầy, Đoàn Vị Thượng)

 Câu 1. Xảc định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

 Câu 2. Bằng “lời ru” của mình, người thầy trong bài thơ mong muốn gợi lên những đìều gì trong tâm hồn học trò?

 Câu 3. Chi ra và nêu hiệu quả của biện phảp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Tuổi thơ em có một thời/Ươ'c mơ thì rộng như trời, ngàn năm”

 Câu 4. Viết đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ cùa em về thông điệp được gửi gắm trong hai câu thơ “Thầy không ru đủ nghìn câulBiểt con chữ cũng đứng sau cuộc đời”.

 

0