K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Dế Mèn là một thanh niên dế cường tráng nhưng lại có thói hung hăng , hống hách. Trong một lần trêu chị Cốc, Dế Mèn đã trốn chạy và làm cho chị Cốc nghĩ rằng người trêu mình là Dế Choắt, khiến cho Dế Choắt phải nhận cái chết oan uổng. Cái chết của Dế Choắt đã làm cho Dế Mèn và chúng ta phải suy nghĩ rằng : " Ở đời đừng có thói hung hăng bây bạ, có óc mà không biết nghĩ rồi cũng có ngày chuốc họa vào thân ". 

cường tráng ; hung hăng , hống hách;... (Từ ghép,...)

19 tháng 9 2021

     Dế Mèn trong tác phẩm "Bài học đường đời đầu tiên" hiện lên ngây thơ, tự tin, yêu đời nhưng cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ, gây tai hoạ cho kẻ khác. Những đặc điểm ấy của chú tuy là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã đầu đời quen thuộc của tuổi nhỏ chúng em hôm nay. Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký ai không thấy thú vị dõi theo từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le, sinh động và hấp dẫn. Nhưng lý thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà vần Tô Hoài đã giúp chúng ta rút ra được từ cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật là đáng yêu mến này. 

Cuộc sống hiện đại cuốn chúng ta vào guồng quay cùng sự phát triển nhộn nhịp khiến ta đôi khi buông lơi những mối quan hệ tưởng chừng như rất quan trọng trong một khoảng thời gian nào đó. Chỉ đến khi gặp lại họ, một cách tình cờ, ta mới thấy bản thân đã mất đi những gì.

Chuyến đi ấy là phần thưởng mà bố mẹ dành cho tôi sau một năm dài nỗ lực học tập khi thành công đỗ vào một trường cấp 2 trọng điểm của tỉnh với điểm số khá cao.

Chuyến đi được diễn ra vào giữa tháng 7, gia đình tôi quyết định trốn ánh nắng chói chang của mùa hè đất Bắc để đến với không khí trong trẻo, mát mẻ của Đà Lạt. Trước khi ghé Đà Lạt, cả gia đình tôi bay đến Nha Trang để thăm một vài người bạn của bố. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được trải nghiệm cảm giác đi máy bay. Nhìn từ cửa sổ, những đám mây trắng trẻo, bồng bềnh chưa bao giờ gần tôi đến thế. Cứ ngỡ như có thể vươn tay ra mà chạm vào chúng, mà cảm nhận chúng một cách trọn vẹn nhất. Bay đến Nha Trang, chúng tôi được thiết đãi rất nhiều thứ đặc sản miền Trung như bánh canh, hải sản, bánh xèo,… Nha Trang cũng là một vùng đất mới lạ nhưng nó vẫn đem đến cho tôi cảm giác thân thuộc bởi tôi cũng được sinh ra ở vùng biển. Những thứ như hải sản, cát trắng, biển xanh,… đều khá quen thuộc đồi với tôi. Vậy nên điều tôi háo hức nhất vẫn là chuyến đi đến Đà Lạt sau 2 ngày lưu lại nơi này.

Nhà tôi thuê một chiếc taxi để trải nghiệm đường rừng từ Nha Trang đến Đà Lạt. Đường rừng chưa được cải thiện nhiều, đường rất gồ ghề khó đi. Nhưng bỏ qua những trở ngại ấy, tôi đắm chìm vào những cánh rừng bạt ngạt, xanh mướt. Gần đến Đà Lạt rừng càng dày đặc, không khí cũng dễ chịu hơn. Tôi còn nghe thấy cả tiếng chim lảnh lót hót vang khu rừng đem lại cảm giác bình yên chưa từng có. Ở thành phố bây giờ rất khó kiếm tiếng chim hót vì chúng bị chiếm hết những ngôi nhà xanh để xây dựng đô thị, nhà cao tầng, chung cư… Tôi thích Đà Lạt cũng vì cái lẽ đó. Tôi thích khung cảnh bình yên và nhẹ nhàng.

Cả nhà tôi dành 3 ngày để ở lại Đà Lạt và trải nghiệm thành phố của tình yêu này. Chúng tôi đi thăm vườn hoa, trải nghiệm chợ đêm Đà Lạt và thử đi ngựa rồi đi xe đạp quanh thành phố. Đà Lạt yên bình và nhẹ nhàng lắm. Ở Đà Lạt, chúng tôi được trải nghiệm cái mà người ta gọi là “một ngày bốn mùa”. Sáng như mùa xuân, trưa như mùa hè, chiều mang hơi thở mùa thu và tối lạnh như chớm đông. Tối nào tôi cũng đòi bố mẹ đến chợ đêm vì tôi yêu thích trải nghiệm ẩm thực nơi đây với sữa chua dâu, sữa đậu, bánh canh, bánh tráng nướng,… Nhưng có một trải nghiệm mà tôi không thể quên, đó là gặp được bạn cũ của mình ở đó. Ánh là người bạn thân thời câp 2 của tôi. Chúng tôi đã trải qua 4 năm cấp 2 với biết bao trải nghiệm cùng nhau từ vui đến buồn. Chúng tôi đã từng hứa sẽ trở thành bạn thân cho đến mãi về sau. Vậy mà cuối cùng, Ánh lại không đỗ vào ngôi trường mơ ước của chúng tôi. Còn tôi, khi vào môi trường mới và có chút áp lực về việc phải giữ vững phong độ học tập, vô tình đã quên mất người bạn ấu thơ này. Cho đến khi bất ngờ gặp Ánh tại hội chợ, cô bạn cũng đi du lịch ở đây vào dịp này, tôi chợt sững người lại. Chúng tôi nhìn nhau rất lâu trước khi có thể mở lời chào nhau. Mọi thứ trở nên gượng gạo, ngượng ngùng cứ như thể những con người mới quen nhau lần đầu. Cuối cùng, bọn tôi xin phép bố mẹ để cùng đi với nhau một lúc. Chúng tôi ngồi lại, kể cho nhau nghe về cuộc sống trong thời gian vừa rồi. Ánh có nói một câu khiến tôi rất đau lòng “Tớ thấy cậu vui vẻ với những người bạn mới quá nên tớ ngại làm phiền cậu”. Ôi chữ “phiền”! Tôi đâu có ngờ được sự vô tâm của mình đã khiến bạn mình đau lòng như thế. Tôi ân hận vô cùng vì sự việc ấy. Chúng tôi đã ngồi bên nhau rất lâu, nói với nhau những điều giấu trong lòng và quyết định làm hòa. Kết thúc chuyến đi, chúng tôi về cùng nhau và từ đó vẫn giữ mối quan hệ thân thiết đến bây giờ.

Chuyến đi vừa rồi đã mang lại cho tôi nhiều điều. Nó mang lại những giây phút giải trí thoải mái sau quãng thời gian học tập căng thẳng. Nó mang lại những kiến thức về văn hóa, địa lí,… về vùng đất mới. Nhưng đặc biệt, nó tìm lại cho tôi một tình bạn đẹp. Tôi nhận ra rằng: Không có điều gì có thể phá vỡ tình bạn ngoài sự vô tâm của bản thân. Tôi mong muốn có được nhiều thời gian hơn với Ánh, có thể là trong một chuyến đi mới, để có thể lưu giữ tình bạn này. Mong rằng tất cả mọi người hãy quan tâm hơn đến những người xung quanh mình để không phải hối hận như tôi đã từng.

13 tháng 12 2021

Câu 1:

- Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

Câu 2:

- Nội dung chính của đoạn thơ: Từ hình ảnh cây tre Việt Nam, tác giả thể hiện những vẻ đẹp trong tính cách, phẩm chất của con người Việt Nam.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng ở trong đoạn thơ: nhân hóa, so sánh

- Tác dụng:

+ Giúp câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi tả, gợi cảm

+ Sự vật trở nên có hồn hơn, mang sắc thái, dáng vóc của con người.

+ Qua việc khắc họa hình ảnh cây tre, tác giả đã bộc lộ, đặc tả những phẩm chất vốn có của con người Việt Nam.

Câu 4:

Hình tượng cây tre trong hai câu thơ đã thể hiện, khắc họa hình ảnh người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó vì con. Đây cũng chính là điểm độc đáo đồng thời cũng chính là sự sáng tạo của nhà thơ. Mượn hình ảnh cây tre cùng thủ pháp nhân hóa, tác giả không chỉ khiến cây tre trở nên có hồn hơn, mang sắc thái như con người vừa ẩn hiện lấp ló đằng sau hình ảnh cây tre ấy chính là hình ảnh người mẹ lam lũ, chịu thương chịu khó, dãi dầm mưa nắm. Không quản ngại khó khăn để kiếm miếng cơm manh áo nuôi con. Qua đó, tác giả cũng thể hiện tình yêu bao la đối với những người mẹ Việt Nam anh hùng.

13 tháng 12 2021

bạn ơi bài này chìu này mik vừa học xog nhưng câu 4 bn tự nghĩ nhé

câu 1: PTBĐ chính trong đoạn thơ trên là biểu cảm

câu 2: nội dung chính của đoạn thơ trên là nói lên phẩm chất tốt đẹp của cây tre

câu 3: 2 biện pháp tu từ tác giả sử dụng chủ yếu trog đoạn thơ trên là nhân hóa và ẩn dụ

I. Choose the words whose underlined part is pronounced differently from that of the others in each group.1. A. hear​B. fear​C. dear​D. wear2. A. near​B. appear​C. bear​D. idea3. A. here​B. there​C. series​D. sphere4. A. hate​B. air​C. chair​D. hair5. A. prepare​B. carry​C. share​D. fair​6. A. aerobic​B. airplay​C. rarely​D. atmosphere7. A. unfair​B. prepare​C. nearly​D. airplane8. A. fairy​B. really​C. volunteer​D. idea9. A. parent​B....
Đọc tiếp

I. Choose the words whose underlined part is pronounced differently from that of the others in each group.

1. A. hearB. fearC. dearD. wear

2. A. nearB. appearC. bearD. idea

3. A. hereB. thereC. seriesD. sphere

4. A. hateB. airC. chairD. hair

5. A. prepareB. carryC. shareD. fair

6. A. aerobicB. airplayC. rarelyD. atmosphere

7. A. unfairB. prepareC. nearlyD. airplane

8. A. fairyB. reallyC. volunteerD. idea

9. A. parentB. reindeerC. upstairsD. careful

10. A. carelessB. downstairsC. armchairD. fearful

11. A. squareB. badmintonC. grandfatherD. match

12. A. ideaB. reasonC. featureD. teacher

13. A. easyB. leaseC. weakD. pear

14. A. gogglesB. sportC. stopD. not

15. A. matchB. machineC. championD. chess

16. A. fearB. nearC. reallyD. wear

17. A. theirB. hairC. seriesD. there

18. A. spareB. playC. gameD. table

19. A. keepB. cheerC. meetD. week

20. A. sphereB. seriesC. hereD. where

21. a. freeb. teamc. readd. idea

22. a. swimmingb. skippingc. drivingd. fishing

23. a. racketb. skateboardc. gamesd. player

24. a. thingb. fatherc. healthyd. three

25. a. racketsb. gogglesc. skisd. skateboards

26. A. thinkB. thatC. theatreD. there 

27. A. motherB. throughC. leatherD. either

28. A. themB. theyC. somethingD. this

29. A. thirtyB. thoughC. fifthD. thanks

30. A. everythingB. brotherC. theoryD. both

31. A. roughB. sumC. utterD. union

32. A. nooB. toolC. bloodD. spoon

33. A. chemistB. chickenC. churchD. century

34. A. thoughtB. toughC. taughtD. bought

35. A. pleasure B. heatC. meatD. feed

36. A. chalkB. champagneC. machineD. ship

37. A. knitB. hideC. tideD. fly

38. A. putB. couldC. pushD. moon

39. A. howB. townC. powerD. slow

40. A. talkedB. nakedC. askedD. liked

41. A. hearB. clearC. bearD. ear

42. A. heatB. greatC. beatD. break

43. A. bloodB. poolC. foodD. tool

44. A. universityB. uniqueC. unitD. undo

45. A. mouseB. couldC. wouldD. put

46. A. faithfulB. failureC. fairlyD. fainted

47. A. courseB. courtC. pourD. courage

48. A. workedB. stoppedC. forcedD. wanted

49. A. newB. sewC. fewD. nephew

50. A. sunB. sureC. successD. sort

1
22 tháng 2 2022

1.D 2.C 3.A 4.B 5.D 6.A 7.C 8.A 9.B 10.D 11.A 12.A 13.B 14.A 15.B 16.C 17.A 18.C 19.B 20.C

21.D 22.C 23.D 24.B 25.A 26.A 27.B 28.C 29.B 30.B 31.D 32.C 33.D 34.A 35.B 36.A 37.C 38.C 39.D 40.B 41.C 42.D 43.A 44.D 45.A 46.ko bt 47.C 48.D 49.B 50.A

chúc bạn học tốt nha

I. Đọc hiểu văn bản: (3.0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Mẹ là cơn gió mùa thuCho con mát mẻ lời ru năm nàoMẹ là đêm sáng trăng saoSoi đường chỉ lối con vào bến mơ( “Mẹ là tất cả”- Lăng Kim Thanh”Câu 1 (0,5 điểm) Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?Câu 2 (0,5 điểm). Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên?Câu 3...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu văn bản: (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

( “Mẹ là tất cả”- Lăng Kim Thanh”
Câu 1 (0,5 điểm) Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 2 (0,5 điểm). Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ.

Câu 4 (1,0 điểm) Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn thơ trên?
II. Tạo lập văn bản (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nhận của em về
nhân vật Dế Mèn đoạn đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” ( Tô Hoài). Qua nhân vật Dế
Mèn, em rút ra cho mình bài học gì?

Câu 2 (5,0 điểm): Kể lại một trải nghiệm của em ( Về một chuyến du lịch, một chuyến về quê,
với một người thân, với con vật nuôi.

ĐỀ 2
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU
(5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh
phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi
trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên,
đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu
bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng
đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
( Ngữ văn 6- Tập 1)

Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết ?
Câu 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó
thuộc kiểu so sánh nào?

Câu 4. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 5. Cho biết nội dung của đoạn trích trên ?
Câu 6. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân ?
PHẦN II: VIẾT (5 điểm).
Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.
ĐỀ 3
I. ĐỌC HIỂU
(6,0 đ). Đọc kĩ đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu cho bên dưới vào
giấy kiểm tra.

“…Bi-nô mở ra cho tôi những kích thước mới của cuộc sống bằng bản liệt kê dài dằng dặc
của nó về những cái thú ở đời.

Nhìn thấy nắng sau những ngày mưa là một điều thú vị. Nhưng ngay cả trong những ngày
mưa, nếu ta chịu mở ra mọi giác quan như một ngôi nhà mở tung các cửa sổ, ta cũng sẽ đón
nhận được những cảm xúc tuyệt vời! Bi-nô bảo tôi thế và nó dẫn tôi đến dưới mái tôn che dọc
hành lang chạy xuống bếp, chui vào dưới chạn thức ăn nằm nghe mưa rơi.
Mưa đối với tôi không phải là cái gì đó xa lạ.
Nhưng tôi chưa bao giờ nghe mưa dưới mái tôn.
Những hạt mưa gõ vào mái tôn tạo ra một âm thanh khác hẳn khi chúng rơi trên mái ngói.

Rầm rầm. Rầm rầm. Rầm rầm.
Nghe như có hàng ngàn con ngựa phi ngay trên đầu. Nghe như ông trời đứng rải đá từ trên
cao. Nghe như ai đó đang thét gào giận dữ. Cuối cùng là nghe như mái nhà sắp sập xuống đè
bẹp chúng tôi.
Tai ù như xay lúa, tôi rúm người lại, run bần bật, đuôi cụp vào giữa hai chân.
Bi-nô gãi mõm vào tai tôi:
Mày sao thế? Sợ à?
Ừ - Tôi lắp bắp.
Sợ nhưng mà thích chứ?
Bi-nô lại hỏi. Câu hỏi thật kì cục, nhưng tôi gật đầu ngay:
- Thích.

Được sợ hãi, đúng là một cái thú. Hèn gì chị Ni thích nghe chuyện ma và thằng Bi-nô ngày
nào cũng trèo lên căn gác gỗ.
Khi nỗi sợ đi qua, tôi sung sướng bắt gặp mình nằm dán vào bộ lông dày và ấm của Bi-nô.
Hai đứa thò đầu ra khỏi gầm chạn, lặng lẽ ngắm mưa rơi.”
(Trích,
Những người bạn trong “Tôi là Bê-tô”- Nguyễn Nhật Ánh; SGK/T36, Ngữ
văn 6 KNTT)

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?
Câu 2 (0,5 điểm). “Tôi” được Bi-nô dẫn đi trải nghiệm một điều thú vị, đó là điều gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Ghi lại câu văn miêu tả hành động, tâm trạng sợ hãi của “tôi” khi nghe mưa
dưới mái tôn. Gạch chân từ láy và biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn ấy.

Câu 4 (1,0 điểm). Tác giả chọn người kể chuyện, cách miêu tả các nhân vật trong đoạn trích phù
hợp với đặc điểm hình thức của thể loại nào mà em đã học?

Câu 5 (1,0 điểm). Nhờ đâu để “tôi” vượt qua nỗi sợ hãi khi ngắm mưa dưới mái tôn? Từ hành
động, tâm trạng, cảm xúc của “tôi”, em cảm nhận “tôi” là con vật như thế nào?

Câu 6 (1,0 điểm). Nêu chủ đề của đoạn trích.
Câu 7 (1,0 điểm). Bài học em rút ra từ trải nghiệm của nhân vật “tôi” trong đoạn trích là gì?
II. VIẾT (4đ).
Câu 8 (4,0 điểm). Viết bài văn kể lại một trải nghiệm thành công hay thất bại của em
 

0
Đặc điểm quan trọng nhất của truyền thuyết là gì?A. Là truyện dân gian B. Có yếu tố kì ảoC. Có cốt lõi là sự thật lịch sử D. Thể hiện thái độ của nhân dânCâu 2.Nhận xét sau đây đúng với thể loại Văn học dân gian nào?“Truyện kể về những nhân vật bất hạnh với ước mơ hạnh phúc, công bằng”A. Thần thoại.B. Cổ tíchC. Truyền thuyết.D. Truyện cư­ời.Câu 3:Chi tiết nào dưới...
Đọc tiếp
Đặc điểm quan trọng nhất của truyền thuyết là gì?
  • A. Là truyện dân gian
  • B. Có yếu tố kì ảo
  • C. Có cốt lõi là sự thật lịch sử
  • D. Thể hiện thái độ của nhân dân
Câu 2.
Nhận xét sau đây đúng với thể loại Văn học dân gian nào?
“Truyện kể về những nhân vật bất hạnh với ước mơ hạnh phúc, công bằng”
  • A. Thần thoại.
  • B. Cổ tích
  • C. Truyền thuyết.
  • D. Truyện cư­ời.
Câu 3:
Chi tiết nào dưới đây trong truyện Thánh Gióng không liên quan đến hiện thực lịch sử?
  • A. Đời Hùng Vương thứ sáu ở làng Gióng
  • B. Bấy giờ có giặc Ân đến xâm lược.
  • C. Chú bé lớn nhanh như thổi.
  • D. Hiện nay vẫn còn đền thờ …
Câu 4:
Truyện cổ tích thường kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử. Đúng hay sai?
  • A. Đúng
  • B. Sai
Câu 5:
Nhân vật Phù Đổng Thiên Vương xuất hiện trong văn bản nào?
  • A. Thánh Gióng
  • B. Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • C. Con rồng cháu tiên
  • D. Bánh chưng bánh giầy
Câu 6:
Truyện Sơn Tinh và Thủy Tinh phản ánh hiện thực và ước mơ gì của người Việt cổ ?
  • A. Chống thiên tai và chế ngự lũ lụt
  • B. Dựng nước của vua Hùng
  • C. Giữ nước của vua Hùng
  • D. Xây dựng nền văn hóa dân tộc vua Hùng.
Câu 7:
Truyện “Sự tích Hồ Gươm” thuộc thể loại nào?
  • A. Cổ tích
  • B. Truyền thuyết
  • C. Truyện cười
  • D. Ngụ ngôn.
Câu 8:
Nguyên nhân dẫn đến cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh là:
  • A. Vua Hùng kén rể.
  • B. Vua ra lễ vật không công bằng.
  • C. Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ.
  • D. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh.
Câu 9:
Hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm khi nào?
  • A. Lê thận kéo được lưỡi gươm.
  • B. Lê Lợi nhặt chuôi gươm.
  • C. Trước khi Lê Lợi khởi nghĩa.
  • D. Khi Lê Lợi hoàn gươm.
Câu 10:
Mục đích chính của truyện Em bé thông minh là gì?
  • A. Ca ngợi tài năng, trí tuệ con người.
  • B. Phê phán những kẻ ngu dốt.
  • C. Khẳng định sức mạnh của con người.
  • D. Gây cười.
Câu 11:
Tại sao em bé trong văn bản “Em bé thông minh” được hưởng vinh quang?
  • A. Nhờ may mắn và tinh ranh
  • B. Nhờ thông minh, hiểu biết.
  • C. Nhờ sự giúp đỡ của thần linh
  • D. Nhờ có vua yêu mến
Câu 12:
Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt thời kì vua Hùng dựng nước:
  • A. Chống giặc ngoại xâm
  • B. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên.
  • C. Lao động sản xuất và sáng tạo văn hóa
  • D. Giữ gìn ngôi vua.
Câu 13:
Thần Tản Viên là ai?
  • A. Lạc Long Quân
  • B. Lang Liêu
  • C. Thủy Tinh
  • D. Sơn Tinh
Câu 14:
Nhận định nào sau đây đúng về khái niệm của từ:
  • A. Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo tiếng
  • B. Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo câu
  • C.Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo văn bản.
  • D. B và C
Câu 15:
Trong các dòng sau đây, dòng nào là từ láy?
  • A. Mệt mỏi
  • B. Tốt tươi
  • C. Lung linh.
  • D. Ăn ở.
Câu 16:
Trong các từ sau, từ nào không phải là từ mượn:
  • A. Tổ quốc
  • B. Máy bay
  • C. Ti vi
  • D. Nhân đạo.
Câu 17:
Sách Ngữ văn 6 giải thích từ Sơn tinhThuỷ tinh như sau: Sơn tinh: Thần núi; Thuỷ tinh: Thần nước. Đó là cách giải nghĩa từ theo cách nào:
  • A. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
  • B. Dùng từ trái nghĩa với từ cần được giải thích
  • C .Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
  • D. Cả 3 ý trên đều sai.
Câu 18:
Dòng nào sau đây không phải danh từ:
  • A. Học sinh
  • B. Núi non
  • C. Đỏ chót
  • D. Cây cối
Câu 19:
Câu nào dưới đây mắc lỗi dùng từ:
  • A. "Lượm" là một bài thơ kiệt xuất của Tố Hữu.
  • B. Cây tre Việt Nam, cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.
  • C. Truyện Thạch Sanh là một truyện hay nên em rất thích truyện Thạch Sanh.
  • D. Truyện cổ tích là truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật.
Câu 20:
Chức vụ điển hình của danh từ là gì?
  • A. Chủ ngữ
  • B. Vị ngữ
  • C. Trạng ngữ
  • D. Bổ ngữ

​Ai lm đc nào !leuleu

5
6 tháng 11 2016

1.C 2. B 3.C 4.B

5. A 6.A 7.A 8.C

9. D 10.A 11B. 12.C

13.D 14B 15.C 16.A

17. D 18.C 19.C 20.A

6 tháng 11 2016
Đặc điểm quan trọng nhất của truyền thuyết là gì?
  • A. Là truyện dân gian
  • B. Có yếu tố kì ảo
  • C. Có cốt lõi là sự thật lịch sử
  • D. Thể hiện thái độ của nhân dân
Câu 2.
Nhận xét sau đây đúng với thể loại Văn học dân gian nào?
“Truyện kể về những nhân vật bất hạnh với ước mơ hạnh phúc, công bằng”
  • A. Thần thoại.
  • B. Cổ tích
  • C. Truyền thuyết.
  • D. Truyện cư­ời.
Câu 3:
Chi tiết nào dưới đây trong truyện Thánh Gióng không liên quan đến hiện thực lịch sử?
  • A. Đời Hùng Vương thứ sáu ở làng Gióng
  • B. Bấy giờ có giặc Ân đến xâm lược.
  • C. Chú bé lớn nhanh như thổi.
  • D. Hiện nay vẫn còn đền thờ …
Câu 4:
Truyện cổ tích thường kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử. Đúng hay sai?
  • A. Đúng
  • B. Sai
Câu 5:
Nhân vật Phù Đổng Thiên Vương xuất hiện trong văn bản nào?
  • A. Thánh Gióng
  • B. Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • C. Con rồng cháu tiên
  • D. Bánh chưng bánh giầy
Câu 6:
Truyện Sơn Tinh và Thủy Tinh phản ánh hiện thực và ước mơ gì của người Việt cổ ?
  • A. Chống thiên tai và chế ngự lũ lụt
  • B. Dựng nước của vua Hùng
  • C. Giữ nước của vua Hùng
  • D. Xây dựng nền văn hóa dân tộc vua Hùng.
Câu 7:
Truyện “Sự tích Hồ Gươm” thuộc thể loại nào?
  • A. Cổ tích
  • B. Truyền thuyết
  • C. Truyện cười
  • D. Ngụ ngôn.
Câu 8:
Nguyên nhân dẫn đến cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh là:
  • A. Vua Hùng kén rể.
  • B. Vua ra lễ vật không công bằng.
  • C. Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ.
  • D. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh.
Câu 9:
Hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm khi nào?
  • A. Lê thận kéo được lưỡi gươm.
  • B. Lê Lợi nhặt chuôi gươm.
  • C. Trước khi Lê Lợi khởi nghĩa.
  • D. Khi Lê Lợi hoàn gươm.
Câu 10:
Mục đích chính của truyện Em bé thông minh là gì?
  • A. Ca ngợi tài năng, trí tuệ con người.
  • B. Phê phán những kẻ ngu dốt.
  • C. Khẳng định sức mạnh của con người.
  • D. Gây cười.
Câu 11:
Tại sao em bé trong văn bản “Em bé thông minh” được hưởng vinh quang?
  • A. Nhờ may mắn và tinh ranh
  • B. Nhờ thông minh, hiểu biết.
  • C. Nhờ sự giúp đỡ của thần linh
  • D. Nhờ có vua yêu mến
Câu 12:
Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt thời kì vua Hùng dựng nước:
  • A. Chống giặc ngoại xâm
  • B. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên.
  • C. Lao động sản xuất và sáng tạo văn hóa
  • D. Giữ gìn ngôi vua.
Câu 13:
Thần Tản Viên là ai?
  • A. Lạc Long Quân
  • B. Lang Liêu
  • C. Thủy Tinh
  • D. Sơn Tinh
Câu 14:
Nhận định nào sau đây đúng về khái niệm của từ:
  • A. Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo tiếng
  • B. Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo câu
  • C.Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo văn bản.
  • D. B và C
Câu 15:
Trong các dòng sau đây, dòng nào là từ láy?
  • A. Mệt mỏi
  • B. Tốt tươi
  • C. Lung linh.
  • D. Ăn ở.
Câu 16:
Trong các từ sau, từ nào không phải là từ mượn:
  • A. Tổ quốc
  • B. Máy bay
  • C. Ti vi
  • D. Nhân đạo.
Câu 17:
Sách Ngữ văn 6 giải thích từ Sơn tinhThuỷ tinh như sau: Sơn tinh: Thần núi; Thuỷ tinh: Thần nước. Đó là cách giải nghĩa từ theo cách nào:
  • A. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
  • B. Dùng từ trái nghĩa với từ cần được giải thích
  • C .Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
  • D. Cả 3 ý trên đều sai.
Câu 18:
Dòng nào sau đây không phải danh từ:
  • A. Học sinh
  • B. Núi non
  • C. Đỏ chót
  • D. Cây cối
Câu 19:
Câu nào dưới đây mắc lỗi dùng từ:
  • A. "Lượm" là một bài thơ kiệt xuất của Tố Hữu.
  • B. Cây tre Việt Nam, cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.
  • C. Truyện Thạch Sanh là một truyện hay nên em rất thích truyện Thạch Sanh.
  • D. Truyện cổ tích là truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật.
Câu 20:
Chức vụ điển hình của danh từ là gì?
  • A. Chủ ngữ
  • B. Vị ngữ
  • C. Trạng ngữ
  • D. Bổ ngữ​

Mk lm đúng ko vậy!vui