Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nhé bạn :
Trong cuộc sống của đời người, đôi khi những con dốc nối tiếp nhau hay chính những khó khăn, thử thách chính là một phần không thể thiếu. Thật vậy, chính quá trình leo dốc hay vượt qua những thử thách, khó khăn ấy sẽ giúp con người trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Đối mặt với những con dốc, những khó khăn ấy sẽ thử thách ý chí của con người. Điều mà chúng ta cần làm không phải là hoảng sợ, bỏ cuộc ngay khi chưa bắt đầu. Thay vào đó, chúng ta cần chấp nhận thử thách và từng bước tìm cách để bước lên con dốc ấy. Khi đã bước được lên dốc rồi, những khó khăn phía trước sẽ liên tục xô ngã bạn để bạn bỏ cuộc. Nhưng lúc này, chỉ cần bạn không bỏ cuộc, kiên trì, kiên cường, vận dụng toàn bộ hành trang và kiến thức mình có để có thể từng bước chậm rãi bước được lên đến đỉnh dốc. Khi chúng ta đứng trên đỉnh dốc, tức là chúng ta vượt qua được những thử thách ấy thì thứ mà chúng ta cảm nhận được đó chính là cảm giác sung sướng, mãn nguyện đến tột cùng. Đó là thời khắc mà chúng ta sống có ý nghĩa hơn, bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình và vươn tới một bản thân tốt đẹp hơn. Đứng trên đỉnh dốc, ta có thể nhìn lại những chặng đường đã qua và có được những trải nghiệm quý báu cho mình. Những trải nghiệm thực sự quý báu vì nó chính là bài học xương máu mà chẳng thể tìm được ở sách vở nào. Tuy nhiên, giữa những chặng leo dốc như vậy, ta cần biết nghỉ ngơi để có thể nhìn lại chăng đường đã qua cũng như nạp năng lượng và cảm hứng để tiếp tục hành trình còn lại của mình. Vì nhanh có nghĩa là chậm và liên tục nên chỉ cần chúng ta không bỏ cuộc thì cuộc sống này vẫn còn đáng sống biết bao. Tóm lại, việc vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống chính là một phần không thể thiếu để con người chứng tỏ được bản thân mình, từ đó sống ý nghĩa và mạnh mẽ hơn từng ngày.
Tham khảo :
Khi bạn đạp xe lên một con dốc con, mồ hôi chảy ướt áo và bàn chân tưởng như mỏi nhừ thì bạn sẽ được tận hưởng sự tuyệt vời khi chiếc xe lăn nhanh xuống con dốc phía trước, những giọt mồ hôi bốc hơi, để lại cảm giác mát lạnh khiến bạn quên nhanh tất cả mệt mỏi...
Cuộc sống cũng giống như một con đường rất dài. Dù có đang chạy trên những đoạn bằng phẳng, người ta vẫn không bao giờ quên sẽ có lúc phải đối diện với việc lên dốc và cả xuống dốc. Một người bạn đã nói với tôi điều giản dị ấy khi cùng một lúc, cô bạn phải đối diện thất bại, cả trong tình yêu lẫn trong công việc ở công ty. Điều làm tôi nể phục cô bạn ấy là sự can đảm. Cô ấy không khóc, không oán trách, cũng không lặng lẽ suy sụp. Bởi lẽ bạn tôi biết tự thu xếp, đặt những nỗi buồn sang một bên, dành sức lực để tiếp tục "vượt dốc".
Rất nhiều khi trong nhịp sống gấp gáp này, nỗi mệt mỏi, sự chán chường, cảm giác thất vọng đã vắt kiệt sức lực; lấy đi niềm lạc quan. Bạn muốn buông xuôi tất cả. Nhưng nếu bạn dừng lại và quay nhìn trở về điểm xuất phát, bạn sẽ biết cái cảm giác tuyệt vời khi nhìn những gì ta đã vượt qua. Có thời điểm bạn nhận ra mình đang đứng trên đỉnh dốc. Hít thật sâu và nhìn kỹ về phía trước, bạn không cần phải hét lên sung sướng. Và khi ấy, điều bạn tự nhắc mình sẽ là tìm thêm những đỉnh cao mới, không cho phép mình thả dốc quá nhanh.
tham khảo:
Sự tỏa sáng của bản thân trong cuộc sống là khả năng tỏa ra ánh sáng của tinh thần, sự sáng tạo và khả năng đặc biệt mà mỗi người mang lại cho thế giới xung quanh. Đó là khi chúng ta tự tin và kiên nhẫn theo đuổi đam mê và mục tiêu của mình, phản ánh sự tự tin và sức mạnh bên trong.Sự tỏa sáng không chỉ là về thành công vượt trội và sự nổi bật, mà còn là về việc dẫn dắt bằng ví dụ và ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh. Nó là về việc làm thế nào chúng ta có thể đóng góp và tạo ra giá trị cho thế giới này thông qua những tài năng và đặc điểm riêng của mình.Mỗi người đều có một cách riêng để tỏa sáng, từ việc thể hiện sự động viên và lòng nhân ái, đến việc đổi mới và sáng tạo trong công việc và cuộc sống. Quan trọng nhất là chúng ta phải tin vào bản thân và khả năng của mình, và không ngần ngại theo đuổi ước mơ và mục tiêu của mình.Sự tỏa sáng của bản thân có thể lan tỏa như một làn sóng tích cực, lan rộng từ cá nhân đến cộng đồng, từ cộng đồng đến thế giới. Đó là sức mạnh của ảnh hưởng tích cực và tạo ra sự thay đổi đích thực trong cuộc sống.Sự tỏa sáng của bản thân không chỉ liên quan đến việc nổi bật và thành công, mà còn đến việc mang lại giá trị và ảnh hưởng tích cực cho thế giới xung quanh. Bằng cách tin tưởng vào khả năng của mình và theo đuổi đam mê, chúng ta có thể phát huy sự tỏa sáng và tạo ra những thay đổi ý nghĩa trong cuộc sống.
#tsubaki
Anh/ chị tham khảo:
Giới thiệu vấn đề Bàn luận vấn đề
_ Thực trạng: hiện nay việc truyền bá thông tin giả mạo diễn ra ngày càng phổ biến. Theo thống kê có đến 63% người đọc các bài trên facebook đều đang đọc thông tin giả mạo.
_ Nguyên nhân:
+ Người viết muốn kiếm tiền quảng cáo, vì lợi ích cá nhân.
+ Người đọc muốn đọc những tin ngắn, giật gân.
_ Tác hại:
+ Khiến cho người đọc hoang mang.
+ Gây nên bất ổn xã hội
+ Tin tức giả mạo còn tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội khi kẻ xấu cố tình đưa tin sai sự thật liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị của đất nước.
_ Giải pháp:
+ Kiểm soát chặt chẽ các thông tin được đưa lên mạng xã hội, có hình thức phạt nghiêm minh với những kẻ lan truyền thông tin giả.
+ Bản thân mỗi người cần tạo ra “sức đề kháng” trước rừng thông tin hiện nay. Chủ động tìm đến những nguồn thông tin đáng tin cậy; đọc và lọc thông tin, kiểm chứng thông tin trước khi lan truyền đến người khác.
Cà rốt khi chưa chế biến thì cứng và trông rắn chắc, nhưng sau khi luộc sôi, chúng trở nên rất mềm. Còn trứng lúc chưa luộc rất dễ vỡ, chỉ có một lớp vỏ mỏng bên ngoài bảo vệ chất lỏng bên trong. Sau khi qua nước sôi, chất lỏng bên trong trở nên đặc và chắc hơn. Hạt cà phê thì thật kỳ lạ. Sau khi sôi, nước của chúng trở nên rất đậm đà. Cuộc đời này cũng vậy. Khi sự việc tưởng như tồi tệ nhất thì chính lúc ấy lại giúp ta mạnh mẽ hơn cả. Bạn sẽ đối mặt với những thử thách của cuộc đời như thế nào? Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Niuton là nhà toán học, vật lí học, cơ học, thiên văn học vĩ đại người Anh. Sinh ra thiếu tháng, là một đứa trẻ yếu ớt, thường phải tránh nhưng trò chơi hiếu động của bạn bè. Do đó ông đã tự tạo ra những trò chơi cho mình và trở thành người rất tài năng.
Andecxen Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Odense, cuộc sống nghèo khổ, không lúc nào có đủ bánh mì để ăn. Đi học lại luôn bị bạn bè chê cười vì ngoại hình xấu. Vượt qua tất cảvới ước mơ trở thành nghệ sĩ, Andecxen đã lang thang lên thành phố Copenhaghen đóng những vai kịch tầm thường, làm quét dọn. Cuối cùng, nghị lực và tình yêu nghệ thuận đã giúp ông thành công. Những câu truyện cổ tích của ông mãi tồn tại trong tâm trí độc giả, mang lại cho trẻ thơ niềm hạnh phúc, thắp lên những ước mơ đẹp.
Nick Vujicic, diễn giả nổi tiếng sinh ra thiếu hai tay, hai chân, nhưng anh đã vượt qua trở ngại bệnh tật, tốt nghiệp đại học tài chính năm 21 tuổi, trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng và truyền cảm hứng tới 3 triệu người trên thế giới. anh nổi tiếng với phương châm “cuộc sống không giới hạn”.
Lê Thanh Thúy, cô gái lạc quan, yêu đời với nụ cười hoa hướng dương, đối mặt với căn bệnh ung thư và cái chết, vẫn mạnh mẽ, sống có ích. cô đã lập nên quỹ “ước mơ của thúy” để giúp đỡ các bệnh nhân ung thư khác. Tuy Thúy đã mất đi nhưng ước nguyện cao đẹp của chị vẫn còn mãi với cuộc đời, hàng “ngày hội hoa hướng dương”, viết tiếp ước mơ của thúy, vẫn được tổ chức, thu hút sự tham gia đông đảo của mọi người, đặc biệt là giới trẻ.
Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng: với cơ thể chỉ khoảng 20 kg, nhưng có sự thông minh và nghị lực sống phi thường, năm 2003, công hùng đã đứng ra mở một trung tâm tin học dành cho người có hoàn cảnh như mình. trung tâm của công hùng đã giúp nhiều người khuyết tật tại nghệ an xóa bỏ mặc cảm, mở ra cơ hội việc làm và tương lai tươi sáng hơn cho họ. năm 2006, anh được trung ương đoàn bầu chọn là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc, được gọi “hiệp sĩ công nghệ thông tin.
2. Ý nghĩa của việc vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sốngThử thách là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và nó luôn xuất hiện dù bạn có muốn hay không. Nếu cuộc sống không có thử thách vậy cuộc sống đó có buồn tẻ hay không. Bạn có thể tạo ra thử thách cho chính bản thân mình để khám phá những năng lực và giá trị của bản thân hoặc thử thách cũng đến chính từ trong cuộc sống của các bạn. Tuy nhiên thay vì đầu hàng chúng ta sẽ lựa chọn tìm cách giải quyết để biến những thử thách thành cơ hội và vượt qua nó để phát triển bản thân mình hơn. Đối mặt với thử thách chính là rèn luyện bản thân để trưởng thành. Và sau mỗi thử thách ta lại có thêm được những trải nghiệm quý báu. Chính vì vậy chúng ta cần phải có ý chí, nghị lực để đối đầu và vượt qua những khó khăn thử thách. Khi đó bạn sẽ cảm nhận được những trái ngọt mà chúng mang lại.
3. Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của việc vượt qua những thử thách trong cuộc sốnga. Nêu vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của việc vượt qua những thử thách trong cuộc sống.
b. Giải thích
- Thử thách: Là những yếu tố gây khó khăn, cản trở đến việc thực hiện một công việc, một kế hoạch, một mục tiêu nào đó mà buộc con người ta phải vượt qua.
- Vượt qua những thử thách: Là quá trình con người dùng nghị lực, khả năng của chính mình để vượt qua những tình huống, những việc làm khó khăn, gian khổ nhằm đạt được thành công trong cuộc sống.
c. Bàn luận: Đưa ra lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục. Có thể tham khảo ý sau:
- Mỗi lần vượt qua thử thách là một lần chúng ta được trải nghiệm, giúp ta hình thành những bài học kinh nghiệm, bồi đắp vốn sống.
- Thử thách và vượt qua thử thách khơi dậy những năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người, giúp ta khám phá và khẳng định giá trị của bản thân.
- Vượt qua thử thách góp phần tôi rèn bản lĩnh, hình thành những phẩm chất tốt đẹp như niềm tin, nghị lực, sự kiên trì, dũng cảm… Từ đó, giúp con người trưởng thành hơn và có cơ hội thành công hơn, có thể đóng góp sức mình nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội.
- Thực tế cuộc sống, có rất nhiều người đã vượt qua những thử thách để đến với thành công, góp phần thúc đẩy sự bình ổn, sự phát triển của xã hội.
- hê phán những người gặp thử thách là nản lòng, chùn bước, không có ý chí vượt qua mọi gian nan, thách thức, dễ lùi bước, thỏa hiệp.
d. Bài học nhận thức và hành động
- Thử thách là điều không thể thiếu trong cuộc sống. Con người cần phải biết đương đầu và vượt qua thử thách thì mới có thể tồn tại, phát triển và hướng tới thành công.
- Cần tôi rèn ý chí, nghị lực; luôn luôn rèn luyện để có sức mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần; cần lạc quan và dũng cảm đối mặt với thử thách; biến khó khăn, thử thách thành cơ hội; cần dám nghĩ, dám làm và dám vượt qua những thử thách để thực hiện ước mơ và khát vọng.
4. Dàn ý nghị luận nghị lực vượt qua khó khăn, thử tháchMở đoạn:
Dẫn dắt, giới thiệu chủ đề nghị luận "ý nghĩa của khó khăn, thử thách trong cuộc sống của mỗi con người"
Vd: có thể dẫn từ một câu nói nổi tiếng liên quan đến vđnl, hiện tượng đạo lý mình khẳng định,....v...v..
Thân đoạn:
1. Giải thích:
- Ý nghĩa của khó khăn, thử thách:
+ Sau khi trải qua nó, ta sẽ biết giới hạn và giá trị của bản thân mình đang ở mức nào. Từ đó "biết mình" mà cố gắng phát triển hoàn thiện bản thân.
+ Xây dựng cho ta phẩm chất, tích cách tốt đẹp hơn.
+ Giúp ta nâng cao giá trị bản thân mình.
+ Giúp ta trưởng thành hơn, ngày một tốt đẹp hơn.
2. Phân tích, bàn luận:
- Trong cuộc sống mỗi con người thì chắc chắn ai cũng đã trải qua khó khăn, thử thách. Đó là điều tất nhiên mà ta phải gặp.
D.c: Không nói đâu xa, khi đi học thì thử thách và khó khăn ta gặp phải là những bài kiểm tra, kỳ thi.
+ Và khi kiểm tra như thế, bắt buộc ta phải có kết quả tốt và kéo theo là ta phải tự cố gắng học hành nhiều hơn, chăm hơn.
--> Đó cũng là bằng chứng cho việc: mỗi khó khăn, thử thách trong cuộc sống sẽ giúp con người ta trở nên tốt đẹp hơn.
- Cuộc sống của con người ta phải có khó khăn, thử thách thì khi ấy người ta mới thật sự là sống có ý nghĩa.
D.c: Một người sống quá đầy đủ, nhàn nhã và không có áp lực nào. Họ sẽ trở nên chán nản vì không có mục tiêu sống thực sự.
- Sau khi trải qua một gian nan, khổ cực thì chắc chắn ta sẽ gặt hái được thành công nhất định cho bản thân mình.
3. Mở rộng.
- Không nên lười biếng, không nên trốn tránh khi gặp phải khó khăn và thử thách. Bởi điều ấy chỉ khiến ta thêm hèn nhát, thêm không có giá trị.
- Thay vào đó, ta phải biết đương đầu với thử thách, không ngại gian khó. Điều đó sẽ giúp ta có thêm một tinh thần kiên định và một ý chí sắt thép.
4. Phản đề:
- Không phải lúc nào cũng là đối mặt với khó khăn mà cần thông minh khéo léo sử dụng tổng hợp trí óc và chân tay.
- Cần biết lượng sức mình chứ không phải khó khăn nào cũng lao đầu vào, kết quả chỉ có thua cuộc.
- Khi muốn đi đốn củi thì phải mài rìu thật kỹ.
5. Liên hệ bản thân mình:
- Bây giờ mình đã biết đương đầu với khó khăn thử thách chưa?
Kết đoạn:
Tổng kết lại vấn đề, khẳng định lại ý nghĩa của khó khăn và thử thách trong cuộc sống mỗi người.
- Đưa ra lời khuyên, lời nhắn nhủ ý nghĩa đến mọi người về vấn đề này.
5. Suy nghĩ về ý nghĩa của việc vượt qua những thử thách trong cuộc sốngCuộc sống của mỗi người mỗi ngày vui vẻ hay buồn bã là do chính bản thân chúng ta lựa chọn. Mỗi người sẽ có một hành trình, một cuộc sống riêng cho chính bản thân mình. Trên cuộc hành trình ấy, chúng ta sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng khi ta vượt qua nó bằng thái độ sống tích cực, ta sẽ có được thành công.
Vậy thế nào là thái độ sống tích cực? Thái độ sống tích cực chính là cảm giác vui vẻ, thoải mái, vô tư dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn hay gian nan thử thách hay gặp phải chuyện không vui trong cuộc sống. Thái độ sống tích cực rất quan trọng đối với cuộc sống con người, mỗi người nên rèn luyện cho bản thân một thái độ sống tích cực để sẵn sàng đối mặt với những thử thách của cuộc sống.
Trong cuộc sống, con người không tránh khỏi những lúc vấp ngã, chán nản, tinh thần lạc quan sẽ giúp người đó đứng lên và tiếp tục chiến đấu, chinh phục con đường mà mình đã lựa chọn. Bên cạnh đó, thái độ sống tích cực giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, đồng thời giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn. Người có thái độ sống tích cực luôn biết cách biến cuộc sống của mình trở nên muôn màu và truyền được năng lượng tích cực cho người khác.
Trong cuộc sống có rất nhiều con người sống với thái độ tích cực mà chắc hẳn mỗi chúng ta đều được biết đến. Đó là những người bệnh nhân bị ung thư nhưng có tinh thần lạc quan, thái độ sống tích cực đã vượt qua và khỏi bệnh mà không hoàn toàn dựa vào y học.
Tuy nhiên, trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã; lại có nhiều người vì quá lạc quan mà trở nên vô tâm;… những người này nên bị chỉ trích, phê phán.
Chúng ta hãy hiểu rằng, mỗi ngày khi mở mắt ra thấy bản thân mình còn sống, còn được cống hiến là một điều vô cùng may mắn. Chính vì vậy, chúng ta hãy sống với thái độ tích cực nhất có thể để làm nên nhiều hơn những điều tích cực khác.
6. Đoạn văn nghị luận về khó khăn, thử thách trong cuộc sốngKhi mọi người gặp thử thách khó khăn, học sẽ luôn luôn nản chí và không muốn vượt qua thủ thách đó. Những nếu chúng ta biết vượt qua thử thách là chúng ta biết cách đừng lên. Biết cách vùng dậy. Khi vượt qua thử thách, các bạn có thể khẳng định được chính bản thân của các bạn. Các bạn có thể nghĩ lại lúc mình rụt rè không dám vươn lên để rồi hôm nay bạn vượt qua thử thách. Trong cuộc sống của chúng ta, không phải là chờ đến cuộc thi mới có thử thách mà đường đời của chúng ta cũng chính là thử thách. Chúng ta mỗi khi gặp chuyện buồn hoặc một biến động nào đó trong cuộc đời cũng là 1 thử thách. Chúng ta phải biết cách vượt qua đó. Đó chính là thử thách mà chúng ta cần vượt qua. Thử thách cuộc sống chúng ta luôn cần can đảm để vượt qua nó. Và khi chúng ta vượt qua rồi. Chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống này không chút khó khăn!
7. Nghị luận xã hội về vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sốngCuộc sống của chúng ta là một chuỗi những ngày tháng khó khăn và đầy thách thức. Ngoài những trở ngại trong đời sống tình cảm , vật chất, ta còn phải vượt qua những cám dỗ của cuộc sống. Để vượt qua những điều ấy, chúng ta cần có một bản lĩnh thực sự vững vàng để giữ cho bản thân luôn hướng đến con đường sống đúng đắn. Bản lĩnh là gì? Có rất nhiều khía cảnh để thể hiện tính bản lĩnh. Bản lĩnh đối diện với khó khăn, bản lĩnh trong thi đấu, bản lĩnh trong công việc… Tựu chung lại, bản lĩnh là một thước đo nhân cách con người, xem họ có phải là những người biết giữ vững chính kiến, không đứng núi này trông núi nọ và biết hướng đến những điều hay lẽ phải. Sống bản lĩnh giúp chúng ta tăng thêm tự tin trong cuộc sống, tạo năng lượng để theo đuổi những suy nghĩ, dự định và đêm mê của mình. Có vô số tình huống, sự việc cần chúng ta thể hiện sự bản lĩnh của mình. Ví như trong công việc, khi sếp của mình làm sai hay đồng nghiệp của ta mắc lỗi, nhiều người muốn sự im lặng vì sự phật lòng người khác. Nếu bạn là người có bản thân, bạn sẽ sẵn sàng dám lên tiếng để chỉ ra những điều sai trái ấy. Hay khi ta đi học, bản lĩnh của người học sinh là không để bản thân mình gian lận thi cử, tham gia quay cóp, chép bài trong giờ thi. Đó cũng là khi bạn không sợ bạn bè xấu ghen ghét khi nói ra những sai sót của họ, để cho họ biết sai lầm mà sửa chữa. Bản lĩnh của con người còn được khẳng định qua những lúc căng thẳng, công việc hệ trọng nhưng bạn vẫn giữ bình tĩnh để đưa ra những quyết định sáng suốt. Nhiều tài năng tham gia các cuộc thi lớn, nhưng nếu họ thiếu mất bản lĩnh phòng thi, không dám mạo hiểm hay run sợ trước kì thi, thì kết quả thường không đạt được như mong muốn. Đồng thời, bản lĩnh còn là yếu tố tạo nên những đức tính, phẩm chất của con người. Tựa như nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, vì ông có bản lĩnh hơn người, khi bị giặc bắt cũng không hề run sợ, nhún nhường khiến người đời nể trọng. Trong bất cứ hoàn cảnh sống nào, dù xung quanh ta đều là những người xấu, những tệ nạn xã hội bủa vậy, nhưng ta cần giữ vững bản lĩnh kiên cường, cự tuyệt những điều xấu để giữ cho mình một cuộc sống lành mạnh, biết tiếp thu cái hay, cái mới và bài trừ cái xấu. Có rất nhiều tấm gương tuy cuộc sống gia đình khó khăn, gặp nhiều biến cố nhưng họ vẫn kiên cường chiến đấu, đứng lên. Như câu chuyện của chị Nguyễn Thị Luyện, là một trong những nòng cốt của đội bóng đá nữ Việt nam đã giúp đội tuyển giành được huy chương vàng SeaGame 29. Bố mất sớm, đang tham gia thi đấu thì nhận tin mẹ mất, thế nhưng chị vẫn vững vàng tinh thần, cống hiến hết mình vì sự nghiệp thể thao nước nhà. Thật là một tấm gương trẻ đáng ngưỡng mộ. Nhiều người không có được bản lĩnh chiến đấu, khi gặp khó khăn đã vội bỏ cuộc. Chỉ biết chạy theo miệng lưỡi người đời mà không có chính kiến của mình thì cuộc sống của họ thật khó có được thành công. Có những người, chỉ mới giao lưu kết bạn với vài người bạn không tốt, đã ngay lập tức thay đổi, biến chất. Hay có những bạn học sinh vừa mới bước chân ra thành phố lớn, đi học đại học, không hề chú tăm việc học hành lại lao theo đua đòi, ăn chơi theo những trào lưu mới. Bản lĩnh không phải là một tố chất sẵn có mà cần có một quá trình để phấn đấu rèn luyện.Những người có trí lớn, học rộng hiểu sâu thì thường có bản lĩnh hơn người. Chẳng vì thế mà những người anh hùng, những tỉ phú khi chia sẻ, họ đều mang dáng dấp của những người có tố chất thủ lĩnh mang bản lĩnh rất lớn. Là những người trẻ tuổi, để học tập tốt, rèn luyện tốt, chúng ta phải luôn cố gắng giữ vững chính kiến, quan điểm của mình. Thất bại là mẹ của thành công, có ý chí kiên cường ắt sẽ làm nên sự nghiệp lớn.
8. Đời người là cuộc hành trình vượt qua những thử tháchTrong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn và vấp ngã, chúng ta cần bước qua những khó khăn ấy và đi tiếp trên con đường của mình bởi lẽ đời người vốn dĩ là một cuộc hành trình vượt qua những thử thách. Trong cuộc đời, mỗi con người ai cũng sẽ phải trải qua những khó khăn gian khổ để trưởng thành và khôn lớn. Câu nói khuyên chúng ta hãy lạc quan, mạnh mẽ bước qua những thử thách đó để đến với thành công, đến với quả ngọt, sự cố gắng luôn được đền đáp xứng đáng. Người có tinh thần vượt khó khăn, thử thách là những người luôn cố gắng vươn lên trong công việc và cuộc sống, gặp khó khăn không chùn bước, vấp ngã biết đứng dậy và đi tiếp, không bỏ cuộc. Họ luôn kiên trì với mục tiêu và ước mơ mà bản thân mình đã đề ra. Khi chúng ta vượt qua thử thách, ta sẽ đến thành công, sẽ đạt được mục tiêu, đạt được những gì ta mong muốn. Bên cạnh đó, người vượt qua được những khó khăn thử thách sẽ rèn luyện được cho bản thân những đức tính tốt đẹp khác và được mọi người tôn trọng cũng như học tập theo. Tuy nhiên. Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người mới gặp khó khăn, thử thách đã vội nản chí, không biết cố gắng vươn lên trong cuộc sống của mình,… những người này sẽ khó có được thành công trong cuộc sống và sớm bị xã hội đào thải. Đứng trước những thử thách, mỗi con người được lựa chọn cho mình một tinh thần để vượt qua, hãy luôn giữ lấy sự lạc quan, niềm hi vọng và bản lĩnh của mình để hướng về phía trước, đến những điều tốt đẹp. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.
9. Nghị luận về khó khăn, thử thách trong cuộc sống - Mẫu 1Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi những ngày tháng khó khăn và đầy thách thức. Ngoài những trở ngại trong đời sống tình cảm, vật chất, ta còn phải vượt qua những cám dỗ của cuộc sống. Để vượt qua những điều ấy, chúng ta cần có một bản lĩnh thực sự vững vàng. Bản lĩnh là một thước đo nhân cách con người, xem họ có phải là những người biết giữ vững chính kiến, không đứng núi này trông núi nọ và biết hướng đến những điều hay lẽ phải. Có rất nhiều khía cạnh để thể hiện tính bản lĩnh. Bản lĩnh đối diện với khó khăn, bản lĩnh trong thi đấu, bản lĩnh trong công việc… Sống bản lĩnh giúp chúng ta tăng thêm tự tin trong cuộc sống, tạo năng lượng để theo đuổi những suy nghĩ, dự định và đêm mê của mình. Bản lĩnh còn là yếu tố tạo nên những đức tính, phẩm chất của con người. Trong bất cứ hoàn cảnh sống nào, dù xung quanh ta đều là những người xấu, những tệ nạn xã hội bủa vây, nhưng ta cần giữ vững bản lĩnh kiên cường, cự tuyệt những điều xấu để giữ cho mình một cuộc sống lành mạnh, biết tiếp thu cái hay, cái mới và bài trừ cái xấu. Nhiều người không có được bản lĩnh chiến đấu, khi gặp khó khăn đã vội bỏ cuộc. Chỉ biết chạy theo miệng lưỡi người đời mà không có chính kiến của mình thì cuộc sống của họ thật khó có được thành công. Có những người, chỉ mới giao lưu kết bạn với vài người bạn không tốt, đã ngay lập tức thay đổi, biến chất. Hay có những bạn học sinh vừa mới bước chân ra thành phố lớn, đi học đại học, không hề chú tăm việc học hành lại lao theo đua đòi, ăn chơi theo những trào lưu mới. Những hành động, những con người đáng bị phê phán. Bản lĩnh không phải là một tố chất sẵn có mà cần có một quá trình để phấn đấu rèn luyện. Là những người trẻ tuổi, để học tập tốt, rèn luyện tốt, chúng ta phải luôn cố gắng giữ vững chính kiến, quan điểm của mình. Thất bại là mẹ của thành công, có bản lĩnh ắt sẽ làm nên sự nghiệp lớn.
10. Nghị luận về khó khăn, thử thách trong cuộc sống - Mẫu 2Cuộc sống của chúng ta đầy rẫy những khó khăn và thử thách. Nếu như chúng ta không có bản lĩnh, ý chí và nghị lực để vượt qua thì mãi mãi chúng ta sẽ không thoát khỏi cái hố sâu đó. Như vậy, bản lĩnh có vai trò quan trọng làm nên sự tồn tại của một con người. Bản lĩnh chính là việc dám nghĩ, dám sống, dám làm những gì mà mình cho là đúng, không ảnh hưởng đến người khác. Bản lĩnh còn chính là sự gan dạ, dũng cảm, kiên cường vượt qua tất cả để dành được điều mà mình mong đợi. Bản lĩnh là một đức tính cần được rèn luyện, gọt giũa của mỗi người để có thể tìm cho mình một con đường đi đúng đắn nhất. Khi chúng ta có bản lĩnh, sẽ không phải cúi đầu, không phải băn khoăn, không phải lo nghĩ sẽ phải làm gì, làm như thế nào. Bản lĩnh sẽ khiến con người quyết đoán hơn. Bản lĩnh sẽ làm nên một con người khác biệt, bạn sẽ tự thấy mình không giống ai. Bản lĩnh sẽ khiến cho bạn tự tin hơn, vươn đến những ước mơ mà bạn đã từng suy nghĩ đến. Là một người sống bản lĩnh thì chắc chắn rằng bạn sẽ không ngần ngại làm sai và sửa sai, bởi bạn biết rằng thành công nào cũng sẽ đánh đổi bởi những thất bại. Nếu như bạn để mất bản lĩnh của mình, mọi việc sẽ rất khó khăn để thực hiện. Bản lĩnh không phải là một bản chất có sẵn, nó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu. Những người có bản lĩnh thường là những kẻ sẽ thành công nhanh hơn và chắc chắn hơn. Bản lĩnh là một đức tính tốt đối với mỗi người. Chúng ta hãy cố gắng rèn luyện cho mình một bản lĩnh, kiên cường để có thể trở thành một công dân có ích.
11. Đoạn văn nghị luận về khó khăn, thử thách trong cuộc sống - Mẫu 3Cuộc sống của mỗi người mỗi ngày vui vẻ hay buồn bã là do chính bản thân chúng ta lựa chọn. Mỗi người sẽ có một hành trình, một cuộc sống riêng cho chính bản thân mình. Trên cuộc hành trình ấy, chúng ta sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng khi ta vượt qua nó bằng thái độ sống tích cực, ta sẽ có được thành công. Vậy thế nào là thái độ sống tích cực? Thái độ sống tích cực chính là cảm giác vui vẻ, thoải mái, vô tư dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn hay gian nan thử thách hay gặp phải chuyện không vui trong cuộc sống. Thái độ sống tích cực rất quan trọng đối với cuộc sống con người, mỗi người nên rèn luyện cho bản thân một thái độ sống tích cực để sẵn sàng đối mặt với những thử thách của cuộc sống. Trong cuộc sống, con người không tránh khỏi những lúc vấp ngã, chán nản, tinh thần lạc quan sẽ giúp người đó đứng lên và tiếp tục chiến đấu, chinh phục con đường mà mình đã lựa chọn. Bên cạnh đó, thái độ sống tích cực giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, đồng thời giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn. Người có thái độ sống tích cực luôn biết cách biến cuộc sống của mình trở nên muôn màu và truyền được năng lượng tích cực cho người khác. Trong cuộc sống có rất nhiều con người sống với thái độ tích cực mà chắc hẳn mỗi chúng ta đều được biết đến. Đó là những người bệnh nhân bị ung thư nhưng có tinh thần lạc quan, thái độ sống tích cực đã vượt qua và khỏi bệnh mà không hoàn toàn dựa vào y học. Tuy nhiên, trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã; lại có nhiều người vì quá lạc quan mà trở nên vô tâm;… những người này nên bị chỉ trích, phê phán. Chúng ta hãy hiểu rằng, mỗi ngày khi mở mắt ra thấy bản thân mình còn sống, còn được cống hiến là một điều vô cùng may mắn. Chính vì vậy, chúng ta hãy sống với thái độ tích cực nhất có thể để làm nên nhiều hơn những điều tích cực khác.
12. Đoạn văn nghị luận về khó khăn, thử thách trong cuộc sống - Mẫu 4Cuộc sống của mỗi người mỗi ngày vui vẻ hay buồn bã là do chính bản thân chúng ta lựa chọn. Mỗi người sẽ có một hành trình, một cuộc sống riêng cho chính bản thân mình. Trên cuộc hành trình ấy, chúng ta sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng khi ta vượt qua nó bằng thái độ sống tích cực, ta sẽ có được thành công. Vậy thế nào là thái độ sống tích cực? Thái độ sống tích cực chính là cảm giác vui vẻ, thoải mái, vô tư dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn hay gian nan thử thách hay gặp phải chuyện không vui trong cuộc sống. Thái độ sống tích cực rất quan trọng đối với cuộc sống con người, mỗi người nên rèn luyện cho bản thân một thái độ sống tích cực để sẵn sàng đối mặt với những thử thách của cuộc sống. Trong cuộc sống, con người không tránh khỏi những lúc vấp ngã, chán nản, tinh thần lạc quan sẽ giúp người đó đứng lên và tiếp tục chiến đấu, chinh phục con đường mà mình đã lựa chọn. Bên cạnh đó, thái độ sống tích cực giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, đồng thời giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn. Người có thái độ sống tích cực luôn biết cách biến cuộc sống của mình trở nên muôn màu và truyền được năng lượng tích cực cho người khác. Trong cuộc sống có rất nhiều con người sống với thái độ tích cực mà chắc hẳn mỗi chúng ta đều được biết đến. Đó là những người bệnh nhân bị ung thư nhưng có tinh thần lạc quan, thái độ sống tích cực đã vượt qua và khỏi bệnh mà không hoàn toàn dựa vào y học. Tuy nhiên, trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã; lại có nhiều người vì quá lạc quan mà trở nên vô tâm;… những người này nên bị chỉ trích, phê phán. Chúng ta hãy hiểu rằng, mỗi ngày khi mở mắt ra thấy bản thân mình còn sống, còn được cống hiến là một điều vô cùng may mắn. Chính vì vậy, chúng ta hãy sống với thái độ tích cực nhất có thể để làm nên nhiều hơn những điều tích cực khác.
Câu 1:Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng, tại Thăng Long. Tổ tiên ông vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (thuộc Hà Tây và nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).
Nguyễn Du thuộc về một gia đình khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan.
Đến thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận Công dưới triều Lê… Ngoài là một đại thần, ông Nghiễm còn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu sử học. Ông Nghiễm có cả thảy tám vợ và 21 người con trai. Người con trưởng là Nguyễn Khản (1734-1786) đỗ Tam giáp tiến sĩ, làm quan tới chức Tham Tụng, tước Toản Quận Công (con bà chính, rất mê hát xướng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân với chúa Trịnh Sâm), người con thứ hai là Nguyễn Điều đỗ Hương cống, từng làm trấn thủ Sơn Tây. Nếu kể theo thứ tự này, thì Nguyễn Du đứng hàng thứ bảy, nên còn được gọi là Chiêu Bảy.
Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần (1740-1778), con gái một người thuộc hạ làm chức câu kế, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, trẻ hơn chồng 32 tuổi. Bà sinh được năm con, bốn trai và một gái.
Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài không quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy ông Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi)).
Năm 1780, khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe (sử gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngã.
Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ tên) ở Thái Nguyên, không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế, khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấm một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.
Năm 1786, Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà.
Năm 1789, Nguyễn Huệ, một trong ba thủ lĩnh của nhà Tây Sơn đã kéo quân ra Bắc đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh sang tiến chiếm Đại Việt. Nguyễn Du cũng chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793) nhưng không kịp, đành trở về quê vợ, quê ở Quỳnh Côi ở Thái Bình, sống nhờ nhà người anh vợ là danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn (1750-?).
Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định, chúa Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận chỉ huy, bắt giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông sống chật vật một thời gian dài cho đến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn.
Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).
Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau: Năm 1803: đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.
Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ.
Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.
Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình.
Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.
Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.
Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 18 tháng 9 năm 1820
Lúc đầu (1820), Nguyễn Du được táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Bốn năm sau mới cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh).
Tác phẩm bằng chữ Hán:
Tính đến tháng 5 năm 2008, giới chuyên môn đã sưu tập được 249 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, được chia ra như sau:
- Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
- Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.
- Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.
Tác phẩm bằng chữ Nôm
- Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đan đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc.Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812). Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm.
- Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.
- Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.
Còn lại thì mình chịu=)
|
|
1. Tình cảm yêu mến, kính trọng, cảm phục